K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Câu 1 (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Nắng hạ. Những tia đầu tiên ánh lên trang vở còn chưa khô màu mực. Và ẩn đâu trong những tàn lá xanh ấy, có những nàng vũ công dần xòe chiếc váy đỏ rực của mình ra, như một điệu ba lê trong bản nhạc ve sầu du dương. Đôi mắt tôi chợt thoáng nhuốm màu buồn, một mảng màu nhẹ thôi mà không hiểu sao khóe mắt cứ rưng rưng…Tôi lắng mình xuống, dường như tôi nghe văng vẳng đâu đây một bài hát chia tay mà chú ve sầu ngoài khung cửa đang cất lên. Sắp đến rồi! Sắp chia tay thật rồi sao!”
(Trích “Tuổi học trò và những tháng ngày không quên” - Nguyễn Hùng Việt)

a) PTBĐ: miêu tả , biểu cảm , tự sự

b) Biện pháp tu từ : so sánh

    Tác dụng :

_ Làm tăng sức gợi hình , gợi cảm , làm cho đoạn trích trên trở nên sinh động , có hồn và gây hứng thú cho người đọc

_ Làm cho sự vật đc so sánh và nhắc tới hiện ra 1 cách sinh động , gần gũic) Cách diễn đạt mang tính hàm xúc và có gtri nghệ thuật cao khi miêu tả những nàng vũ công dần xoè....       
Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có...
Đọc tiếp

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 
- Đem chia đồ chơi ra đi!

– Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3.Tìm 4 từ láy trong đoạn trích.

4. Xác định quan hệ từ trong câu:'' Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.''

5. Xét về mặt nội dung, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.

6. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.

'' Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.''

7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? vì sao?

- Các bạn cố gắng giúp mình nhé!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

1. Đoạn văn trích trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

3. Từ láy: mảnh mai, dịu dàng, thoăn thoắt, ân hận, mãi mãi, lẹp kẹp, líu ríu, loạng choạng...

4. Quan hệ từ trong câu trên là: Nhưng, trong, và

5. Tính mạch lạc trong câu trên được thể hiện là: sự việc được kể sau là hệ quả và chịu tác động của việc kể trước.

6. Đoạn văn được nêu sử dụng điệp từ. "xa nhau" - "xa nhau mãi mãi", "một giấc mơ" - "một giấc mơ thôi" => nhân vật tôi đang không muốn tin những chuyện xảy đến với hai anh em mình. Phép điệp từ đã nhấn mạnh ước mơ, mong muốn của nhân vật tôi.

7. Nếu là người anh, em sẽ không chia đồ chơi mà nhường lại hết cho Thủy.

Nhưng Thành là một đứa trẻ, tất yếu nghe lời mẹ, chia đồ chơi, mặc dù trong lòng thì không muốn.

23 tháng 12 2019

Thi toán chưa? cho xin đề

Xin xong giúp cho

23 tháng 12 2019

BIÊN PHÁP TU TỪ : điệp ngữ 

+) Điệp ngữ ngắt quãng (2 lần): Xa nhau

+) Điệp ngữ vòng<chuyển tiếp>(2 lần): Một giấc mơ

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc...
Đọc tiếp

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                      ( Trích: “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đăng Tâm)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

Câu 2( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì.

Câu 3:chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu:"Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi"

Câu 4:Em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích?Đọc đoạn trích em nhận được thông điệp gì?

1

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                      ( Trích: “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đăng Tâm)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

- Tự Sự xen lẫn biểu cảm

Câu 2( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì.

- Cảm xúc bâng khuâng , trầm ấm khó tả của tác giả về giấc mơ của tuổi ấu thơ , yên bình , thanh tịnh , ấm áp , nơi chốn vỗ về . Độc giả như hoà mình vào từng dòng chữ êm đềm ,ấm áp , giấc mơ tuổi ấu thơ thân yêu của tác giả

Câu 3:chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu:"Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi"

- So sánh: “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad…

Liệt kê:

-“Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”

-“…trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất…”

Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: “Ó… ò…o”! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.

  Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi

Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?

1
4 tháng 7 2018

- Tác giả nghĩ về con gà đất một món đồ chơi không thể quên trong cuộc đời mình như một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời mình

     + Tác giả vừa hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ được say mê chơi món đồ chơi dân gian

+ Những thứ đồ chơi đó đã tđi theo suốt cuộc đời tác giả và trở thành những điều không thể quên

→ Nối kết thành công hiện tại với quá khứ, trình bày được sự vận động trong suy nghĩ, nhận thức của tác giả, bộc lộ được tình cảm của tác giả

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:"Nhìn bàn tay của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, khong hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi cùng bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ....
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nhìn bàn tay của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, khong hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi cùng bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Viết theo thể loại nào?

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Xác định biện pháp tu từ trong phần văn sau và  nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó: "Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."

1
23 tháng 12 2019

a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Tác giả: Khánh Hoài. Thể loại: văn bản nhật dụng.

b. Nội dung: Tình yêu thương của hai anh em Thành, Thủy và nỗi buồn của Thành khi sắp phải xa em.

c. Biện pháp điệp ngữ vòng "một giấc mơ" được lặp lại cho thấy nỗi đau đột ngột, bất ngờ của Thành.

I Đọc- hiểu: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đên! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực những cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ...
Đọc tiếp

I Đọc- hiểu: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đên! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực những cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ ngơi sau những giờ học căng thảng, mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chúng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẽ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

2. Ghi ra những câu văn chứ biện pháp tu từ so sánh.

3. Nêu nội dung của đoạn văn?

1
21 tháng 9 2018

1. Miêu tả

2 .so sánh a,tiếng ve.....hợp khớp

b,Anhs nắng ......chú bé tinh ngịch

nhân hóa:cây cối...khoe sắc

những chú .....một mùa mới đén

3Nội dung;tả vễ những ngày hè của cây cối, muôn hoa,chim thú.. và lòng khát khao của những bạn nhỏ khi mùa hè đến.