K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2023

Cuộc sống có nhiều cung bậc cảm xúc, có vui cũng có buồn. Và mỗi trải nghiệm mà con người cũng vậy. Và tôi nhớ mãi về một trải nghiệm vui vẻ của mình.

Quê hương của tôi là một thành phố ven biển. Gia đình tôi đã chuyển ra Hà Nội sống từ khi tôi còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai tôi được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, tôi háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình tôi ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.

Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Lúc này, tôi đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển, tôi có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một.

Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Nước biển mát lạnh khiến tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Sau chuyến đi này, tôi mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tôi tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

7 tháng 11 2021

Đề 1:(mik k chép lại đề)

Tham khảo:

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.

Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”

Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.

Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.

Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.

Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

7 tháng 11 2021

chọn 1 trong  3 đề

17 tháng 12 2019

Từ thưở khái niệm học trải nghiệm còn tinh khôi, ta đến với yêu cầu trải nghiệm qua bước nhận thức. Người dạy Ngữ văn cần nhận thức đúng về trải nghiệm học tập, trải nghiệm sáng tạo trong môn học của mình. Hiện nay, trong cuộc sống và trong giáo dục, từ trải nghiệm được nhắc đến rất nhiều. Nhưng thực chất nên hiểu thế nào về trải nghiệm và trải nghiệm môn Ngữ văn.

Vài chục năm qua, khi chúng ta chưa chính thức bàn về dạy học để phát triển năng lực, hầu hết các nhà trường đã đều đã tổ chức cho học sinh các hoạt động tham quan dã ngoại, tham gia bảo vệ môi trường, tham gia lao động công ích, đi đến các bảo tàng…, song đó đã phải là trải nghiệm học tập, trải nghiệm sáng tạo chưa? Xin thưa: Chưa. Đó chỉ là trải nghiệm đời sống nói chung. Sự “nghiệm” chủ yếu là tùy cảm nhận và mang tính chiêm nghiệm cá nhân chứ không theo một nội dung, khung thang nào cả, nên khó có thể đánh giá được.Thực chất đó là trải chứ chưa nghiệm theo yêu cầu giáo dục. Ấy là nếm trải mà chưa chiêm nghiệm có mục đích. Trải nghiệm trong giáo dục có mục tiêu cao hơn. Đó là nhằm tăng cường kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Với môn Ngữ văn (vừa luyện ngôn ngữ vừa cảm thụ văn chương) thì lại càng cần từ nhìn nhận thực tế cuộc sống, vận dụng sáng tạo kiến thức để nói hay, viết tốt và sống ý nghĩa hơn.

Trải nghiệm với mục tiêu phát triển năng lực làm cho hoạt động trải nghiệm thành đường đi có đích. Khi học Ngữ văn, năng lực của học sinh được hình thành và củng cố. Song các năng lực đó hòa quyện và tích hợp vào nhau nên việc cố “điểm danh, kiểm mặt”, cố tìm tên gọi thì dễ thành ra dán nhãn tùy tiện, cho nội dung trải nghiệm thực tế. Ví dụ đưa ra câu trả lời rằng nếu đưa học sinh đi thực tế thì thúc đẩy được những kỹ năng gì, các kỹ năng ấy sẽ hợp thành năng lực gì? Hay sau trải nghiệm, báo cáo và thuyết trình thì sẽ luyện được những kỹ năng nào, rồi quy về tên năng lực là... Bởi vì các năng kỹ năng đan lồng và khó tách bạch đơn lẻ. Vậy nên trong tham luận này, chúng tôi xin không nêu vấn đề theo hướng đuổi chạy theo “vẽ rắn thêm chân”, nên cũng không cố liệt kê kỹ năng để hợp thành tên năng lực.

Từ giờ học thực tế đến trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn

Nhớ lại thưở ban đầu, đứng trước nhu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn thôi thúc, một số nhà trường và giáo viên đã sáng tạo và chủ động tổ chức giờ học có thâm nhập thực tế. Học thực tế sẽ đem đến cho học sinh sự hứng thú học tập. Ở đó, người thầy bớt lối cảm thụ văn hộ trò rồi tiến hành đọc - chép. Mở không gian học tập mới ở ngoài lớp, ngoài  trường đã tạo ra sự “đổi gió”. Đó là đáp ứng nhu cầu chính đáng “Trăm nghe không bằng một thấy”.Khi được tham gia tìm, xây dựng nội dung học, trò sẽ nhớ lâu và quý kiến thức hơn. Thực tế hiện nay, giữa bão thông tin, nếu chỉ yêu cầu ghi nhớ thì học sinh ít “chịu” học thuộc các con chữ, những văn bản dài. Thế nên, việc phải tạo ấn tượng, điểm nhấn đã trở thành đòi hỏi bức thiết trong các giờ Ngữ văn.

