K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu số 1:

Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ “Cày ..............âu cuốc bẫm”

Câu số 2:

Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ “xuống” để được câu đúng: ................. thác xuống ghềnh.

Câu số 3:

Trái nghĩa với từ “mập mạp” là từ “..............ầy gò”

Câu số 4:

Các từ: vui sướng, hội hè, luồn lách là từ ghép ...................ổng hợp

Câu số 5:

“tí tách” là từ tượng th......................

Câu số 6:

Các từ: tí tách, lẻ loi, dập dìu là từ loại ..........ính từ

Câu số 7:

Tiếng “xuân” trong  “mùa xuân” và “tuổi xuân” có quan hệ từ ...............iều nghĩa

Câu số 8:

“chênh vênh” là từ tượng .............ình

Câu số 9:

Tiếng “đông” trong “mùa đông” và “đông người” có quan hệ là từ đồng ..............

Câu số 10:

Đồng nghĩa với từ “vui mừng” là từ “vui ................ướng”

TRÂU VÀNG UYÊN BÁC

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

1. Mẹ còn là cả trời hoa, ........... còn là cả một tòa kim cương.

2. Kiến tha lâu cũng đầy .....................

3. Mặt búng ................. sữa.

4. Nước .............. đá mòn.

5. ................... hát con khen hay.

6. Ba chìm bảy ..................

7. Phú quý sinh ............. nghĩa.

8. Lọt sàng xuống ......................

9. Làm phúc phải ....................

10. Mất ..................... mới lo làm chuồng.

Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào? 

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Câu hỏi 2:

Trật tự các vế trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào? 

  • Kết quả - Nguyên nhân
  • Nguyên nhân - Kết quả
  • Điều kiện - Kết quả
  • Nhượng bộ

Câu hỏi 3:

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng: 

  • Thuốc đắng dã tật
  • Vui như thết
  • Giấy rách phải giữ lấy lề
  • Thẳng như ruột ngựa

Câu hỏi 4:

Trong các từ sau, từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người? 

  • Hồng hào
  • Đỏ ối
  • Xanh xao
  • Đỏ đắn

Câu hỏi 5:

Trong câu sau “Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.” trạng ngữ có vai trò gì? 

  • Chỉ nguyên nhân
  • Chỉ mục đích
  • Chỉ điều kiện
  • Chỉ kết quả

Câu hỏi 6:

Trong câu “Ồ, bạn Lan thông mình quá!” bộc lộ cảm xúc gì? 

  • Vui mừng
  • Ngạc nhiên
  • Đau xót
  • Thán phục

Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào chỉ sắc độ thấp?

  • Vàng vàng
  • Vòng vọt
  • Vàng khè
  • Vàng hoe

Câu hỏi 8:

Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì? 

  • Trong sương thu
  • Những chùm hoa khép miệng
  • Trong sương thu ẩm ướt
  • Những chùm hoa

Câu hỏi 9:

Trong các cặp từ saum cặp nào là từ láy trái nghĩa?

  • Mênh mông - Chật hẹp
  • Mạnh khỏe - Yếu ớt
  • Vui tươi - Buồn bã
  • Mập mạp - Gầy gò

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?

  • Máu mủ
  • Mềm mỏng
  • Thoang thoảng
  • Mơ mộng
16 tháng 3 2018

bạn tìm trên mạng nha

13 tháng 4 2018

Bài 1: Trâu vàng uyên bác.

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào ô trống còn thiếu.

Trẻ trồng ..... già trồng chuối.

Cha ......... mẹ dưỡng.

Cánh hồng ....... bổng.

Được ....... đòi tiên.

Được mùa ........ đau mùa lúa.

Cày ....... cuốc bẫm.

Con rồng cháu ............

Bĩ cực thái .........

Dục ......... bất đạt.

Tay làm hàm nhai ......... quai miệng trễ.

Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 17 năm học 2016

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì?

  • Công khai
  • Công hữu
  • Công cộng
  • Công dân

Câu hỏi 2:

Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên?

  • Sơn thủy hữu tình
  • Hương đồng gió nội
  • Non xanh nước biếc
  • Một nắng hai sương

Câu hỏi 3:

Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào?

  • Phía trên
  • Dải đê
  • Mây hồng
  • Ai

Câu hỏi 4:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Cần câu uốn cong lưỡi sóng 
Thuyền ai ... trăng đêm"

  • lấp lóa
  • lấp lánh
  • long lanh
  • long lánh

Câu hỏi 5:

Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Câu hỏi 6:

Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?

