K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2022

tham khảo

a)Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. Một thợ in người Italia tên là Aldus Manutius the Elder đã tạo ra cách sử dụng dấu chấm phẩy để phân chia những từ có nghĩa đối lập, và để biểu thị những câu có liên quan đến nhau.

b)

Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.

=> Sử dụng dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song.

13 tháng 5 2022

a) Dấu phẩy có tác dụng:

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

- Ngăn cách các vế trong câu ghép

b) Dấu phẩy trong câu được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.

18 tháng 2 2022

5.Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn sau: “Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần.” (Nguyễn Trung Thành)

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một phép liệt kê

Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần chính của câu

Đánh dấu ranh giới giữa thành phần chính và thành phần phụ của câu.

thiếu 

22 tháng 3 2022

Đoạn thơ nào e.

17 tháng 10 2019

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt.

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ.

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ.

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

Bố em chăm sốc chúng em cẩn thận , chu đáo như mẹ vậy . Không những thế , bố còn là một tấm gương để chúng em học hỏi , bố luôn làm bạn với chúng em mỗi khi em buồn . Với những tình cảm của bố giành cho chúng em , em không thể phụ công bố được , em phải học thật giỏi đẻ bố vui lòng . Chúng em yêu bố em rất nhiều . 

k cho mình nha

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới...
Đọc tiếp

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !

Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :

+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !

Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới như vầy là biển cả.Và mẹ em cũng như vậy đấy !

Mẹ em năm nay cũng đã ba mươi bảy rồi.Nước da không còn trắng mịn nữa, giờ đây nó chỉ ngăm màu bánh mật. Với dáng cao cao, thon gọn rất hợp với trang phục bộ ở nhà kèm theo một cái tạp dề trông rất xinh. Nhìn vậy thì ai cũng tưởng mẹ là một nội trợ đảm đang, hiền lành.Nhưng thật ra, mẹ luôn bận bịu với nghề giáo viên nhưng cũng chăm sóc gia đình chu đáo.

Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, khi cười trông khuôn mặt càng dễ thương, đẹp đẽ và trìu mến.Nét trìu mến mà mẹ có được là nhờ mẹ có đôi mắt thu hút lòng người.Đôi mắt ấy không có gì đặc biệt, lúc nào đôi mắt ấy cũng nhìn thẳng, thể hiện sự trung thực, thu hút người khác. Với đôi chân mày rậm cũng làm nổi bật cho đôi mắt ấy. Dưới cặp mắt xinh xắn là chiếc mũi cao cao, dọc dừa cùng với miệng cười tươi của mẹ.Đôi môi thâm, phai màu theo năm tháng.Khi mẹ cười, lộ hàm răng trắng và đều như hàng hạt bắp.Trông những chi tiết đẹp đẽ ấy làm mẹ em thêm xinh xắn.

Mẹ yêu thương em, luôn chăm sóc việc nhà, lại dạy em nhỏ đọc chữ, viết bài vào mỗi tối vì em cũng lớn nên em đã tự có ý thức học bài rồi không kèm em học nữa.Hồi đó em đang học lớp 1, mẹ luôn kèm em mỗi tối để em học được như hôm nay. Em nhớ một lần, hồi lớp 1 nên còn rất nhỏ, lúc đó mưa to lắm, lại gần thi kì II rồi mà em vẫn ham chơi. Trời mưa thuận lợi cho trò tắm mưa vui vẻ của em và nhỏ bạn. Chúng em chạy qua chạy lại, nước mưa thấm đầu, thấm quần áo mà chưa chịu vào đâu, lại tạt nước nhau nữa. Về nhà, mẹ đánh em quá trời, em buồn hiu nhưng vẫn khăng khăng là mình đúng nhưng sợ mẹ nên em đâu dám nói. Đến ngày mai, vì chơi nước nên em đã bị cảm, sốt 42 độ. Đã gần thi rồi mà lại bệnh thì sao được.Mỗi ngày lúc đó, mẹ đều chăm sóc em chu đáo, còn vào lớp xin bài mà cô dạy học sinh mà em đã nghĩ đễ giảng dạy và làm bài tập để em làm được bài trong kì thi.Lúc đó em mới hiểu được tình yêu mẹ dành cho em như thế nào. Em rất muốn nói một lời xin lỗi với mẹ trong lúc đó nhưng không dám, đành để nó bây giờ phai đi như một kỉ niệm nhỏ.

Tình cảm mẹ dành cho em luôn sâu sắc và không bao giờ thay đổi cả. Em sẽ cố gắng học tốt để làm mẹ vui lòng, không phụ lòng mẹ dành cho em như cô từng nói : Trong tất cả kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất.Mẹ à, con yêu mẹ nhiều lắm !

