K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2019
Tham khảo: Dàn ý bài thuyết minh về cây phượng

1. MỞ BÀI

Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta

2. THÂN BÀI

Nguồn gốc: Phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Đặc điểm

  • Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu
  • Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng
  • Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ
  • Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất
  • Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm
  • Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt

Công dụng, ý nghĩa

  • Phượng trồng để lấy bóng mát
  • Làm đẹp cho phố phường, trường học
  • Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ
  • Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò
  • Đi vào thơ ca, nhạc họa

Sinh trưởng

  • Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh
  • Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du
  • Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất
  • Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi

3. KẾT BÀI

Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày

12 tháng 9 2019

I. Mở bài: giới thiệu về cây phượng

II. Thân bài: thuyết minh về cây phượng

1. Khái quát về cây phượng:

  • Là kỉ niệm học trò
  • Là kí ức tuổi thơ
  • Tượng trưng cho lứa tuổi học trò
  • Là một loài cây thân gỗ

2. Chi tiết về cây phượng

- Cấu tạo của cây phượng:

  • Thân cây phượng: to vừa, cao khoảng 5-7m, vỏ cây sần sùi
  • Ngọn phượng có nhiều nhánh phượng
  • Lá phượng mọc xen kẽ, đối xứng qua một cành
  • Hoa phượng màu đỏ

- Đặc điểm của cây phượng:

  • Cây có tuổi đời khoảng 30 năm
  • Thường ra hoa vào mùa hè
  • Thường mọc ở vùng trung du hay ven biển

- Ý nghĩa của cây phượng:

  • Biểu tượng cho thời học sinh
  • Che mát, tạo không gian mát mẻ
  • Làm đẹp tường học, phố phường
  • Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
  • Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
  • Báo hiệu mùa hè tới

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng

4 tháng 9 2019

Từ xa xưa, thiên nhiên đã gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam trong cuộc sống cũng như trong lao động. Thiên nhiên đã ban phát cho chúng ta những loại cây mang lại lợi ích to lớn, trong đó có cây cao su- loại cây mang lại lợi nhuận cao.

Cây cao su là một trong những loại cây quen thuộc, chúng xuất hiện và mọc thành rừng ở khu vực rừng mưa Amazon. Chính vì vậy, nó có những đặc điểm riêng biệt để thích nghi với môi trường.

Cây cao su là cây thân gỗ thuộc họ Đại kích, cao thẳng, chiều cao của nó trung bình từ 15 mét đến 30 mét, đường kính thân cây khoảng 50 cm. Cây có rễ cọc cắm sâu vào lòng đất và có nhiều dễ nhánh để hút chất dinh dưỡng. Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm lá rụng một lần. Có hoa nhưng không mọc thành chùm mà là hoa đơn và thụ phấn chéo. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh, một quả chứa rất nhiều dầu có thể dùng để pha sơn trong kỹ nghệ. Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều, nhưng khi úng nước và có gió , cây dễ dàng chết hoặc bị gãy đổ. Ngoài ra cây cao su là một loaị cây khá độc có thể là ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh và sức khỏe của những người trồng cao su cũng bị ảnh hưởng.

Cây cao su được trồng ở những cánh rừng ít gió. Thường cây cao su được 4 đến 5 năm tuổi , người ta bắt đầu thu hoạch mủ cao su. Thời gian thu hoạch chỉ trong 9 tháng, trong 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây đang rụng lá, nếu thu hoạch sẽ làm cây chết. Người ta thu hoạch mủ hay còn gọi là những cao su bằng cách rạch các đường trên thân cây cao su. Các vết rạch vuông góc với mạch nhựa, rạch từ trái sang phải, độ sâu phù hợp để nhựa chảy vào xô sao cho không cạo phải tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái tạo và gây tổn hải cho sự phát triển của cây. Thời gian để thu nhựa mủ vào trước 7 giờ sáng là thích hợp nhất. Thèo người công nhân trên những đồi cao su thì những cây càng già càng cho ra nhiều nhựa và chất lượng nhựa cũng rất tốt.

