K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2017

Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thành thị trung đại vì:

- Thành thị ra đời góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Thành thị góp phần tích cực vào xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, đấu tranh xây dụng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất thị trường, thống nhất quốc gia, dân tộc ở các nước Tây Âu.

- Thành thị mang đến không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

24 tháng 2 2016

a.     Nguyên nhân ra đời các thành thị:

            - Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi:

            - Nông nghiệp có ba biến đổi:

            + Công cụ sản xuất được cải tiến.

            + Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ.

            + Khai hoang được đẩy mạnh làm cho diện tích đất canh tác tăng nhanh.

            - Những yếu tố nói trên dẫn đến sự phát triển sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội, tạo ra các hệ quả:

            + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

            + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ.

            + Thủ công nghiệp: quas trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều người bỏ cả nông nghiệp làm nghề thủ công. Dần dần, những người thợ thủ công có nhu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và buôn bán ở bên ngoài lãnh địa, thường là gần các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, thành thị xuất hiện.

            b. “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”, vì:

            - Phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

            - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội đổi mới đối lập với chế độ phong kiến.

            - Thành thị xuất hiện và trở thnahf môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa: nhiều trường học được xây dựng, là cơ sở hình thành nhiều trường học nổi tiếng trong các thế kỉ XI – XIII: Oxford, Cambridge (Anh), Sorbone – Paris (Pháp), … Đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ.

            - Như vậy: thành thị xuất đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa Tây Âu có những biến đổi rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới. 

4 tháng 11 2016

c oi cho e hoi ?? thoi trung dai tay au??

su dung tien $ gi de mua ban .( neu co cho e hinh anh )

va luc do mua ban nhung mat hang gi ?

e cam on

 

NG
11 tháng 10 2023

Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. 
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. 
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại. 
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn. 
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

19 tháng 11 2019

* Nguyên nhân ra đời thành thị:

Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”

   - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:

      + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

      + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

   - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.

* Hoạt động kinh tế của thành thị:

   - thủ công:

      + Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.

      + Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

      + Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….

   - Thương mại:

      + Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.

      + Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.

* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:

   - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

   - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

   - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.

1 tháng 11 2019

a) Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

     + Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

     + Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

     + Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

     + Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.

26 tháng 4 2023

Quan điểm "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một quan điểm rất quan trọng để đạt được sự thống nhất và thành công trong cuộc chiến giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng việc xây dựng đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và trong quân đội. Ông đã khuyến khích mọi người cùng nhau làm việc, học tập và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ qua các bài diễn văn, tác phẩm văn học và tài liệu lịch sử của ông.

Một trong những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc Tết Mậu Thân năm 1968. Trong cuộc Tết này, quân và dân ta đã đoàn kết, đánh bại được kế hoạch tấn công của quân đội Mỹ và đồng minh. Đây là một trong những chiến thắng lớn của quân và dân ta, và đã chứng minh rõ ràng sức mạnh của đoàn kết.

Ngoài ra, trong suốt cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn khuyến khích các đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng và quân đội phải đoàn kết với nhau để đưa đất nước đến chiến thắng. Ví dụ như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã thành lập Liên hiệp quốc gia Việt Nam để đoàn kết các phe phái trong nước, đẩy lùi quân Pháp.

Tóm lại, quan điểm "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nguyên tắc cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một quan điểm rất quan trọng để đạt được sự thống nhất và thành công trong cuộc chiến giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

14 tháng 4 2019

a) Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

- Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

- Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.

- Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...

b) Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.