 

40
20 tháng 4 2016

icon-chat

18 tháng 4 2016

Bài văn viết có cảm xúc, biết miêu tả hình ảnh, nét đặc trưng của người mẹ lồng vs 1 kỉ niệm nào đó. Nhưng đoạn " sốt 42 độ" thì ko cần phải ghi

Chấm điểm: 8,5

5 tháng 3 2018

Cơn đau đầu lại ập tới bất chợt. Tôi nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy mọi thứ xung quanh mờ hẳn. Cả người tôi nóng rực, khó chịu, và cổ họng khô rát, dường như tôi đang chìm vào một cơn mê, mà ở đó, tôi chẳng rõ là gì. 
Mọi thứ vẫn chưa hết khó chịu khi mẹ sờ tay vào trán tôi. Đôi bàn tay thô ráp của bà đặt lên thật chẳng mềm mại chút nào, nó dày và chai sạn. Đó là kết quả của những giờ lao động mệt nhọc- với công việc của một người bán hàng vào mỗi buổi sớm. Tôi thực sự chẳng thể cười nổi, nhưng với đôi bàn tay ấy của mẹ, tôi vẫn có thể tự nhủ rằng mình đang cười trong cơn sốt đang lây lan khắp cơ thể. Nằm trên giường, tôi cố mở đôi mắt trông mọi vật trong phòng, tôi không muốn cứ tiếp tục nhắm nghiền mắt mà chật vật với cơn mê. Mẹ đã đi đâu mất, đồ đạc bị xáo trộn cả lên. Bên cạnh tôi, nào khăn, nào nước ấm, nào chén, nào muỗng, nào thuốc uống. Tất cả đều được mẹ tận tay đem lên. Tôi bất chợt ngửi thấy thoang thoảng mùi cháo hành từ tầng dưới, và cả tiếng reo của nước sôi. Đột nhiên, trong khoảnh khắc của người mắc cơn sốt nhất thời, tôi lại thèm được xuống nhà và tận mắt xem mẹ nấu ăn, tôi muốn nói, muốn đi lại, chứ tuyệt đối chẳng muốn cái cảnh nằm dính trên giường cả ngày, chờ cho được đút ăn, được uống thuốc đều đặn. Đang miên man trong cơn nhức đầu và sức nóng rạo rực, tôi mừng hẳn khi nghe tiếng bước chân mẹ trên cầu thang. Mẹ đã lên đây, trên tay không quên tô cháo được múc sẵn. Đến gần nơi tôi đang nằm, mẹ khẽ quỳ xuống, đặt tô cháo sang bên cạnh, một tay mẹ nâng đầu tôi lên, phụ tôi gượng dậy và dựa lưng vào tường trên một chiếc gối êm, sẵn muỗng trên tay, mẹ vớt một muỗng nhỏ và nhẹ thổi cho bớt nóng, rồi đưa lên miệng tôi, thúc tôi ăn: 
-Ăn đi con! Rồi mẹ đưa thuốc cho con uống. 
Tôi ngậm một muỗng trong miệng mà thấy âm ấm, vị cháo tuy không rõ nhưng tôi vẫn còn cảm nhận được hơi ấm tỏa ra từ nó. Mẹ vừa đút vừa lấy khăn lau cho tôi, đột nhiên, tôi thấy đôi tay mẹ ươn ướt, trán mẹ đẫm mồ hôi. Đôi mắt mẹ lúc ấy trông thâm quầng và ánh lên nỗi lo âu, với màu mắt nâu đen loáng thoáng một chút mơ hồ, xen lẫn mệt mỏi rã rời. Làn da của mẹ đen sạm hơn bình thường, vầng trán nhăn lại chỉ làm lộ thêm những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Tôi vẫn còn nhớ man máng cái phút mà mẹ lấy nước cho tôi dùng, đôi tay mẹ lúc ấy vẫn nhẹ nhàng, nhưng gầy gò và ôm lấy những đường gân xanh bị che đi bởi màu da sạm nắng. Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi chính bây giờ mới nhận ra hình ảnh của mẹ thay đổi bấy lâu nay, vậy mà, vì mải chơi nên tôi không quan tâm tới sự thay đổi ấy. Nhất là ngay lúc này đây, hình ảnh ấy mỗi lúc một rõ nét thêm, nỗi lo lắng cho tôi chỉ làm cho hình ảnh ấy của mẹ khắc khổ hơn, buồn rầu và xác xơ, khiến cho lòng tôi vang lên những tiếng kêu nghe tê tái. Mẹ nay đã không còn là hình ảnh trẻ trung, xinh tươi như xưa, trước mắt tôi giờ là người phụ nữ với dáng người ốm gầy, xanh xao và da đen sạm nắng gắt, mái tóc mẹ chẳng còn đen, bồng bềnh như xưa để cho lúc tôi đùa với những lọn tóc xoăn tự nhiên mỗi khi nằm cạnh mẹ, mà bây giờ, nó điểm nhiều sợi bạc trắng, trông xác xơ và rời rạc. Lúc mẹ đút cho tôi ăn, những sợi tóc vẫn vô tình vướng trên trán đẫm mồ hôi, chúng thấm nước và nằm ở trên đó, như chờ cho có ai vén lên trở lại, hòa cùng hai màu tóc trắng và đen thay đổi theo năm tháng mờ nhạt. Mẹ đã già đi rất nhiều cùng với nỗi lo toan trong cuộc sống, với những sáng sớm cật lực khi trời vẫn mờ sương. Mẹ đang đi cùng tôi qua những chặn đường của cuộc đời, mẹ vì tình thương dành cho tôi mà chấp nhận hi sinh sắc đẹp của tuổi xuân, chấp nhận chịu bao đau khổ chỉ để mong tôi sống mà thành người. Mẹ đã đánh đổi cuộc đời mình… Giờ đây, trái tim tôi đang đau nhức vì nhận ra hình ảnh mẹ không còn như xưa, nụ cười của mẹ khi xưa giờ đã héo đi, để lại dấu vết môi đỏ vụng về trên khóe miệng. Mẹ giờ đã khác xa với hình ảnh mẹ thuở nào… 
Tôi, cho đến bây giờ vẫn không thể quên giây phút ốm đau ấy, được tay mẹ chăm sóc, dỗ dành. Dáng người mẹ vẫn thế trong tâm trí tôi, hoàn toàn khác nhau, một là mẹ của thời còn trẻ, một là mẹ của bây giờ. Hai con người ấy, tuy bên ngoài khác nhau hoàn toàn, nhưng bên trong tâm hồn vẫn tràn ngập ánh sáng và tình yêu thương lớn lao dành cho con. Và người con ấy chính là tôi.