Cây cao su là một trong loại cây công nghiệp lâu năm rất quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam, nhất là các khu vực như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung tâm phía Bắc, duyên hải miền Trung… Người ta trồng cao su nhằm mục đích lấy nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên, lốp cao su,..Bên cạnh đó , gỗ cao su cũng được sử dụng trong mỹ nghệ vì gỗ của nó có màu sắc đẹp, độ co ít, nó được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường vì người ta chỉ thu thập gỗ cao su sau khi hết thời kì lấy nhựa mủ. Lượng dầu trong quả cao su có thể làm nguyên liệu để chiết xuất ra sơn trong mỹ nghệ. Cây cao su được công nhận là cây công nghiệp thu lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cải thiện nâng cao đời sống con người, phát triển kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng….

Như vậy, cây cao su là một trong những cây quan trọng trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần chung tay bảo vệ những rừng cao su xanh tươi.

4 tháng 9 2019

Trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều các đồ dùng được tạo ra từ cây cao su như lốp xe chúng ta đi hàng ngày, quả bóng mà bọn trẻ hay chơi đùa. Cây cao su có ích như vậy, liệu chúng ta đã hiểu rõ về nó hay chưa?

Cây cao su thuộc họ Đại kích, được chia làm hai loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Nó được bắt nguồn từ lưu vực sông Amazon. Trải qua nhiều thập kỉ nó được du nhập về Việt Nam ta. Cây gắn bó với người dân không chỉ trong thời chiến được trồng ở Đồng Nai, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ mà trong thời bình nhờ sự nỗ lực bảo vệ loài cây này. Cây cao su gần như có mặt trên khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, tập chung mạnh ở Tây Nguyên, Lai Châu, Bình Phước, khu vực Đông Nam Bộ.

Do xuất thân ở lưu vực sông cho nên cây phát triển ở những vùng có khí hậu tốt, nhiệt đới ẩm, nhiệt độ từ 25–30 độ C. Hơn nữa cây cao su còn tiết kiệm một phần sức lao động cho người dân bởi cây hấp thụ lượng nước tự nhiên do mưa hàng năm trung bình từ 1500–2000mm chứ không nhờ đén sự tưới tiêu của người dân.

Cây phát triển mạnh thành từng rừng cao su, vựa cao su. Mỗi cây cao chừng 20–30 m. Thân cây rộng với đường kính khoảng 20-25cm. Lớp vỏ cúa thân cây không sần sùi nhiều như vỏ cây bàng, mà nó nhẵn, mang màu nâu sẫm. Để cho cây phát triển, vươn cao đón lấy chất dinh dưỡng thì rê cây cắm sâu vào lòng đất, khoảng chừng 1m đến 2m. Lá cây cao su là lá kép, mọc thành từng tầng. Còn về quả cao su, quả này thuộc loại quả nang có hình tròn hơi dẹp.

Trồng cây cao su, ưu tiên hàng đầu của các chủ vựa cao su đó là để lấy mủ. Dựa vào các đặc tính của cây thì nó chỉ cho nhựa trong 9 tháng đầu, còn 3 tháng còn lại không cho. Vậy nên người dân tận dụng hết khả năng đế sao cho thu hoạch được nhiều mủ đem lại cuộc sống kinh tế ấm no. Thường khi lấy mủ cao su, người dân thường đi vào lúc rạng sáng bởi lúc này độ ẩm thích hợp cho cây ra nhựa. Quy trình lấy mủ tưởng đơn giản nhưng không nó đòi hỏi bàn tay khéo léo, sự cần mân chăm chỉ tháo vát. Ban đầu họ rạch một lớp ở thân cây với độ cao dựa vào độ tuổi của cây, thành vòng cung hình chữ S. Dùng dây buộc chén dưới chỗ nhựa chảy để hứng lấy mủ.

Một đặc tính nưã của cây mà những người lấy mủ hết sức ro đó là cây chỉ cho mủ trong độ tuổi 20 đến 25 năm. Sau khoảng thời gian ấy con người sẽ dùng cây với những mục đích khác nhau. Ngoài việc cây cho mủ để sáng chế thành lốp xe, bóng đá, dép đi, dây buộc...thì cây còn đem lại rất nhiều lợi ích khác. Mỗi bộ phận trên cây qua óc sáng tạo và bàn tay khéo léo thì lại cung cấp những giá trị khác nhau. Người ta dùng xương sống của la cây cao su phơi khô để uốn thành những bông hoa giả vô cùng đẹp mắt. Hạt cây thì ép để chế tạo thành xà bông. Nhân hạt qua xử lí sẽ chở thành nguồn thức ăn cho cá. Không những thế cây đến giai đoạn ngừng cho mủ thì sẽ cung cấp gỗ, tạo thành nhưng sản phẩm mỹ nghệ tuyệt đẹp.

