K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2016

 

chọn 1 trong các từ / cụm từ : cáu trúc , thuận tiện , sử dụng , vùng miền , quét dọn , nhu cầu , diện tích , sử thích , hợp lí , thỏa mái để điền vào chỗ chấm ( ..... ) cho thích hợp :

- việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình phụ thuộc vào : đặc điểm của từng vùng miền ; diện tích cấu trúc của ngôi nhà ; nhu cầusở thích của mỗi gia đình .

- đồ đạc trong gia đình cần được sắp xếp 1 cách hợp lí để tạo sự thoải mái , thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày  , giúp cho việc sử dụng , quét dọn được dễ dàng .

ai nhanh và đúng mình like cho !

10 tháng 9 2016

 

- việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình phụ thuộc vào : đặc điểm của từng vùng miền ; diện tích  và cấu trúc của ngôi nhà ; nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình .

sao bạn làm giống mình thế

4 tháng 9 2018

câu a)-Nhà ở thành phố : việc bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng thuận tiện , các khu vực được bố trí riêng lẻ.

-Nhà ở nông thôn : có 2 gian nhà , nhà chính các đồ đạc được bố trí ngăn nắp , hợp lí ,nhà phụ dùng để nấu ăn , ăn uống để đồ được làm vườn.

-Nhà ở vùng cao : khu vực vệ sinh hoạt chung thường được bố trí thuận tiện cho việc nấu ăn , tiếp khách thường là sàn tầng trên,ở dưới thường để đồ lao động.

câu b)Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố là:

-chăm chỉ

-ngăn nắp

-gọn gàng

-có thời gian

câu c)Việc sắp xếp các đồ cần thỏa mãn các yêu cầu : thông thường là gọn gàng . Nói rõ hơn là chúng để đúng vị trí , thao tác với đồ đạc dễ dàng , thuận tiện , nếu đồ vật gây nguy hiểm thì phải có tiêu chuẩn an toàn.

13 tháng 9 2016

Việc sắp xếp các đồ đồ cần thỏa mãn các yêu cầu : Thông thường là gọn gàng.Nói rõ hơn là chúng để đúng vị trí,thao tác với đồ đạc dễ dàng,thuận tiện,nếu đồ vật gây nguy hiểm thì phải có tiêu chuẩn an toàn.

6 tháng 9 2016

Nhà ở thành phố: việc bố trí trong nhà gọn gàng, thuận tiện, các khu vực như nhà bếp, phòng ngủ,... được bố trí riêng.

Nhà ở nông thôn: Có 2 gian nhà.Nhà chính được dọn dẹp ngăn nắp, hợp lí.Nhà phụ dùng để nấu ăn hay ăn uống,.... có nơi để đồ đạc thông dụng như liềm, búa,....

Nhà ở vùng cao: Khu nhà chung thường được bố trí thuận tiện cho việc nấu nướng, tiếp khách thường là sàn nhà trên, phần dưới nhà là để đồ lao động.

Chúc bạn học tốt nhé ! haha

18 tháng 11 2016

Nếu bạn đang phân vân không biết bên sắp xếp những vật dụng trong phòng khách như thế nào, thì bạn nên tham khảo những bước dưới đây để có thể chọn cho mình cách bố trí nội thất phòng khách



 

1. Cách bố trí đồ đạc

 

Bạn không nên bố trí quá nhiều đồ trong phòng khách của minh, vì nó chỉ làm rối thêm, bạn nên có ý tưởng sáng tạo trong cách bố trí, bạn có thể bố trí phòng khách theo phong cách của mình.
 

 

2. Xác định điểm trọng tâm

 

Ý tưởng đầu tiên trong việc sắp xếp phòng khách đó là chọn ra một điểm trọng tâm cho căn phòng. Trong mỗi phòng khách đều có một điểm trọng tâm và nó có thể là bất kể thứ gì có trong phòng. Nó có thể là một cánh cửa sổ, hoặc là một cái kệ tivi. Nó cũng có thể là bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ rằng nó phản ánh được phong cách cho căn phòng.
 

