K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2020

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

                                                                k cho mik nhé, Thanks!!!

8 tháng 4 2020

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

24 tháng 4 2020

dien a

24 tháng 4 2020

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.

Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

9 tháng 1 2018

Trong cuộc sống bên cạnh những niềm vui thì cũng có không ít những nỗi buồn, những điều khiến chúng ta phải suy tư, trăn trở. Nhưng đối với tôi những kỉ niệm buồn ấy không đáng sợ bằng những việc tôi trót làm sai, mà thậm chí những việc ấy không chỉ ảnh hưởng đến tôi, những người xung quanh mà còn làm cho ông bà, cha mẹ tôi phải buồn. Đó là những kỉ niệm buồn mà mỗi khi nhắc lại tôi lại thấy hối hận, ray rứt trong lòng, đôi khi là tự vấn, bởi không biết tại sao mình lại làm như thế. Đó là một lần vì muốn đi chơi mà tôi đã nói dối bố mẹ, việc này đã làm cho bố mẹ tôi lo lắng, buồn rất nhiều.

Hôm ấy như bao ngày khác, chúng tôi đi học về vào buổi trưa thì ở trạm bơm nước của xã đang bơm nước cho các khu ruộng, nước chảy trắng xóa những rạch, máng nước. Trong cái nóng nực của ngày hè, nhìn thấy nước chúng tôi đã vô cùng phấn khích, chúng tôi tụ tập lại hò reo nhau xắn quần, nhảy xuống rạch nước gần nhất để nghịch nước, chơi đùa. Vì những rạch này khá nông, chỉ khoảng đến lưng bắp chân nên chúng tôi có thể thoải mái chơi đùa mà không lo lắng gì. Những dòng nước trong, mát lạnh làm chúng tôi cảm thấy tỉnh táo, phấn khích càng thêm phấn khích, chúng tôi chạy nhảy xung quanh bờ, lội xuống làn nước mà té nhau, nước bắn vào mặt, vào người làm chúng tôi đứa nào đứa nấy ướt như chuột lột.

Khi vui chơi bên bạn bè tôi đã vô tình quên mất thời gian, cũng không để ý đến việc mình về muộn thì bố mẹ sẽ lo lắng như thế nào. Chỉ đến ki đùa nghịch thỏa thuê, chúng tôi mới hò reo nhau về, đến lúc này tôi mới thấy lo lắng, vì cả tóc, quần áo của tôi đều bị ướt hết, nếu bố mẹ nhìn thấy thì sẽ bị mắng mất. Vì vậy mà tôi đi về nhà trong sự bất an, lo lắng, khi về nhà tôi cũng không chào ầm ĩ như mọi khi nữa mà cầm đôi dép dón dén đi vào nhà như một kẻ trộm, vì tôi sợ nếu như lỡ để bố mẹ thấy được tôi sẽ không tránh được cơn giận của mẹ, cái nhìn nghiêm khắc của bố. Nhưng sự lo lắng của tôi giảm đi phân nửa khi tôi phát hiện ra nhà không có ai cả, hóa ra ngày hôm ấy cả nhà tôi đi gặt lúa, vì vậy nên khi tôi về thì chưa ai về.

 

Thật may hơn nữa là khi vừa thay quần áo thì bố mẹ tôi về đến nhà, bố mẹ tôi không hề phát hiện ra vì quần áo tôi đã giặt sạch sẽ và ngâm xà phòng ở ngoài sân giếng. Vì vậy mà tôi không những không bị phát hiện mà còn được khen ngợi, vì biết tự giặt quần áo, giúp đỡ để mẹ bớt vất vả. Lúc bấy giờ tôi không thấy hối hận hay cảm giác áy náy làm cả, tôi chỉ cảm thấy may mắn, có chút vui mừng vì không ai phát hiện ra cả. Mỗi khi nghĩ lại việc này tôi lại tự trách sao mình vô tâm và gian dối như vậy. Nhưng mọi việc đâu có dừng lại ở đấy, khi mấy đứa bạn sang rủ tôi chiều đi nghịch nước tiếp, vì hôm ấy máy bơm sẽ được hoạt động cả ngày thì tôi không suy nghĩ nhiều mà lập tức đồng ý.

 

Có lẽ vì ham chơi và vì vừa mới chót lọt, không bị bố mẹ phát hiện mà tôi không hề đắn đo gì cả, cũng không màng đến việc của gia đình, công việc đồng áng rất bận rộn, nhất là vào ngày mùa như thế này, nhưng lúc ấy tôi đâu có suy nghĩ được nhiều như thế, tôi chỉ mong làm sao có thể trốn đi chơi mà không bị bố mẹ phát hiện như ban sáng. Để có thể đi chơi, sợ hãi bố mẹ không cho phép nên một lần nữa tôi đã nói dối bố mẹ, tôi xin phép bố mẹ đến trường vào buổi chiều vì có một tiết học bù của cô giáo chủ nhiệm. Nghĩ tôi đi học thật nên bố mẹ tôi đồng ý ngay, vì liên quan đến việc học hành thì bố mẹ tôi luôn ủng hộ hết mình, không bao giờ hoài nghi hay ngăn cấm.

