K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2017

   Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

   + Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

   + Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

   + Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

   + Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

1 tháng 4 2017

Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

+ Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.

- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

+ Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

+ Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.

- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

5 tháng 9 2017

   - Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

   - Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

   - Ví dụ: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

13 tháng 1 2022

Hoá 8: Nguyên tố A có số mol là 0,2 mol, khối lượng chất A là 4,8gam, A là nguyên tố nào?

13 tháng 1 2022

Ko liên quan đến câu mình hỏi nhưng mà đáp án là 4,8/0,2 = 24 -> A là Mg nha

1 tháng 4 2017

- Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

- Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

- Ví dụ:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

5 tháng 3 2018

   - Khi miền Trung nước ta liên tục bị lũ lụt, đồng bằng Nam Bộ bị hạn hán, xâm nhập mặn, Nhà nước đã thông qua các chính sách nhằm lặp lại cân đối cung cầu như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực,…

   - Nhưng khi có kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán trục lợi thì bị nhà nước dùng pháp luật để trừng trị.

31 tháng 3 2017

Khi miền Trung nước ta liên tục bị lũ lụt, đồng bằng Nam Bộ bị hạn hán, xâm nhập mặn, Nhà nước đã thông qua các chính sách nhằm lặp lại cân đối cung cầu như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực,…

- Nhưng khi có kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán trục lợi thì bị nhà nước dùng pháp luật để trừng trị.


16 tháng 4 2017

- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.

   + Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.

   + Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

   + Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.

   + Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

   + Ví dụ: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.

24 tháng 8 2018

- Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị vì:

   + Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Sự thống trị xét về mặt nội dung thể hiện ở ba mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Để thực hiện sư thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng của mình đối với toàn xã hội. Bằng nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.

   + Nhà nước là bô máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Bất kĩ nhà nước nào cũng có những lực lượng đặc biệt được vũ trang như quân đội, cảnh sát,… Để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt đó đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị.

- Ví dụ: Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật mang tính bắt buộc, được nhà nước bảo đảm thực hiện, ai làm trái sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.