K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

Chọn đáp án: A

22 tháng 2 2016

Đề bài:  Soạn bài nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh văn 10
I.    tìm hiểu chung
1.    tác giả

-    Vương Xương Linh (608 – 756), tự là Chiếu Bá.
–    Quê ở Thiểm Tây trung Quốc.
–    Ông nổi tiếng là một nhà thơ thiên về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ông không những sử dụng thành thạo thể thơ này trong những sáng tác của mình mà ông còn đạt được nhiều thành công đối với nó.
–    Ông để lại 180 bài thơ và một số tập văn.
–    Nội dung thơ ông phong phú: có những bài thơ nói về tình cảm bạn bè trong sáng, khi lại là khúc oán của người cung nữ, đề cập đến cuộc sống của những người lính biên cương.
–    Phong cách thơ: trong trẻo tinh tế.

2.    Tác phẩm

a.    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
b.    Bố cục: 2 phần.
–    Phần 1: hai câu thơ đầu: thể hiện được cô gái phòng khuê vẫn còn vô tư trong sáng.
–    Phần 2: cô gái nhận ra hối hận đã để chồng đi kiếm tước hầu.
c.    Nhan đề: nỗi oán là nỗi oán hận, day dứt trong lòng, người phòng khuê là chỉ những cô gái có chồng đi lính xa xôi.
->    Nhan đề có nghĩa là nỗi oán hận, hối hận của người con gái khi để chồng đi lính kiếm tước hầu.


II.    Phân tích
1.    Cô gái phòng khuê vẫn trong sáng vô tư không biết sầu.

–    Chồng đi lính kiếm tước hầu nhưng cô gái chẳng biết sầu là gì hoạt động hằng ngày của cô vẫn diễn ra bình thường như khi chồng còn ở nhà vậy.
–    Cô vẫn không biết sầu là gì mặc dù thiếu bóng người chồng.
–    Cô vẫn hàng ngày trang điểm má phấn hồng son dạo lên lầu.
->    Đây quả là một cô gái vô tư không lo nghĩ gì nhiều, cô vẫn còn rất trẻ và suy nghĩ còn chưa được trưởng thành. Cô hãy còn vui vẻ nhưng chỉ là vui vẻ một mình.

 

soan bai noi oan nguoi khue phong

soan bai noi oan nguoi khue phong

2.    Sự hối hận của cô gái

-    Đây quả là một bước chuyển biến tâm trạng rõ rệt của cô gái ấy.
–    Cô trang điểm bước lên lầu nhưng để ai ngắm cô kia chứ, bỗng chốc cô nhận ra việc cô để chông đi kiếm hầu tước là sai.
–    Cô nhìn thấy ngọn liễu xanh kia thì chợt nghĩ đến bản thân mình, khi này cô vẫn còn trẻ tươi xanh như thế kia, đẹp như thế kia.
–    Thế nhưng cô nhận ra để người chồng đi lính là đẩy chồng mình vào biết bao nhiêu khó khăn gian khổ thậm chí nó còn đánh đổi cả tính mạng để lấy được hầu tước.
–    Lỡ như có chuyện gì xảy ra thì nàng trẻ như liễu xanh mà không có ai để ngắm, không có ai khen ngợi vẻ đẹp của nàng, thậm chí nàng còn trở thành một người góa bụa.

->    Chính vì lí do ấy mà cô gái vô tư bỗng chốc trở thành một cô gái biết sầu, hối hận khi cho chồng đi lính.

III.    Tổng kết

-    Nội dung: bài thơ thể hiện được sự chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng đi lính kiếm hầu tước. Cô oán hận chiến tranh khiến chồng cô phải đi lính, cô càng oán hận khi bản thân mình quá vô tư không nghĩ xa mà lại để chồng đi lính.
–    Nghệ thuật: tả tình tinh tế, ngắn gọn, hàm súc.

15 tháng 11 2018

Điểm độc đáo của Khuê oán ở cấu tứ, Vương Xương linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ

   + Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”

   + Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh

   + Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương

1 tháng 12 2018

Màu dương liễu, màu của mùa xuân và tuổi trẻ, cũng là màu “li biệt”

- Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của khuê phụ thay đổi:

   + Từ sự vô tư nàng hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

   + Nàng oán thán, ghét chiến tranh phi nghĩa

→ Người khuê phụ hiểu giá trị của chia li, sự phi lí của chiến tranh

19 tháng 4 2017
Câu 1 2 3 4
Đáp án B B D 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.
28 tháng 11 2021

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu“

Qua hai câu thơ trên, lí tưởng của người anh hùng đang được thể hiện rõ qua hai cặp từ “nam nhi và công danh”. Nhắc đến chí là nhắc đến chí làm trai, lập công là để lại công danh, sự nghiệp để lại danh tiếng cho muôn đời, công danh được coi là món nợ phải trả của kẻ làm trai. Một danh tướng có nỗi trăn trở, canh cánh trong lòng là chưa trả xong nợ công danh mặc dù con người ấy đã lập lên bao nhiêu chiến công rồi. Đó chính là khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vui giúp nước, trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, chí làm trai có tác dụng cỗ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước.

Ở câu cuối của bài thơ, nói lên cái tâm của người anh hùng, điều đáng quý bên cạnh Trí là còn có cái tâm. “Thẹn với Vũ Hầu” – Vũ Hầu chính là Gia Cát Lượng, một tài năng, một nhân cách, một người có tâm, tác giả thẹn vì chưa có tài mưu lược như Gia Cát Lượng chăng? Mặc dù tác giả là người lập nhiều công cho đất nước nhưng vẫn thấy thẹn. Qua nỗi thẹn ấy, người đọc nhận ra thái độ khiêm nhường, một ý nguyện cháy bỏng được giết giặc, lập công đóng góp cho sự nghiệp chung.

Qua bài thơ, hiện lên hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên, với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng. Vẻ đẹp của người anh hùng lồng trong vẻ đẹp của thời đại làm nên hào khí của thời đại nhà Trần, hào khí Đông A. Bài thơ cũng là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão về khát vọng lí tưởng, về nhân cách của con người phải được giữ gìn.

3 tháng 3 2023

* Nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư:

- Quan niệm thời thế:

+ Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

 

- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ:

 1) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết

2) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt.

3) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được

4) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

5) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

6) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong.

- Âm mưu và tình thế của đối phương:

+ Âm mưu của giặc: chiếm đánh nước ta

+ Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

+ Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,...

- Các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng: (6 nguyên nhân đã nêu trên)

- Đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh:

+ Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư:

- Quan niệm thời thế:

+ Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ:

1) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết

2) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt.

3) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được

4) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

5) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

6) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong.

- Âm mưu và tình thế của đối phương:

+ Âm mưu của giặc: chiếm đánh nước ta

+ Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

+ Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,...

- Các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng: (6 nguyên nhân đã nêu trên)

- Đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh: 

+ Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

19 tháng 10 2017

a, ý đúng: D

b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

   + Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

   + Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

   + Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

   + Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.

- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

   + Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

   + Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

   + Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng

- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.