Vì vậy mà tôi đã lừa dối bố mẹ, trốn đi chơi cùng với mấy đứa bạn cùng xóm, lần này chúng tôi không ra chỗ rạch nước ban sáng nữa mà chúng tôi rủ nhau vầy nước ở rìa sông, ở đây tuy có sâu hơn nhưng với những suy nghĩ giản đơn của chúng tôi lúc ấy thì cũng không thể có nguy hiểm gì được. Chúng tôi đã chơi rất vui vẻ, quên trời đất, cũng quên luôn việc phải về nhà, thời gian vui chơi bao giờ cũng vậy, trôi qua rất nhanh mà trời thì vào mùa hè nên lâu tối. Thoáng chốc đã hơn năm giờ chiều, chúng tôi vẫn mải miết đùa nghịch bên bờ sông mà không biết giờ giấc gì cả. Trước đó tôi còn tự nhủ là phải về sớm hơn bố mẹ, để bố mẹ không phát hiện.

Nhưng do đã quá giờ tan học, mà bố mẹ tôi cũng đã hoàn thành xong công việc đồng áng, trở về nhà không thấy tôi đâu, bố tôi đã vội vã đạp xe lên trường, còn không kịp thay quần áo lao động ra vì lo lắng cho tôi. Lên trường thì bác bảo vệ nói chiều nay không có lớp nào học, bố tôi càng lo lắng hơn, đạp xe đi khắp nơi đi tìm tôi. Cuối cùng không biết do bác nào chỉ mà bố tôi đã tìm ra chỗ chúng tôi đang đùa nghịch. Khi nhìn thấy bố tôi như chết sững lại, không nói được câu gì vì sợ hãi và lo lắng. Trên suốt quãng đường về nhà bố tôi đã không nói với tôi một lời nào, sự im lặng của bố khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Khi về nhà bố đã phạt tôi đứng úp mặt vào tường, tự kiểm điểm.

Qua lời khuyên nhủ của mẹ tôi đã nhận ra lỗi của mình, tôi không biết đã làm cho bố mẹ lo lắng đến nhường nào, cũng không nhận thức được sự nguy hiểm của những trò chơi ven sông, tôi đã làm cho bố mẹ phải buồn. Vì vậy mà tôi đã rất hối hận. Đây là lần đầu tiên tôi nói dối bố mẹ và cũng là một kỉ niệm buồn mà tôi luôn cảm thấy ân hận và day dứt mỗi khi nhớ lại. Tôi không những nói dối bố mẹ mà còn làm bố mẹ thất vọng về tôi. Tôi cũng tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm cho bố mẹ buồn và thất vọng về mình như thế nữa.

9 tháng 1 2018

Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của chú Dế Mèn trong "Dế Mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài đã để lại một bài học vô cùng lớn đối với mỗi chúng ta và nó cũng gợi cho em nhớ lại một kỷ niệm buồn trong em.Chuyện cách đây đã 4 năm rồi.Đó là vào mùa hè em học năm lớp 3. Em và mấy bạn nữa cùng nhà được bố mẹ cho đi chơi biển.Bãi biển dài với cát trắng tinh và nước biển xanh biếc khiến chúng em vô cùng thích thú.Bố mẹ đã nhắc là chỉ được chơi ở gần bờ và không được ra xa nếu không có sự cho phép của người lớn.Vì mải chơi nên chúng em đã chạy ra xa khu vực bờ và bất ngờ một con sóng lớn ập đến.Chúng em bị ngập trong nước và sợ hãi kêu gào lên. Sau đó em không còn biết gì nữa, và lúc tỉnh dậy thì em đã nằm trong bệnh viện rồi. Rất may mắn là tất cả các bạn đều an toàn.Nhưng sau lần đó, mỗi người trong chúng em đều nhủ là không dám tự ý chạy ra xa bờ trong mỗi chuyến đi biển nữa.Và em mong rằng từ câu chuyện này, tất cả các bạn cũng đều phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động, nghe lời người lớn tuổi, để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

5 tháng 5 2020

nhanh nhe mn mai nộp r

5 tháng 5 2020

Bạn tham khảo link này nhé!

https://vndoc.com/ke-mot-cau-chuyen-cua-em-hoac-ban-be-ve-viec-lam-theo-5-dieu-bac-ho-day/download

12 tháng 1 2018

Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.

12 tháng 1 2018

đây là câu truyện mk tra mạng các bn đọc thử nha

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4)  Ngày sinh nhật của em(5)  Quê em đối mới(6)  Em đã lớn rồi.Câu hỏi:a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4)  Ngày sinh nhật của em

(5)  Quê em đối mới

(6)  Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

1
3 tháng 7 2017

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi