K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

Cho biết những tính từ in đậm giữ chức vụ gì trong các câu sau?

a)Bầu trời mùa thu xanh ngăn ngắt.

-> Phụ ngữ bổ nghĩa cho vị ngữ

b)Cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ.

-> Phụ ngữ bổ nghĩa cho vị ngữ

c)Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.

-> Phụ ngữ co chủ ngữ và bổ ngữ cho động từ ''đớp''

d)Khóm tre bên bờ xanh mượt mà rủ cành lá soi xuống dòng sông.

-> Bổ ngữ cho tính từ xanh

P/S : Good Luck
~Best Best~

27 tháng 2 2020

Thanks for your answer.

13 tháng 8 2021

a)Bầu trời mùa thu xanh ngăn nắp.

-> Phụ ngữ bổ nghĩa cho vị ngữ

b)Cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ.

-> Phụ ngữ bổ nghĩa cho vị ngữ

c)Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.

-> Phụ ngữ cho chủ ngữ và bổ ngữ cho động từ ''đớp''

d)Khóm tre bên bờ xanh mượt mà rủ cành lá soi xuống dòng sông.

-> Bổ ngữ cho tính từ "xanh"

13 tháng 8 2021

Đây nè bạn, chúc bạn học tốt :))
Tất cả các tính từ in đậm đều giữ chức vụ vị ngữ.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nướcđể tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
D. Truyện cổ tích

A. Cá Chuối mẹ B. Đàn Chuối con C. Bọn kiến lửa D. Tổ kiến
Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa
dò dẫm về phía có mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm C. Dò dẫm, phương hướng
B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?
A. Để tìm hướng khóm tre
B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy
C. Để dụ đàn kiến
D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?
A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi
B. Tự cắn vào da thịt mình
C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình
D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do

Câu 7: Nhân vật cá Chuối mẹ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung truyện. Trình bày dưới hình thức một đoạn văn ngắn 5-
7 câu

1
31 tháng 10 2021

CTV ơi , em bị lỗi ạ

Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây.Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu...
Đọc tiếp

Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây.

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng: các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa [...] Mùa xuân đã đến những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè bên những mái nhà toả khói những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá có những buổi, cả một quãng sông phía gần chân núi bỗng rợp đi vì hàng nghìn đôi cánh của những đàn sâm cầm tới tấp sà xuống, chẳng khác nào từng đám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

1
3 tháng 12 2017

Cách đặt dấu chấm câu cho đoạn văn:

   … bên bờ sông Lương.

   … còn trần trụi đen xám.

   … đã đến.

   … những mái nhà tỏa khói.

   … bụi mưa trắng xóa.

4 tháng 4 2023

Các tính từ là: nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, biếc xanh, trắng, lững thững.

Vậy có \(6\) tính từ

LŨY LÀNG​    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn,...
Đọc tiếp

LŨY LÀNG​

    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.

    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

       (4) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây quần cảnh thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cảnh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...

      (5) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

(Ngô Văn Phú)

Những đoạn văn nào miêu tả các vòng của lũy làng?

Đoạn (1).

Đoạn (2).

Đoạn (3).

Đoạn (4).

Đoạn (5).

1

 Những đoạn văn miêu tả vòng của Lũy Làng là:

Đoạn (2)

Đoạn ( 3)

Đoạn (4)

K cho mik nhé! Chúc bn hok tốt!

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.  Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.. Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm,...
Đọc tiếp

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

 Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.. Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo.

(Dựa theo Cây gạo ngoài bến sông Mai Phương)

a) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? xù xì, xanh mởn, non tươi, dập dờn

b) Phân tích thành phần ngữ pháp của câu văn sau:

Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

c) Tìm trong phần trích dẫn trên những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Nhờ những biện pháp đó em hình dung cây gạo như thế nào? Đồng thời, em cảm thấy tác giả có tình cảm như thế nào với cây gạo?

Giúp em :<

0
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét...
Đọc tiếp

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau

      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới . Tức thì khối lá xao động cây bàng buông xuống một loạt lá xạm đen , lá bay trong gió , có lá bay vèo . Một trận gió nữa thốc tới . Cây bàng lại trút lá say sưa . Cành của nó nhẹ bớt đi trọc lên cao hơn . Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ  : thì ra ở cành trụi nhất đã ló những chút mầm xanh rồi . Cây bàng ! Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới , cũ ? Coa phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để dành mùa xuân . 

Giúp mình với , mai mình phải nộp rồi !!!

1
19 tháng 4 2021

Giúp mink ik , mink h cho 

Tìm phó từ trong đoạn văn và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm...
Đọc tiếp

Tìm phó từ trong đoạn văn và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng: các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên bờ con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà,…chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

0