  • Động từ
  • Đại từ
  • Quan hệ từ
  • Tính từ

Câu hỏi 7:

Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 8:

Cho đoạn thơ: 
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
Lá rừng với gió ngân se sẽ 
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim." 
Đoạn thơ trên có những động từ nào?

  • Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
  • Vào, ta, chim
  • Vào, ngân, họa
  • Vào, lặng im, ngân, họa

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Mai các cháu học hành tiến bộ 
Đời đẹp tươi ... tung bay"

  • cờ đỏ
  • khăn đỏ
  • áo đỏ
  • mũ đỏ

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ: 
"Sáng chớm .....trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."?

  • thu
  • lạnh
  • đông
  • buồn
22 tháng 4 2019

12 tháng 3 2019

được , nhưng mk k bt

12 tháng 3 2019

Đc bạn ạ mình cũng thi

nhớ là giữa kì1 nha!

28 tháng 10 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

#Trang

29 tháng 10 2021

bạn nói gì vậy no hiểu 

28 tháng 3 2021

bạn tìm trên google á vào vn.doc rồi tìm vòng 17 

nếu cách này bn làm rồi thì thôi 

KB NHA / MIK LÀ NỮ LỚP 5

14 tháng 5 2019

Sorry bạn nha mk học lớp toán nên quên đề rồi

Nhưng cũng chúc bạn học tốt nhá!

Ủng hộ tk mk nha cảm ơn M.N nhiều ắm uôn 

14 tháng 5 2019

Lên mạng mà xem nhek

9 tháng 5 2018

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b. Dang rộng cánh bay lên cao.

c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a. Danh từ                 b. Động từ                 c. Tính từ

10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a. Hai từ đơn            b. Một từ ghép            c. Một từ láy

B. KIỂM TRA VIẾT.

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả lại cánh đồng lúa quê em.

9 tháng 5 2018

văn về phần miêu tả người ý a ngày trước thi nó chỉ vào phần đấy thôi

Lớp
 

Các thành ngữ tục ngữ 
được đưa vào

Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

Dạng bài

5

- Quê cha đất tổ
 
 
- Nơi chốn rau cắt rốn

- Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống.
 
- Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.
 

BT LT&C (Đặt câu với thành ngữ đã cho)

 
- Chịu thương chịu khó
 
 
- Dám nghĩ dám làm
 
 
- Muôn người như một
 
- Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của)

 
- Uống nước nhớ nguồn

 
- Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn.
 
- Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
 
- Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động
 
- Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.
 
 
- Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.
 

BT LT&C (Các thành ngữ, tục ngữ bên nói lên tính chất gì của người Việt Nam ta? )

 
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
 
- Lá rụng về cội.
 

 
- Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích.
 
 
- Dù đi đâu xa cũng cũng nhớ và tìm về quê cha đất tổ.
 

BT LT&C (Cho các câu tục ngữ và các nghĩa, chọn nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ)

 
- Gạn đục khơi trong
 
 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
   
 
 
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 

 
- Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp.
 
- Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.
 
- Khuyên anh chị em phải biết yêu thương đùm bọc nhau.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Hẹp nhà rộng bụng
 
 
- Xấu người đẹp nết
 
 
- Trên kính dưới nhường

 
- Chỉ về tấm lòng con người, tuy không giàu có nhưng đối xử tốt với nhau.
 
- Tuy hình thức bên ngoài không đẹp nhưng tính nết tốt.
 
- Đối xử tốt với mọi người, đối với người trên thì kính trọng, đối với người dưới thì nhường nhịn.
 

BT LT&C (chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ).

- Ăn ít ngon nhiều
 
 
- Ba chìm bảy nổi
 
- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 
 
 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà;
 kính già, già để tuổi cho.
 

- Ăn cốt để thưởng thức món ăn: ăn ngon, có chất lượng.
 
- Cuộc đời gặp nhiều vất vả.
 
- Kinh nghiệm về thời tiết: Trời nắng có cảm giác nhanh đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
 
- Có lòng thương yêu kính trọng mọi người sẽ được mọi người quý mến và gặp tốt lành.

BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ).

 
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
 
 
- Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
 
- Thức khuya dậy sớm.
 

 
- Việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tinh thần, tình cảm lớn.
 
- Đề cao sự khéo léo
 
- Vất vả, cần cù, chăm chỉ làm ăn.

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm).

 
- Muôn người như một.
 
- Chậm như rùa
 
- Ngang như cua
 
 
- Cày sâu cuốc bẩm

 
- Mọi người đều đoàn kết một lòng.
 
- Quá lề mề, chậm chạp
 
- Rất ngang bướng, nói năng cư xử khác lẻ thường, khó thống nhất ý kiến.
 