Xin cùng nhớ lại, khoảng 17 -18 năm trở về trước, giáo viên dạy văn chỉ cầm một bức ảnh chân dung tác giả (cỡ bằng tờ A$) đi giữa các dãy bàn là học sinh đã nhoài người xem trầm trồ và hứng thú. Giờ dạy đó ấn tượng vì có giáo cụ trực quan. Từ năm 2008, một số nhà trường (trong đó có trường tôi công tác) “phủ sóng” ứng dụng công nghệ thông tin để giúp bài giảng sinh động. Những hình ảnh phong phú, trích đoạn phim tư liệu đã rất cuốn hút với học trò… Nhưng đến nay, clip và phim ảnh cũng không còn mới nữa. Và “Tiếng gọi nơi… thực tế”đã vang lên thôi thúc những thầy cô giáo dạy văn theo xu hướng tiến bộ.

Tiếng gọi ấy vang động khi đang học và ngân dài sau khi bài học ngỡ đã hoàn thành. Cần học từ thực tế, vì cách học này mới thực sự giúp vừa dạy chữ vừa dạy người. Kiến thức được khắc sâu hơn, tình cảm và năng lực giao tiếp, ứng xử lễ nghĩa đã được khơi dậy và luyện rèn. Ví dụ như khi chúng tôi đưa học sinh đi thăm mộ các danh nhân ở nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hay khi thăm gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng cùng mộ phần của ông (nhà văn được an táng ngay trong khuôn viên của gia đình), chứng kiến học sinh nối bước thầy và bạn học theo nhau cùng kính cẩn thắp hương, cùng nâng niu từng kỷ vật của nhà văn mới hiểu các con đang được tham gia hoạt động “tự giáo dục” rất tốt. Điều này nếu chỉ học qua sách vở ở trong lớp khó có thể mang hiệu quả giáo dục như vậy. Sau đó, khi trở về, chúng tôi yêu cầu học sinh viết thu hoạch và trình bày trước lớp, ai cũng hào hứng, ngay cả học sinh học chưa tốt môn Ngữ văn cũng thấy “có cái để viết, có chuyện để nói”. Từ đó, cơ hội học hỏi qua chúng bạn được mở ra, năng lực viết và thuyết trình được rèn luyện.

Người xưa có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, cái “khôn” chính là sự hiểu biết về kiến thức, thấu cảm về những điều thiêng liêng, quý giá để hiểu dân tộc mình, yêu đất nước mình và chủ động hội nhập quốc tế. Đó là những thu nhận không thể có nếu chỉ nghe nói, xem qua phim ảnh. Các trường theo xu hướng tiến bộ cần triển khai nhiều hoạt động đổi mới thúc đẩy chất lượng học tập để đào tạo nên những con người năng động. Song nếu chỉ dừng ở tính thực tế của “giờ học thực tế” thì chưa đủ. Trải nghiệm sáng tạo khác với trải nghiệm đơn thuần.Vì trong đó cần hiệu quả sáng tạo của việc tổ chức đi và thu kết quả khi về. Trong đó, chú trọng đánh giá hiệu quả phát triển năng lực. Trải nghiệm sáng tạo cần quy mô và có kế hoạch. Chương trình nhà trường nêu rõ từ đầu năm học. Ban giám hiệu chỉ đạo, giáo viên tổ Ngữ văn đồng lòng để nâng chất lượng bộ môn. Với xu hướng tích cực liên môn hiện nay thì việc kết nối giữa các bộ môn để thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả học tập luôn thôi thúc xây dựng và định hình rõ từ khi lên kế hoạch đến qua trình thực hiện

bn ơi 5 - 7 câu nhớ đọc kĩ đề bài 

giúp mình nữa

14 tháng 12 2021

Đã lâu lắm rồi em chưa đc về quê. Ôi sao mà nhớ da diết những chuỗi ngày vui vẻ bên gia đình, nhớ những bữa cơm bên gian bếp nhỏ, những người bn thân quen, những vòng tay ấm áp của gia đình. Nhớ lắm nhưng em ko về đc bởi dịch Covid-19 đang hoành hành trên đất nước ta!

