K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

Cho đoạn văn sau :

Thấy tôi chăm chú nhìn cảnh hoa ổi, Trinh nói tiếp :

- Tớ đang có một "âm mưu" này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!

Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:

-Cái "âm mưu" Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không ?

1.Xác định ngôi kẻ cho đoạn văn trên

Ngôi thứ nhất

2.Xác định phương thức biểu đạt chính

Tự sự

(Ngoài ra còn có miêu tả, biểu cảm)

3.Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép

Diễn tả 1 nghĩa đặc biệt của từ

4.Qua đoạn văn em nghĩ sao về tình bạn (bằng một đoạn văn chỉ rõ cách trình bày đoạn văn theo phương pháp nào)

THAM KHẢO

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!

26 tháng 12 2018

1. Ngôi kể thứ nhất ( Ngừơi kể xưng tôi )

2. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự

3. Công dụng của dấu ngoặc kép nhằm nhấn mạnh hiệu quả biểu đạt của từ ngữ được sử dụng

Thấy tôi chăm chú nhìn cành hoa ổi, Trinh nói tiếp:Tớ đang có một “âm mưu” này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn giành cho tôi một bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:Cái “âm mưu” Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?         Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không...
Đọc tiếp

Thấy tôi chăm chú nhìn cành hoa ổi, Trinh nói tiếp:

Tớ đang có một “âm mưu” này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!

Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn giành cho tôi một bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:

Cái “âm mưu” Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?

         Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.

          Cảm ơn Trinh quá. Món quà ngày sinh nhật Trinh mang đến cho mình mới quý giá làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra mua là được mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh.

 

 

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, theo em, cái “ âm mưu” của Trinh là gì? Ý nghĩa của “ âm mưu” đó? (1.0 điểm).

Câu 1: Dựa vào đoạn trích trên hãy chỉ ra hai loại dấu câu đã được học ở chương trình ngữ văn 8 và nêu tác dụng của chúng. (1.0 điểm)

Câu 2: Cho câu ghép sau: “Tôi gặng hỏi mãi,Trinh cũng không chịu nói”. Hãy cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên và cho biết các vế của câu ghép được nối với nhau bằng phương tiện gì? (1.0 điểm)Câu 3:Từ nội dung đoạn trích trên,theo em, cái “ âm mưu” của Trinh là gì? Ý nghĩa của “ âm mưu” đó? (1.0 điểm).

 

0
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

1
15 tháng 9 2021

( 1 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 2 ) Câu trần thuật - hành động nêu ý kiến - cách gián tiếp
( 3 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 4 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 5 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 6 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
( 7 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách gián tiếp
( 8 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 9 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 10 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 11 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 12 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 13 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 14 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
 

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

 

0
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :  " Hôm sau lão Hạc chay sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:  - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !  - Ông bán rồi?   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ângj nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không còn xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. Tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

  " Hôm sau lão Hạc chay sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

  - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

  - Ông bán rồi? 

  - Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ângj nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không còn xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: 

  - Thế nó cho bắt hả?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc....

 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

 2 Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?Phương thức biểu đạt chính?

 3 Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc trong đoạn trích trên?

 4 Nếu em là lão Hạc khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn có bán cho không ? Vì sao?

1
31 tháng 12 2019

a. Đoạn văn trích trong văn bản Lão Hạc - Nam Cao.

b. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

c. Tâm trạng lão Hạc: đau đớn, ân hận

d. Trình bày ý kiến của mình và giải thích cho hợp lí.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)

c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)

“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

0