K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2023

    Bánh mì là thực phẩm dùng rất ít ( hoặc không dùng ) chất bảo quản hóa học và không chứa gluten nên thường dễ bị nấm mốc. Nấm mốc sử dụng nguồn dinh dưỡng có trong bánh mì để nuôi sống chúng. Dần dần chúng phát triển và lan rộng ra, tạo thành tập đoàn gồm nhiều sợi mốc. 

29 tháng 1 2023

- Do trong bánh mì chứa nhiều chất dinh dưỡng khi để ngoài môi trường một thời gian các vi khuẩn mốc trong không khí sẽ bám vào bánh mì . Có đủ dinh dưỡng chúng kí sinh và phát triển và càng ngày càng lan rộng.

6 tháng 2 2023

Bánh mì bị mốc do nấm mốc sử dụng bánh mì là nguồn dinh dưỡng cho chúng phát triển. Vết mốc lan rộng vì theo thời gian chúng sẽ càng phát triển rộng đến các vùng khác, tạo thành tập đoàn gồm nhiều sợi mốc.

3 tháng 2 2023

-Vì kích thước của vi khuẩn và nấm men nhỏ hơn nhiều so với kích thước của nấm mốc và trùng giày | nhuộn tiêu bản sẽ giúp chúng ta quan sát chúng được rõ hơn.

3 tháng 2 2023

  Vì kích thước của vi khuẩn và nấm men nhỏ hơn cực kì nhiều so với kích thước của nấm mốc và trùng giày và khi nhuộm tiêu bản sẽ giúp chúng ta quan sát chúng được rõ hơn.

13 tháng 11 2023

-Các bước:

+ Chuẩn bị mẫu vật

+ Quan sát bằng kính hiển vi

Vi khuẩn và nấm men cần làm tiêu bản và nhuộm còn nấm mốc và trùng giày lại có thể quan sát trực tiếp vì kích thước của chubsg nhỏ hơn rất nhiều so với nấm mốc và trùng giày và với lại nhuộm tiểu bản sẽ giúp chúng được quan sát rõ hơn

9 tháng 11 2023

- Việc làm của bạn A là không nên.

- Giải thích:

+ Các triệu chứng như cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải nhất thiết chỉ là do vi sinh vật gây bệnh gây nên. Hơn nữa, mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh nhất định. Bởi vậy, nếu chưa biết rõ nguyên nhân mà sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi thì bệnh không khỏi mà thậm chí có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

+ Khi có các triệu chứng bệnh cần phải thăm khám để được bác sĩ có chuyên môn lên phác đồ điều trị thích hợp và hiệu quả.

6 tháng 2 2023

Ban đầu, nấm mốc chỉ có một ít tế bào, các tế bào đó lấy dinh dưỡng trong đĩa petri để phát triển và sinh sản ra các thế hệ mới, và theo thời gian, lượng nấm mốc càng nhiều nên kích thước khuẩn lạc nấm trong đĩa petri càng ngày càng lớn.

23 tháng 3 2023

• Bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát vì:

- Virus khi vào trong cơ thể vật chủ có khả năng nhân lên nhanh chóng và trở thành ổ chứa virus, nó có thể lây lan cho các cá thể khác trong quần thể.

- Virus có khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau, do đó xác suất lây lan và gây bệnh cho những cá thể xung quanh là rất lớn.

- Khi virus nhiễm vào cơ thể vật chủ, ở giai đoạn đầu, hết hết vật chủ không có biểu hiện triệu chứng, do đó rất khó để ngăn ngừa sự lây lan cho các cá thể khỏe mạnh.

• Khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết: Virus từ cá thể mang bệnh được phát tán vào trong không khí qua các giọt tiết, soli khí; có thể bay xa khoảng một mét đến hàng chục mét tùy từng chủng. Chúng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc (dính vào thức ăn, đồ vật và lây nhiễm gián tiếp cho cá thể khác).

22 tháng 4 2017

Bệnh truyền nhiễm

- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :

a. Truyền ngang:

- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.

- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b. Truyền dọc:

- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

2 tháng 8 2019

Đáp án: B

a: khuẩn lạc vi khuẩn

b: khuẩn lạc nấm nhầy

c: khuấn lạc nấm mốc