K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2017

Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính hình tròn  r 2000 ,   r 2010 :

+  r 2000 = 1 , 0   đ v b k

r 2010 = 2157828 441646 = 2 , 2   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

13 tháng 12 2017

Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến rõ nét.

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng (dẫn chứng).

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

11 tháng 2 2018

Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính đường tròn (r):

+  r 2000 = 1 , 0   đ v b k

r 2010 = 1980914 441646 = 2 , 1   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010

19 tháng 12 2017

a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Lào năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 7000 1000 = 2 , 65   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Lào năm 1990 và năm 2010 (%)

 b) Nhận xét

- Cơ cấu:

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Lào năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (61,2%), tiếp đến là khu vực dịch vụ (24,3%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (14,5%).

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Lào năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (35,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (32,7%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (31,8%).

- Chuyển dịch cơ cấu:

Giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Lào có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 61,2% (năm 1990) xuống còn 32,7% (năm 2010), giảm 28,5%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,5% (năm 1990) lên 31,8% (năm 2010), tăng 17,3%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 24,3% (năm 1990) lên 35,5% (năm 2010), tăng 11,2%. 

21 tháng 2 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 5495 3104 = 1 , 33   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010

 

b) Nhận xét

- Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%.

18 tháng 9 2019

Nhận xét

- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta ở cả hai năm 2000 và 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

3 tháng 6 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010

 + Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 ,   r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 1711 327 = 2 , 3   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (44,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm – thủy sản (29,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (26,5% ).

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ân Độ năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (54,4%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (27,6%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản (18,0%).

- Sự chuyển dịch cơ cấu:

Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 29,0% (năm 1990) xuống còn 18,0% (năm 2010), giảm 11,0%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,5% (năm 1990) lên 27,6% (năm 2010), tăng 1,1%.

+ Tỉ trong khu vực dịch vụ tăng từ 44,5% (năm 1990) lên 54,4% (năm 2010), tăng 9,9%.

* Giải thích

- Sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách Đổi mới của Ấn Độ.

- Do giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng tăng, còn giá trị nông – lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trường tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng giảm.

- Do Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ấn Độ đã trở thành nước công nghiệp mới. Do có dân số đông, mức sống được nâng cao nên như cầu tiêu dùng lớn, các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng và đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.

16 tháng 12 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm

 - Tính qui mô  ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :

r 1985 = 1 , 0   đvbk

r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7   đvbk

r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1985 - 2004:

- Về quy mô:

+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).

+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:

• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.

+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).

+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).

Về cơ cấu:

+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:

Ÿ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.

* Giải thích

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.