Khi đã chọn được điểm trọng tâm cho căn phòng thì bạn đã hoàn thành một nửa công việc. Tiếp theo là việc bố trí đồ đạc trong phòng, việc bố trí phải giúp tôn lên vẻ đẹp của điểm trọng tâm. Cũng không nhất thiết việc tất cả đồ vật đều hướng về điểm trọng tâm nhưng nó phải làm nỗi bật được điểm trọng tâm. Ví dụ những chiếc ghế hay những đồ lặt vặt cũng có thể được sắp đặt như một phần của điểm trọng tâm.


 

3. Ít mà nhiều

 

Bạn không nên bố trí nội thất cho phòng khách với quá nhiều đồ đạc vì nó sẽ làm cho căn phòng trở nên bừa bộn. Khi chọn đồ nội thất, phải luôn ăn cứ vào diện tích phòng của mình. Mặc dù những đồ đạc bạn chọn có đẹp như thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu bạn cứ cố đem tất cả chúng vào trong phòng thì nó cũng không mang lại hiệu quả thẩm mỹ như bạn mong muốn, có khi còn vô tình làm hỗn loạn căn phòng của bạn.

 

Điều này làm cho căn phòng kém thiết thực và khó di chuyển ra vào. Nếu muốn có được phòng khách lý tưởng, điều quan trọng là phải có nhiều hơn một lối vào hoặc ra. Bạn nên sắp xếp đồ đạc sao cho giống như một dòng chảy trong tự nhiên.

 

 

4. Cách phân chia khi không gian quá lớn
 

Mỗi căn phòng đều có hình dạng và kích thước khác nhau, khi diện tích phòng khách quá dài bạn phải đối mặt với việc phải bố trí đồ đạc như thế nào. Khi phòng khách của bạn quá lớn hoặc quá dài, bạn nên chia ra hai không gian là phòng khách và phòng ăn. Hoặc chia ra hai khu vực riêng biệt trong phòng khách. Một khu vực dành cho trò chuyện hay nghe nhạc, một khu vực khác dành để xem tivi, chơi cờ hay chơi game…

 

 

5. Làm rộng không gian nhỏ

 

Việc hạn chế đồ đạc trong phòng khách sẽ giúp phòng khách không bị bừa bộn, làm căn phòng trở nên lớn hơn. Để làm được điều này thì bạn nên sử dụng các đồ vật đa chức năng đối với những căn phòng có diện tích quá nhỏ.

 

Ví dụ khi phòng khách bạn quá nhỏ bạn có thể sử dụng những loại bàn có thể chồng xếp hoặc lồng ghép được vào nhau, sử dụng loại ghế đệm dài có ngăn chứa đồ kèm theo, hoặc sử dụng loại bàn có ngăn kéo. Những đồ dùng này có thể giúp phòng khách nhà bạn gọn gàng hơn và làm cho không gian được rộng hơn.

 

 

6. Cách sắp xếp bàn ghế

 

Bạn nên chừa khoảng không gian đủ cho việc di chuyển xung quanh. Không để đồ đạc chiếm chổ cửa sổ hoặc cửa ra vào.

 

Không nên đặt tất cả bàn ghế dựa vào tường. Bạn nên đặt các ghế đối diện trực tiếp với nhau sẽ tạo được sự thân mật. Nếu bạn muốn khuyến khích những cuộc trò chuyện, thì đừng đặt ghế và sofa quá xa nhau. Ngoài ra để tạo cho khách cảm giác được chào đón thì bạn nên để chiếc ghế dài nhất của bộ sofa hướng ra phía khách đi vào. Đặt bộ bàn ghế ở nơi dễ thấy và dễ di chuyển nhất.