     Đợt dịch đầu tiên bắt đầu từ tết nguyên đán năm 2020. Cứ nghĩ thời gian trôi qua rồi những con virut sẽ dần tan biến theo thời gian. Nhưng ko, em đã lầm những con virut này lây lan rất nhanh và tốc độ sinh trưởng cũng rất cao khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng. Giờ đây những con virut Corona ko chỉ như trước mà chúng đã có khả năng sinh trưởng cũng như độ nguy hiểm gấp trăm lần trước, nó có tên gọi là SARS-CoV-2. Những bác sĩ hết lòng vì dân vì nước, luôn sẵn sàng đứng ra đứng ra đấu tranh chống lại những con virut chết người. Mong sao mọi người luôn đoàn kết, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

       Em xin chúc các cô chú chiến sĩ, những người làm bác sĩ thật nhiều  sức khỏe mong sao cô chú luôn bình an giúp đỡ mn trong đợt dich này!

 

 

14 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đề 2:

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

9 tháng 12 2021

câu 1:Mỗi chúng ta, ai cũng có những câu chuyện về riêng mình. Và cũng như thế, ai cũng có những người bạn của riêng mình để viết nên những tình bạn cao đẹp và chân chính cho đến suốt cuộc đời. Bạn là người đồng trang phải lứa với ta, gắn bó thân thiết với ta. Bạn là người cùng ta học tập, cùng ta tiến bộ, cùng ta vượt qua những chặng đường nhất định trong cuộc sống. Bạn có thể là người đi cùng ta đến hết cuộc đời nhưng cũng có thể chỉ là người đồng hành cùng ta trên một quãng đường. Dù chặng đường chung ấy dài hay ngắn thì bạn vẫn phải là người hiểu ta và ngược lại, là người ta hiểu và có thể cùng nhau sẻ chia những niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống. Có bạn cũng đồng nghĩa với việc ta đang xây đắp một tình bạn. Một tình bạn đẹp là một tình bạn trong sáng, chân chính và cao hơn là thấu hiểu và tri kỉ. Bạn hay tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng không phải tình bạn nào cũng là tình bạn tốt đẹp và đáng quý. Một tình bạn đáng trân trọng phải là một tình bạn xuất phát từ tình cảm chân thành, từ sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Một tình bạn cao đẹp và chân chính còn cần sự lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi chúng ta là một vũ trụ không lặp lại, mỗi con người là một bản thể không giống ai. Việc gặp được một người hiểu ta và coi đó là bạn là một điều may mắn. Nhưng dù hiểu nhau đến thế nào đi chăng nữa, trong một số trường hợp nhất định vẫn có thể dẫn đến những hiểu lầm. Trong trường hợp ấy, điều cần thiết là mỗi người phải biết lắng nghe, phải biết đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu và cảm thông. Một tình bạn đẹp là khi thấy bạn lầm đường lạc lối, không bỏ mặc bạn và quay lưng đàm tiếu nói lời thị phi về bạn mà giúp bạn thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của của mình. Một người bạn đáng quý vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là sự giúp đỡ về vật chất mỗi khi ta gặp khó khăn và ngược lại. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng thế, sự trao đổi qua lại là một điều cần thiết. Vì bản chất của sự sống là cho và nhận. Ta không chỉ yêu cầu và đòi hỏi ở bạn mà còn cần phải là người bên cạnh bạn lúc khó khăn, lắng nghe và cảm thông cho bạn. Để xây dựng một tình bạn cao đẹp và chân chính dài lâu, cần sự cố gắng và nỗ lực từ cả hai người chứ không phải là trách nhiệm của một mình ai cả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó một câu nói: “Trong tình bạn, nếu tớ và cậu giống như hai chiếc cốc thuỷ tinh, cậu cứng cỏi, tớ cứng cỏi, va vào nhau chắc chắn sẽ đứa này nứt đứa kia mẻ, ai cũng thương tích đầy mình, ai cũng sẽ chịu tổn thương.” Hãy biết trân trọng những người bạn tốt mà mình đang có. Đừng để vì một sự hiểu lầm nhỏ nhoi hay phút trẻ con bốc đồng mà đánh mất đi những tình cảm quý báu mà có thể suốt cuộc đời còn về sau ta không thể nào tìm lại được nữa.

câu 2 tự lm