K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2016

a) Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc :

Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất  thế giới, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đều đặn và có vai trò to lớn đối với thế giới. Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Giải quyết hòa bình và các tranh chấp, xung đột, duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Đóng góp đáng kể vào quá trình đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

- Có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo các nước thành viên khi gặp khó khăn, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ : 

    + Không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, khủng hoảng ở Bancang, LiBi...

    + Để một số nước tìm cách phớt lờ vai trò của Liên hợp quốc hoặc gây áp lực thông qua nhiều quyết định sai trái (như đưa quân vào Triều Tiên năm 1950-1953, vào Việt nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX, vào Irac năm 2003, đưa ra cái gọi là "vấn đề nhân quyền" ở các nước XHCN.

    + Xảy ra tình trang tham nhũng trong nội bộ Liên hợp quốc.

b) Vai trò của Việt Nam

- Việt Nam là thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương và các nghị quyết của Liên hợp quốc.

- Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển của Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng quan trọng. Tháng 10/2007, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an, nhiệm kì 2008-2009.

- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực , nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam như : UNDP, UNICEF, WTO, WHO, UNESCO...

21 tháng 11 2017

xin link vs

13 tháng 10 2021

C1: Tiêu cực:

Ianta giúp các nước tư bản phương tây quay trở lại xâm lược các nước thuộc địa ( Đông Dương).

Giúp Mĩ thực hiện quá trình chia cắt ở các nước (Hàn Quốc, Việt Nam).

Tạo ra 1 trật tự đối lập có thể gây ra cuộc chiến tranh lần nữa có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

Tích cực:

Gián tiếp giúp cho cmt8 Việt Nam và các nước giành thắng lợi.

Giúp cho 1 số nước ĐNA tuyên bố hòa bình.

Tiêu diệt thành công phát xít Nhật giải phóng cho các nước phụ thuộc trong đó có việt nam

25 tháng 9 2021

Trở thành thành viên của hội đồng bảo an năm 2008-2009 và năm 2020-2021

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan

* Mục tiêu :

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

*Quá trình phát triển :

- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.

- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.

* Với Việt Nam

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa  nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.

1 tháng 10 2019

Đáp án D

Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của LHQ, Việt Nam với tư cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Giơnevơ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do LHQ đề ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an về báo cáo các biện pháp thực hiện các điều ước này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chúng ta ủng hộ các cố gắng của các nước cùng LHQ tìm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào HĐGGHB LHQ, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Chúng ta coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong và ngoài LHQ trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người, trong đó có việc báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của LHQ như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của ĐHĐ, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền LHQ.

Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS...

=> Việt Nam từ khi tham gia Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc

5 tháng 1 2017

Đáp án A

14 tháng 12 2022

Mặt trận Liên Việt là một liên minh chính trị tại Việt Nam từ năm 1951 đến 1955, được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt). 

Đáp án B

29 tháng 3 2018

Đáp án B

- Các đáp án: A, C, D đều là công lao của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930.

- Đáp án B: thời kì trước khi đảng ra đời chưa có những người cộng sản và quá trình truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi trước đó.

25 tháng 3 2019

Đáp án A

- Một trong những nguyên tắc quan trọng trong 5 nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là: Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. Nguyên tắc này đóng vai trò cốt yếu trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

- Trong công cuộc đấu tranh đòi các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam (độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ) trên bàn đàm phán tại Giơnevơ (1954) và Pari (1973) đây là điều khoản đầu tiên và quan trọng nhất mà các nước đã phải công nhận