K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 26. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:

Đem cá về kho

a.………………………………………………………………………………………………….

b.…………………………………………………………………………………………………

Câu 27. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:

a. lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.             b. răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.

                                   c. ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.

Câu 28. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

a. Tết đến, hàng bán rất chạy.                                  b. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.                  d. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 29. Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc?

a. Bé ngủ ngon giấc.            b. Món ăn này rất ngon.            c. Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.

Câu 30. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?

a. Các bạn không nên đánh nhau.                       b. Mọi người đánh trâu ra đồng.

                        c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.

Câu 31. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:

………………………………………………………………………………………….................

Câu 32. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau: trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng.

Câu 33. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.

b. hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.

c. sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.

Câu 34. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên?

a. Non xanh nước biếc   b. Non nước hữu tình c.Sớm nắng chiều mưa      d. Giang sơn gấm vóc

Câu 35. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. nhân hóa                           b. so sánh                       c. so sánh và nhân hóa

Câu 36. Dòng nào toàn từ láy?

a. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi.

b. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng.

c. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh.

Câu 37. Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc?

a. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.

b. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.

c. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Câu 38. Từ nào không đồng nghĩa với từ rọi trong câu: Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống.

a. chiếu                                      b. nhảy                              c. tỏa

Câu 39. Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?

a. danh từ                     b. động từ                 c. tính từ 

Câu 40. “Quyến luyến” có nghĩa là gì?

a. Luôn ở bên nhau.

b. Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau.

c. Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.

Câu 41. Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. nhân hóa b. so sánh c. so sánh và nhân hóa

Câu 42. Dòng nào gồm toàn từ láy?

a. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

b. chơi vơi, nối liền, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

c. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, chạy nhảy.

Câu 43. “Dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.

b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.

c. Dòng suối ấy thật trong mát.

Câu 44. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ”

a. mọc                                        b. vươn                                      c. tỏa

Câu 45. Từ “bỡ ngỡ” thuộc từ loại nào?

a. danh từ                     b. động từ                        c. tính từ

Câu 46. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì?

a. một mình giữa khoảng rộng, không bám víu vào đâu.

b. gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần, như muốn tìm chỗ bấu víu. 

c. tỏ ra không cần những người xung quanh.

Câu 47. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thanh liêm”?

a. liêm khiết                 b. thanh tao                      c. tinh khiết                  d. thanh lịch

Câu 48. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm.

b. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt.

c. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành.

Câu 49. “Thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

a. đồng âm                  b. đồng nghĩa                   c. nhiều nghĩa

Câu 50. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào?

 a. danh từ                      b. động từ                    c. tính từ

2

Câu 31

 -Em chạy đôn chạy đáo tìm con gấu bông.

13 tháng 3 2022

a, gốc 

b,chuyển

13 tháng 3 2022

a) gốc

b)chuyển

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.Bài 3 : Tìm những từ được dùng với...
Đọc tiếp

Bài 1: Chữa lỗi sai trg các câu sau:

a) Đầu tư nuôi dạy con cái không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.

b) Sinh viên cần chăm chỉ để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

c) Dòng sông quê em uốn éo như một dải lụa.

Bài 2: Phân loại từ ghép và từ láy những từ sau đây: náo nức, mặt mũi, nước non, mặt mũi, lấp lánh, mênh mông, be bé, ngõ ngách.

Bài 3 : Tìm những từ được dùng với nghĩa chuyển trong các câu sau đây và giải thích nghĩa của các từ đó

a) Tàu đang vào bến để ăn than.

b) Máy này chạy rất êm.

c) Bạn Mai đang đánh đàn.

d) Con ơi con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

e) Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bài 4: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh trong truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"

1
3 tháng 1 2021

T∞₸ Phát hiện ko ai júp mình

24 tháng 10 2016

B3:

a) Trong vườn những quả cam chín đỏ. ==> chỉ sự vật đã ngả sang màu vàng , có mùi thơm.

b) Tôi ngượng chín cả mặt. ==> ngượng ngùng, xấu hổ

c) Trước khi quyết định, tôi phải suy nghĩ thật chín đã. ==> bản thân phải có lựa chọn đúng, quyết định đưa ra 1 vấn đề nào đó.

