K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

phép đối:gần - xa;anh-chị

Tác dụng:

Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).Tạo ra sự hài hoà về thanh.Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp → Tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc.
2 tháng 9 2017

c, Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam, tre đại diện cho con người

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

Phép điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh sự gắn bó của tre với người tự ngàn đời. Tre gắn bó với con người kể cả trong cuộc sống chiến đấu máu lửa lẫn cuộc sống vất vả cần lao. 

Phép nhân  hóa "tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu" được sử dụng để nhấn mạnh những danh hiệu, tre không chỉ có tính cách như người mà còn có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được vinh danh

Biện pháp so sánh "Hai tay buông xuống như bị gãy". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Diễn tả sự đau đớn bất lực đến tột cùng của người cha khi phải rời xa đứa con gái nhỏ.

- Ca ngợi tình phụ tử vĩ đại trong chiến tranh đồng thời lên án chiến tranh đã khiến những gia đình hạnh phúc bị chia cắt, người con lớn lên thiếu vắng tình cảm từ người cha.

a. Biện pháp nói quá "trong gang tấc lại gấp mười quan san"

Tác dụng: 

- Tạo nên một cách diễn đạt ấn tượng với người đọc hình dung về độ dài của khoảnh khắc trong giờ phút chi xa

- Tô đậm nỗi đau trong giờ phút li biệt giữa hai người sắp xa cách không biết bao giờ mới gặp lại được nhau. 

b. Điệp từ "còn" và liệt kê "trời, non, nước":

- Tạo nên cách diễn đạt đầy hóm hỉnh gây ấn tượng với người đọc. 

- Lời bày tỏ tình cảm đầy thú vị của chàng trai dành cho cô bán rượu. 

NG
4 tháng 10 2023

Tham khảo
a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.

b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.

8 tháng 1 2019

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

Ta làm con chim hót….Dù là khi tóc bạc

- Biện pháp điệp ngữ: “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích dâng hiến cho cuộc đời được bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị: chim, nhành hoa, nốt trầm.

   + Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà thơ mà còn là ước nguyện chung của rất nhiều người.

   + Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

   + Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

   + Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.

28 tháng 2 2022

Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “Lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.Mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp một phần nhỏ bé nhưng tinh túy để làm nên những mùa xuân lớn, đất nước mãi có mùa xuân, sắc xuân và sức xuân.

31 tháng 1 2018

a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

20 tháng 6 2017

- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:

   + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.

   + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.

- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới

   + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.

   + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.