K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2019
https://i.imgur.com/NYefd3x.jpg
19 tháng 7 2019

Mk mới chỉ nghĩ ra câu a thôi nếu bn cần gấp thì xem tạm câu a nhà mai mk nghĩ đc not thì mk đang còn các bn khác giúp nữa cơ nhà

28 tháng 10 2020

Mn giải giúp e vs ((

8 tháng 8 2019

D C B A 1 E M 1 P I F 1

Trên tia đối tia AB lấy P sao cho AP = BE

\(\Delta PAD=\Delta EBA\left(c.g.c\right)\)\(\Rightarrow\widehat{PDA}=\widehat{A_1}\)

Mà \(\widehat{D_1}=\widehat{E_1}\)( c/m )

Ta có : \(\widehat{PDE}+\widehat{DEF}=\widehat{PDA}+\widehat{D_1}+\widehat{FED}=\widehat{A_1}+\widehat{E_1}+\widehat{FED}=90^o\)

\(\Rightarrow EF\perp PD\)

Xét \(\Delta PBC\)và \(\Delta ECD\)có :

PB = EC ; \(\widehat{PBC}=\widehat{ECD}\); BC = CD 

\(\Rightarrow\Delta PBC=\Delta ECD\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{CPB}=\widehat{E_1}\)

Ta có : \(\widehat{CPB}+\widehat{PID}=\widehat{E_1}+\widehat{EIB}=90^o\)

\(\Rightarrow CP\perp ED\)

do đó : F là trực tâm \(\Delta EPD\)

\(\Rightarrow DF\perp EP\)                          ( 1 )

Xét \(\Delta EPC\)có : \(PB\perp EC;EI\perp CP\) nên I là trực tâm \(\Delta EPC\)

\(\Rightarrow CM\perp EP\)                        ( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) \(\Rightarrow DF//IM\Rightarrow\frac{MI}{FD}=\frac{EI}{ED}=\frac{EM}{EF}\)   ( 3 )

\(IB//CD\Rightarrow\frac{EB}{EC}=\frac{EI}{ED}\)                 ( 4 )

Từ ( 3 ) và ( 4 ) suy ra \(\frac{MI}{FD}=\frac{EB}{EC}\Rightarrow BM//FC\)

\(\Rightarrow BM\perp DE\)

p/s : mệt

23 tháng 5 2018

A B C O E F H D I P Q K R M

a) Chứng minh AE.AC=AH.AD:

Xét \(\Delta\)AEH và \(\Delta\)ADC: ^AEH=^ADC(=900);  ^DAC chung => \(\Delta\)AEH ~ \(\Delta\)ADC (g.g)

\(\Rightarrow\frac{AE}{AD}=\frac{AH}{AC}\Rightarrow AE.AC=AH.AD\)(đpcm).

b) Chứng minh P;H;Q thẳng hàng:

Ta nối 2 điểm P và Q với điểm H.

Xét đường tròn (I): Có AQ là tiếp tuyến; AEC là cát tuyến => ^AQE=^ACQ

Xét \(\Delta\)AEQ và \(\Delta\)AQC: ^QAC chung;  ^AQE=^ACQ => \(\Delta\)AEQ ~ \(\Delta\)AQC (g.g)

\(\Rightarrow\frac{AQ}{AC}=\frac{AE}{AQ}\Rightarrow AQ^2=AE.AC\)

Lại có: \(AE.AC=AH.AD\Rightarrow AQ^2=AH.AD\Rightarrow\frac{AQ}{AH}=\frac{AD}{AQ}\)

Xét \(\Delta\)AHQ và \(\Delta\)AQD: ^DAQ chung; \(\frac{AQ}{AH}=\frac{AD}{AQ}\)=> \(\Delta\)AHQ ~ \(\Delta\)AQD (c.g.c)

\(\Rightarrow\)^AQH=^ADQ (1)

Ta thấy: AP và AQ là 2 tiếp tuyến của (I) => Tứ giác APIQ nội tiếp đường tròn (Tâm là trung điểm AI)

Dễ có tứ giác ADIQ nội tiếp đường tròn tâm là trung điểm AI (Do ^ADI=^AQI=900)