- Chăm chỉ, cần cù lao động trên đồng ruộng
 

BT chính tả (Điền tiếng có ua hoặc uô vào chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Cầu được, ước thấy
 
- Năm nắng, mười mưa
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 
- Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao.
 
- Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
 
- Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
 
- Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
 

BT chính tả (Điền tiếng có ưa hoặc ươ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ.)

 
- Bốn biển một nhà
 
 
- Kề vai sát cánh
- Chung lưng đấu sức

 
- Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất về một khối.
 
- Đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng cgung sức gánh vác công việc quan trọng.
 

BT LT&C (Đặt câu với một trong những thành ngữ đã cho)

 
- Đông như kiến
 
- Gan như cóc tía
 
- Ngọt như mía lùi
 

 
- Rất đông người
 
- Gan góc, không biết sợ hãi
 
- Rất ngọt / Nói ngọt ngào, dễ nghe, dễ lọt tai.

BT chính tả (Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ)

 
- Lên thác xuống ghềnh
 
- Góp gió thành bão
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Khoai đất lạ, mạ đất quen.

 
- Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm.

- Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh.

- Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong.

- Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần)
 

BT LT&C (Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên).

 
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
 
 
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
                                                          
  
 
- Thắng không kiêu, bại không nản.
 
 
    - Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
   
   - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

 
- Khi thiếu đói hoạn nạn được giúp đỡ kịp thời dù ít dù ít ỏi cũng đáng quý gấp nhiều lần được cho khi đ khi đã no đủ, yên ổn.
 
- Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết, vì đoàn    kết g giúp ta có sức mạnh để bảo vệ cuộc sống, chia rẻ sẻ     rẻ làm ta cô độc, yêú ớt, khó bảo tồn được cuộc sống.

- Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại.

- Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa.
 
 
- Đề cao phẩm giá hơn hình thức bên ngoài
 

BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa để viết vào chỗ trống)

- Có mới nới cũ
 
 
- Xấu gỗ, tốt nước sơn.
 
 
- Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

- Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ.
 
- Bên ngoài hào nhoáng, bóng bẩy mà bên trong không ra gì.
 
- Một kinh nghiệm cầm quân đánh giặc: bên mình yếu thì phải dùng mưu kế.
 

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
 
 - Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
  
 
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  
  - Cá không ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
  
     - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

       - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ đâm xay dần sàng.
   
 - Lên non mới biết non cao

Lội sông mới biết sông nào cạn sâu.
  
 
 - Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
  
  - Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ.
 
 - Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
  
 - Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
 

- Khuyên mọi người phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.

- Không được chủ quan, xem thường người khác.
 
- Khuyên những người có cùng một mối quan hệ phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau.
 
- Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, nếu không sẽ hư hỏng.
 
- Khuyên người ta phải nhớ ơn những người đã mang lại hạnh phúc, sung sướng cho mình.
 
 

- Trải nghiệm cuộc sống nhiều sẽ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong cuộc sống.
 
 
 
 

 
- Khuyên người ta phải thực tế bắt tay vào công việc chứ không chỉ nói suông.
 
 
- Khuyên ta dạy con từ lúc còn nhỏ.
 
 
- Từ tay không mà mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.
 
 
- Đề cao vai trò của người cha đối với con cái:

 Con cái có cha thì được che chở, đùm bọc, không có cha sẽ côi cút, khổ sở.

BT LT&C (Điền vào ô chữ theo gợi ý)

   
- Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
   
    - Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mười nữ cũng bằng không)
 
- Trai tài gái đảm.
 
- Trai thanh gái lịch.

 
- Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ (quan niệm đúng).
 
- Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, có mười con gái cũng xem như chưa có con (quan niệm sai).
 
 
- Trai gái đều giỏi giang, đẹp đôi vừa lứa.
 
- Trai gái thanh nhã, lịch sự.
 

BT LT&C (Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào? Em tán thành với câu a hay câu b)

 
- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
 
- Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
 
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

 
- Lòng thương con vô bờ bến, đức hy sinh, nhường nhịn của người mẹ.
 
 - Phụ nữ giỏi giang, đảm đang, giữ gìn sự yên ấm cho gia đình.
 
- Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
 

BT LT&C (Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?).

 
- Tre già măng mọc
 
- Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
 
 
- Trẻ người non dạ
 
 
- Tre non dễ uốn

 
- Lớp trước già đi có lớp sau thay thế.
 
- Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
 
- Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
 
- Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ sẽ dễ hơn.
 

BT LT&C: Chọn thành ngữ, tục ngữ với nghĩa (đã cho) thích hợp.

9 tháng 6 2020

tên bn dài thế