5 tháng 3 2018
Không đc lấy từ trên mạng , và nhanh nhanh nhak!!
1 tháng 12 2021

-Công dụng của dấu phẩy:  được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.

- Trời thì xanh ; biển lại càng xanh

1 tháng 12 2021

1: chia cách giữa trạng ngữ với chủ, vị ngữ trong câu                                                                                                                                      2: ngăn cách các vế trong câu ghép                                                                                                                                                                  3: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu                                                                                                                                              là tác dụng                                                                                                                                                                                                             câu : vì trong sách có, nên bạn tự xem đừng hỏi mình

27 tháng 4 2022

loading...

21 tháng 1 2022

Tham khảo nha

Ngày nào cũng vậy, buổi tối là thời điểm mà cả gia đình em cùng tụ họp để cùng ăn bữa cơm tối và chia sẻ với nhau những tình cảm ấm áp.

Gia đình em gồm 4 thành viên, vì trường học xa nhà nên em và em trai em sẽ ăn cơm trưa tại trường học, bố mẹ sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng cùng đồng nghiệp. Bởi vậy buổi tối chính là thời gian mà cả gia đình em sum họp bên mâm cơm gia đình.

Bữa cơm tối của gia đình em được diễn ra trong tiếng cười nói vui vẻ của các thành viên trong gia đình. Những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng như: Thịt bò xào hành tây, rau cải luộc, trứng rán được mẹ em chuẩn bị rất công phu, tâm huyết. Mâm cơm nhiều màu sắc cùng hương vị thơm ngon lan tỏa trong không gian làm chúng em háo hức mỗi khi đến giờ cơm. Trong bữa cơm, bố mẹ hỏi thăm tình hình học tập của chị em em, dặn dò chúng em phải giữ ấm cơ thể khi ở lớp vì gió mùa đông vừa về. Bữa cơm cũng trở nên sôi nổi hơn khi chị em em ríu rít khoe bố mẹ những điểm số tốt và chia sẻ những câu chuyện ở trường, lớp.

Thời gian sum họp gia đình luôn rất ấm áp, hạnh phúc. Em luôn mong đến buổi tối để được ăn những món ăn của mẹ, được nghe những lời dặn dò trầm ấm của bố.

21 tháng 1 2022

oki