Chúc bạn học tốt !!

15 tháng 11 2016

thế mà ko làm được thì vứt

 

1.     Em hãy nêu 6 món ăn thông thường hằng ngày ở gia đình em. Theo em, những món ăn đó có những loại chất dinh dưỡng nào? (3 điểm)2.     Em hãy sắp xếp thứ tự cho những đặc điểm của một bữa ăn hợp lí trong gia đình sau đây (số 1 là đặc điểm quan trọng nhất): (1,5 điểm)£ Bữa ăn phù hợp về khẩu vị, ngon miệng.£ Bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các...
Đọc tiếp

1.     Em hãy nêu 6 món ăn thông thường hằng ngày ở gia đình em. Theo em, những món ăn đó có những loại chất dinh dưỡng nào? (3 điểm)

2.     Em hãy sắp xếp thứ tự cho những đặc điểm của một bữa ăn hợp lí trong gia đình sau đây (số 1 là đặc điểm quan trọng nhất): (1,5 điểm)

£ Bữa ăn phù hợp về khẩu vị, ngon miệng.

£ Bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

£ Các món ăn được chế biến để tạo ra các bữa ăn ngon miệng, hấp dẫn và đủ chất.

£ Số bữa ăn và thời gian ăn trong ngày hợp lí, bầu không khí bữa ăn vui vẻ, thân mật.

£ Bữa ăn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

£ Chi phí cho bữa ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

3.     Có mấy dạng ngộ độc thực phẩm? Đó là những dạng nào? Em hãy nêu ví dụ về các dạng ngộ độc thực phẩm mà em đã từng chứng kiến, nghe kể hoặc xem trên phương tiện thông tin đại chúng. (3 điểm)

4.     Em hãy đánh dấu P vào “Nên” hay “Không nên” cho thích hợp. (2,5 điểm)

Nên hay không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Nên

Không nên

1.   Ăn các loại thực phẩm nhuộm màu xanh đỏ đẹp mắt.

 

 

2.   Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và dụng cụ nấu ăn.

 

 

3.   Ăn các loại quà vặt bán ở cổng trường, lề đường.

 

 

4.   Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

 

5.   Rửa kĩ và gọt vỏ trước khi ăn trái cây.

 

 

6.   Không che đậy thức ăn, để bụi bẩn, ruồi nhặng, gián, chuột…có thể tiếp xúc với thức ăn.

 

 

7.   Không rửa sạch tay trước khi cắt, thái thực phẩm.

 

 

8.   Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống với thức ăn chín.

 

 

9.   Rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bằng nước sông, ao, hồ.

 

 

10.   Người đang bị các bệnh truyền nhiễm tham gia nấu ăn, chế biến thực phẩm.

 

 

cần gấp ạ

 

5
28 tháng 2 2021

4.     Em hãy đánh dấu P vào “Nên” hay “Không nên” cho thích hợp. (2,5 điểm)

Nên hay không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Nên

Không nên

1.   Ăn các loại thực phẩm nhuộm màu xanh đỏ đẹp mắt.

 

   P

2.   Vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và dụng cụ nấu ăn.

  P

 

3.   Ăn các loại quà vặt bán ở cổng trường, lề đường.

 

    P

4.   Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  p

 

5.   Rửa kĩ và gọt vỏ trước khi ăn trái cây.

  P

 

6.   Không che đậy thức ăn, để bụi bẩn, ruồi nhặng, gián, chuột…có thể tiếp xúc với thức ăn.

 

    P

7.   Không rửa sạch tay trước khi cắt, thái thực phẩm.

 

    P

8.   Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống với thức ăn chín.

 

   P

9.   Rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bằng nước sông, ao, hồ.

 

    P

10.   Người đang bị các bệnh truyền nhiễm tham gia nấu ăn, chế biến thực phẩm.

 

    P

 

 

28 tháng 2 2021

bạn đăng kiểu vậy ai trả lời cho hết :(