23 tháng 10 2016

Bài 3:

a)Chín:ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất,Thường có màu đỏ, vàng,có hương thơm.

b)Chín:màu da mặt đỏ ửng lên.

c)Chín:suy nghĩ ở mức độ đầy đủ để có được hiệu quả.

 

23 tháng 10 2016
Bài 1: Từ "chạy" trong những cách dùng sau có nghĩa như thế nào? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của nó:

a) Tôi bắt đầu chạy thi 100m. ( nghĩa gốc)

b) Đồng hồ chạy nhanh 10 phút. ( nghĩa chuyển)

c) Nhà nghèo phải chạy ăn từng bữa.( nghĩa chuyển)

d) Con đường chạy qua núi.( nghĩa chuyển)

e) Anh công nhân đang chạy máy.( nghĩa chuyển)

g) Biết thua cuộc nó bỏ chạy làng.( ko hiểu)

Bài 3: Xác định nghĩa của từ "chín" trong các câu sau. Cho biết nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

a) Trong vườn những quả cam chín đỏ.( nghĩa chính)

b) Tôi ngượng chín cả mặt.( nghĩa chuyển)

c) Trước khi quyết định, tôi phải suy nghĩ thật chín đã.( nghĩa chuyển)

 

23 tháng 10 2016

phải nêu ra nghĩa nữa nha @Nguyễn Tiến Hưng

bài 1 : trong tiếng việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ cơ thể người . Hãy kể những trường hợp chuyển nghĩa đóbài 2:đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :                                             NGHĨA CỦA TỪ '' BỤNG '' Thông thường ,khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống ,ta nghĩ đến bụng .Ta vẫn...
Đọc tiếp

bài 1 : trong tiếng việt , có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ cơ thể người . Hãy kể những trường hợp chuyển nghĩa đó

bài 2:đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :

                                             NGHĨA CỦA TỪ '' BỤNG ''

 Thông thường ,khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống ,ta nghĩ đến bụng .Ta vẫn thường nói :đói bụng ,ăn cho chắc bụng ,con mắt to hơn cái bụng,...Bụng được dùng với nghĩa ''bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột ,dạ dày ''.

  Nhưng  các cụm từ nghĩ bụng,trong bụng mừng thầm ,bụng bảo dạ,định bụng ,...thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người ,đi guốc trong bụng,sống để bụng chết mang đi,...Trong những trường hợp này,từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là''biếu tượng của ý nghĩa sâu kín,không bộc lộ ra,đối với người ,với việc nói chung''.

a;tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng?đó là những nghĩa nào?em có đồng ý với tác giả không?

b;trong các từ bụng sau đây,từ bụng có nghĩa gì :

- ăn cho ấm bụng 

- anh ấy tốt bụng 

- chạy nhiều ,bụng chân rất săn chắc

3
2 tháng 10 2017

bai 1: Dùng bộ phận cây côi để chĩ bộ phận của cơ thế người:

  • Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.
  • Quả: quả tim, quả thận
  • Búp: búp ngón tay.
  • Bắp chuối: bắp tay, bắp chân
  • Buồng chuối: buồng trứng     

bai 2:  a) neu len 2 nghia cua tu bung. Do la nghia bong va nghia den. Em dong tinh

b) Tu " bung " chi bo phan cua co the

- bieu tuong y nghia sau kin

- chi bo phan cua co the

viet nhieu vc

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

4*. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏiNGHĨA CỦA TỪ "BỤNG"Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo...
Đọc tiếp

4*. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

NGHĨA CỦA TỪ "BỤNG"

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày".

Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung".

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

  • Ăn cho ấm bụng.
  • Anh ấy tốt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
1
25 tháng 9 2018

a) Tác giả đoạn trích nêu lên hai nghĩa của từ 

- Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. (1)

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung. (2)

   Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân.(3)

b) Từ bụng có nghĩa:

- Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

- Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).

Nguồn : Lời giải hay