Cây cao su không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà nhờ những vựa cao su mà biết bao công nhân có công ăn việc làm, kinh tế ổn định. Không nhưng thế nó còn củng cố cho nền an ninh quốc phòng. Nhờ có những cây cao su tạo việc làm không chỉ cho người dân trong nước mà còn cho những công dân nước láng giềng, góp phần gia tăng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam–Lào-Campuchia. Những sản phẩm từ cây cao su mang lại góp phần phục vụ cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa. Bên cạnh những lợi ích ấy, trồng cây cao su còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đồi trọc, tạo nên không khí trong lành tránh xa khói bụi

Với tất cả những đặc tính cũng như vai trò ứng dụng mà cây cao su mang lại. Mỗi chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của cây từ đó ngăn chặn việc chặt cây khai hoang, chung tay bảo vệ những vựa cao su, rừng cao su để cuộc sống ngày thêm ý nghĩa.

4 tháng 9 2019

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ... Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.

Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ.

Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như "nồi cơm điện" chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như "nồi cơm điện" úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái... gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.

Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.

Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.

Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đập và chịu lực va đập lớn do tai nạn.

2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.

3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.

4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.

5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên.

Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai.

Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.

4 tháng 9 2019

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng thực trạng tai nạn giao thông vẫn là mối đe doạ lớn đến tính mạng con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống con người.

Một chiếc mũ bảo hiểm thông thường có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất. Một số mũ bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn được trang trí rất sinh động với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, chủ yếu để thu hút sự thích thú của "khách hàng nhí". Ngoài ra còn có những dòng mũ bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của mũ, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình. Lớp trong cùng cấu tạo từ một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng hoặc có lỗ làm thoáng khí tạo cảm giác êm ái cho người sử dụng. Bên dưới là dây quai mũ được gắn với lớp vỏ cứng, cố định bằng ốc vít có tác dụng giữ mũ chặt vào đầu, khi bị ngã hay chịu một lực tác động thì mũ vẫn nằm yên trên đầu để bảo vệ đầu. Dây mũ được làm bằng dây dù vừa rẻ vừa bền chắc. Để giúp cho việc đội mũ và tháo mũ được dễ dàng, nhà sản xuất có lắp thêm bộ phận dây cài. Bộ phận này gồm một phần gắn chặt với mũ được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai mũ phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng. Trên mỗi sợi dây mũ còn có gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo, phù hợp với vị trí cằm vừa để cố định mũ, vừa để bảo vệ cằm không bị tổn thương. Một số loại mũ bảo hiểm còn có từ 2 đến 3 lỗ thông gió để khi di chuyển sẽ tạo ra luồng gió làm thông thoáng khí trong mũ. Ở những nước có khí hậu nhiệt đới như nước Việt Nam ta thì các loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng ẩm mà phải đội mũ trong suốt chặng đường dài.

Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia mũ bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ, đẹp, hợp thời trang và tiện ích của chúng. Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tín cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn. Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông. Một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích lợi nhuận mà không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam. Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản mũ cẩn thận. Khi đội mũ cần chỉnh dây cài cho phù hợp với kích thước của đầu để mũ không quá chật cũng không quá lỏng. Tránh để mũ va đập nhiều làm giảm chất lượng của mũ và sử dụng nước khử mùi để giặt miếng lót bên trong. Không nên đội chung mũ với người lạ đặc biệt là người có bệnh về da đầu để đảm bảo an toàn. Những chiếc mũ có bộ phận dây cài bị hỏng, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…Hàng ngày, sau khi đội, nên để mũ ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu. Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn sử dụng được vẫn nên đổi nón mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản thân. Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị gây tai nạn, vì vậy cần phải đội mũ bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn. Vì vậy mọi người nên chọn cho mình một chiếc mũ phù hợp và bảo quản chúng thật tốt để bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

4 tháng 9 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

4 tháng 9 2016

cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất ' 

hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định

ai  biết làm không làm giúp mk với 

 

1 tháng 12 2023

 

Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.

Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.

Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.

Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.

Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.