Từ đó suy ra: 5 điểm A;P;D;I;Q cùng thuộc 1 đường tròn => Tứ giác APDQ nội tiếp dường tròn

=> ^ADQ=^APQ (Cùng chắn cung AQ) (2)

Từ (1) và (2) => ^AQH=^APQ.  Mà \(\Delta\)PAQ cân đỉnh A => ^APQ=^AQP => ^AQH=^AQP

Dễ thấy 2 tia QH và QP nằm cùng phía so với mặt phẳng bờ là AQ 

=> P;H;Q là 2 điểm thẳng hàng (đpcm).

c) Chứng minh HP vuông với AK và KH vuông với AI:

Ở phần c) Mình sửa điểm P thành điểm R vì phần b) đã có điểm P rồi.

+) Ta có: Tứ giác BFEC nội tiếp (I) => ^ECB=^BFK hay ^KCE=^KFB

=> \(\Delta\)KBF ~ \(\Delta\)KEC (g.g) => \(\frac{KB}{KE}=\frac{KF}{KC}\Rightarrow KB.KC=KE.KF\)(3)

Xét đường tròn (O) có 2 cát tuyến KRA và KBC, ta có ngay tỉ số: \(\frac{KR}{KC}=\frac{KB}{KA}\Rightarrow KB.KC=KR.KA\)(4)

Từ (3) và (4) => \(KE.KF=KR.KA\)\(\Rightarrow\frac{KR}{KE}=\frac{KF}{KA}\)

=> \(\Delta\)KRF ~ \(\Delta\)KEA (c.g.c) => ^KRF=^KEA. Mà ^KRF+^FRA=1800 

=> ^KEA+^FRA=1800 hay ^FRA+^FEA=1800 => Tứ giác ARFE nội tiếp đường tròn.

Mà tứ giác AFHE nội tiếp đường tròn => 5 điểm A;R;F;H;E cùng thuộc 1 đường tròn

=> Tứ giác ARFH nội tiếp đường tròn => ^ARH=^AFH.

Lại có: ^AFH=900 => ^ARH=900 => HR vuông góc AR hay HR vuông góc AK (ddpcm0.

+) Gọi giao điểm của tia RH và (O) là M => ^ARM=^ARH=900

Tứ giác ARBM nội tiếp đường trong nên ^ARM=^ABM (=900)  => AB vuông góc BM

Lại thấy CF vuông góc AB => CF//BM hay CH//BM

Tứ giác ABMC nội tiếp đường tròn => ^ABM+^ACM=1800 => ^ACM=900

Tương tự ta c/m được: CM//BH

Xét tứ giác BHCM: CH//BM; CM//BH (cmt) => Tứ giác BHCM là hình bình hành

Do I là trung điểm BC nên H.I.M thẳng hàng  => R;H;I thẳng hàng và IR vuông góc AK

Xét \(\Delta\)KAI: IR vuông AK; AD vuông KI; IR cắt AD tại H => H là trực tâm của \(\Delta\)KAI

=> KH vuông góc với AI (đpcm).

d) Chứng minh BC;EF;PQ đồng quy:

 Vì EF cắt BC tại điểm K nên ta sẽ chứng minh K;P;Q là 3 điểm thẳng hàng.

Dễ có: Tứ giác APDI nội tiếp đường tròn => ^DPI=^DAI.

Mà ^DAI=^IKH (Cùng phụ góc AIK) => ^DPI=^IKH hay ^DPI=^DKP

Xét \(\Delta\)KPD: ^DKP + ^KDP+^KPD = 1800 => ^DPI + ^KDP + ^KPD = 1800

=> ^KPI + ^KDP = 1800 (5)

Để ý rằng tứ giác PDIQ nội tiếp đường tròn => ^IQP=^KDP.

Mà \(\Delta\)PIQ cân đỉnh I => ^IQP=^IPQ => ^KDP=^IPQ (6)

Từ (5) và (6) => ^KPI + ^IPQ = 1800 => ^KPQ = 1800 => 3 điểm K;P;Q thẳng hàng.

Qua đó, ta suy ra được BC;EF;PQ đồng quy (đpcm).