K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc

 b) Nhận xét

Từ năm 1978 đến năm 2005, cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực giảm từ 79% xuống còn 66,0%, giảm 13%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây hạt có dầu tăng từ 4% lên 9,3%, tăng 5,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây bông giảm từ 4% xuống còn 3,7%, giảm 0,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 2% lên 6,3%, tăng 4,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng các loại cây khác tăng từ 11% lên 14,7%, tăng 3,7%.

16 tháng 12 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm

 - Tính qui mô  ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :

r 1985 = 1 , 0   đvbk

r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7   đvbk

r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1985 - 2004:

- Về quy mô:

+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).

+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:

• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.

+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).

+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).

Về cơ cấu:

+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:

Ÿ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.

* Giải thích

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

15 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta

Nhận xét và giải thích

- Do nước ta có diện tích đồi núi lớn (chiếm ¾ diện tích), lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho quá trình feralit diễn ra mạnh trên vùng đồi núi thấp nên nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng cao nhất (65%).

- Đồi núi nước ta chủ yếu đồi núi thấp, núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ nên đất mùn núi cáo chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (11%).

- Đất phù sa chiếm tỉ trọng thứ 2 trong cơ cấu (24%) do nước ta có các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển rộng lớn.

15 tháng 5 2017

a) Tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

 c) Nhận xét

* Tình hình xuất nhập khẩu

Giai đoạn 1990 - 2004:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).

+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

* Cơ cấu xuất nhập khấu

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.

+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.

+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

24 tháng 10 2019

Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta

23 tháng 2 2019

- Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

- Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp theo là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%).

31 tháng 1 2017

a) Biểu đồ:

- Xử lí số liệu:

Mật độ dân số một số khu vực của châu Á

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện mật độ dân số một số khu vực của châu Á năm 2001

b) Nhận xét:

- Mật độ dân số không đều giữa các khu vực ở châu Á.

- Sự không đều của mật độ dân số một số khu vực châu Á thể hiện ở chỗ:

+ Nam Á có mật độ dân số cao nhất (302 người/km2), tiếp đến là Đông Á (128 người/km2), Đông Nam Á (115 người/km2), Tây Nam Á (41 người/km2).

+ Trung Á có mật độ dân số trung bình thấp nhất trong các khu vực trên (14 người/km2).

TK#

a)

 b)- Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đếnlà đất phù sa (24%), đất mùn núi cao chiếm diện tích thấp nhất (11%).
 
18 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

10 tháng 7 2021

 

Hỏi đáp Địa lý

 

Nhận xét:

+ Đất của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú.

+ Thể hiện tính nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

+ Đất feralit có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu đất ở Việt Nam.

+ Đất phù sao chiếm 1/5 diện tích đất trong cơ cấu.

Bài này của anh hồi lớp 8 nha em ! Ảnh ( internet )

10 tháng 7 2021

https://hoc24.vn/cau-hoi/de-thi-khoi-8-hoc-ki-ii-mon-diacau-1dac-diem-chung-cua-dia-hinh-viet-namcau-2khi-hau-viet-nam-co-nhung-tinh-chat-naonet.258468920676