K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

25 tháng 11 2018

a) Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

b) Nói về sự ra đời của Thạch Sanh

c) " lưỡi búa ''. Thuộc danh từ

d) Ngọc Hoàng/ sai thiên thần......

        CN                  VN

Cấu tạo: phức tạp hơn danh từ nhưng có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

25 tháng 11 2018

a)Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ/có tài năng kì lạ

b)Cuộc sống khi lớn lên của Thạch Sanh

c)từ trung tâm là "búa",thuộc danh từ.

 Học tốt nhé ~!!!!!!

1/Đọc đoạn văn sau trả lời"Vừa lúc đó,sứ giả đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáo sắt đến.Chú bé vùng dậy,vươn vai một cái bỗng biến mình 1 tráng sĩ mình cao hợp trượng,oai phong,lẫm liệt..."Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết mượn của ngôn ngữ nào ?""Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.Cậu sống lui thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa,cả gia tài chỉ có một...
Đọc tiếp

1/Đọc đoạn văn sau trả lời

"Vừa lúc đó,sứ giả đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáo sắt đến.Chú bé vùng dậy,vươn vai một cái bỗng biến mình 1 tráng sĩ mình cao hợp trượng,oai phong,lẫm liệt..."

Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết mượn của ngôn ngữ nào ?

""Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.Cậu sống lui thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa,cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.Nguổi ta gọi cậu là Thạch Sanh.Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa,Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần Thông "

a)Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích ?

b)Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

c)Trong cụm danh từ"1 lưỡi búa của cha để lại"từ nào là từ trung tâm?từ trung tam thuộc từ loại gì ?

d)Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu"Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các món võ nghệ và mọi phép thần Thông "Cho biết chủ ngữ,vị ngữ trong cau và có cấu tạo như thế nào?

"Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua,ốc bé nhỏ.Hảng ngày,nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,khiến các con vật kia rất hoảng sợ.Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể"

a)Xác định cụm động từ,cụm tính từ có trong đoạn văn"mỗi loại 2 ví dụ"

b)đặt câu có cụm ĐT là chủ ngữ,phản tích chủ ngữ,vị ngữ

 

 

1
25 tháng 11 2018

Nhiều thế này làm nổi sao trong một lúc đưọc !

[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang...
Đọc tiếp

[…] Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. […] (Trích truyện Thạch Sanh - Truyện cổ tích, Ngữ văn 6, tập 1, trang 61, NXBGD năm 2016) a. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy ghi lại một trạng ngữ và cho biết chức năngủa trạng ngữ đó ? (2,0 đ) b. Đoạn trích trên kể về việc gì? (2,0 đ) c. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy cho biết nhân vật chính là ai? Ghi lại một lời của người kể có trong đoạn trích. (1,0 điểm) d. Cảm xúc của em sau khi đọc xong đoạn trích trên là gì? (Viết 3 - 4 dòng) (2,0 điểm)

0
15 tháng 7 2023

Cụm danh từ:

- một túp lều cũ

Phụ trước: một (số từ)

Thành phần chính: túp lều

Phụ sau: cũ (tính từ)

- cả gia tài

Phụ trước: cả (số từ)

Thành phần chính: gia tài

Phụ sau: không có

- các môn võ nghệ thuật

Phụ trước: các (số từ)

Thành phần chính: môn võ nghệ thuật

Phụ sau: không có

- mọi phép thần thông.

Phụ trước: mọi (số từ)

Thành phần chính: phép thần thông

Phụ sau: không có

Cụm động từ:

- vừa khôn lớn

Phụ trước: vừa

Thành phần chính: khôn lớn

Phụ sau: không có

- sống lủi thủi

Phụ trước: không có

Thành phần chính: sống

Phụ sau: lủi thủi

Đề số 3.I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là...
Đọc tiếp

Đề số 3.

I. Trắc nghiệm:( 2,5 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6)

          Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

                                                                                                 ( Thạch Sanh)

1. Chi tiết nào dưới đây không được dùng để giới thiệu nhân vật Thạch Sanh trong đoạn trích trên?

A. Cậu bé mồ côi

B. Gia tài nghèo nàn

C. Võ nghệ tinh thông

D. Con trai Ngọc Hoàng

 

2. Yếu tố thiên trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với thiên trong thiên thần?

A. Thiên nhiên

B. Thiên thanh

C. Thiên vị

D. Thiên đường

 

3. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ gia tài trong đoạn trích trên?

A. Gia đình

B. Gia sản

C. Gia bảo

D. Thiên đường

 

4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ" mọi phép thần thông"?

A. Thần thông

B. Phép

C. Mọi

D. Thần

 

5. Dòng nào dưới đây là từ láy?

A. Thiên thần

B. Thần thông

C. Lủi thủi

D. Dạy dỗ

 

6. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ?

A. Trong túp lều cũ

B. Một lưỡi búa

C. Mọi phép thần thông

D. Dưới gốc đa

 

7. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi dưới:

   Nhà vua gả công chúa cho Thạch sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.

                                                                              ( Thạch Sanh)

   Nếu phải tìm một từ phù hợp nhất để thay thế từ tưng bừng ở đoạn văn trên em sẽ chọn từ nào trong các từ dưới đây?

A. Mạnh mẽ

B. To lớn

C. Đầy đủ

D. Đông vui

 

8. Cho các câu văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

(1) Phú ông gọi ba cô con gái ra, hỏi lần lượt.....người một.

(2) Thần dùng phép lạ bốc....quả đồi, dời ....dãy núi.

Trong các từ dưới đây, từ nào có thể điền vào chỗ trống...cho cả câu 1, 2"

A. Vài

B. Nhiều

C. Từng

D. Mấy

 

9. Thạch Sanh thuộc loại nhân vật nào của truyện cổ tích?

A. Người dũng sĩ

B. Người thông minh, tài trí

C. Người bất hạnh

D. Người ngốc nghếch

 

10. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh hiện thực cuộc sống

B. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp

C. Giáo dục và cải tạo con người

D. Truyền đạt kinh nghiệm

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
27 tháng 11 2023

- Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

- Gợi tả âm thanh: véo von

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.