K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

2.

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

28 tháng 9 2017

Như ta đã biết Thời gian qua qua các tin bài, báo chí, loa đài…nạn bắt cóc trẻ em đang được biết đến như một hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các gia đinh, bố mẹ, người trông giữ trẻ.
Hành vi Bắt cóc trẻ em đang diễn biến khó lường với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất liều lĩnh, táo tợn. Hành vi bắt cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào và với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình; người hiếm con; kẻ buôn người nhưng tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc.
Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, đối tượng tìm cách tiếp cận, dụ dỗ trẻ đi theo. Chúng có thể giả danh người nhà của trẻ hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS… hoặc đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân. Hiện nay, nhiều đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội như facebook, zalo… để làm quen, rủ rê trẻ đi chơi, xem phim với chúng để bắt cóc…
Nguyên nhân của các vụ bắt cóc trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng, bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ hay thầy cô giao trong việc trông coi trẻ. Nhiều cha mẹ “sính” con, khoe con trên mạng xã hội, hoặc cho con đeo những đồ trang sức đắt tiền ra đường, tạo cơ hội để tội phạm để ý và tìm cách bắt cóc trẻ để tống tiền.
Ta cần phải bảo vệ, quản lý con cái trước sự manh động, nguy hiểm của tội phạm, bằng cách:
Trước tiên, cha mẹ cần nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em để trẻ cảnh giác. Cha mẹ cần lên danh sách “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, công an, bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường…. hoặc những bà mẹ đi cùng con nhỏ trên đường để trẻ có thể trông cậy, đề nghị giúp đỡ trong tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ,giáo viên cần dạy trẻ nhớ họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, nghề nghiệp của bố mẹ, và chỉ cung cấp với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.

Khi ra đường, chúng ta phải luôn nhắc trẻ không được nói chuyện hay đi theo người lạ và nhận đồ vật của người lạ và khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi, trẻ cần biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý với người xung quanh. Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cha mẹ cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách; cảnh báo mối nguy hiểm khôn lường khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu trẻ đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn, thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn.

Khi tham gia giao thông, cha mẹ chở trẻ đi chơi hay đi học cần chú ý quan sát và luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe/ người lạ đeo bám theo sau một cách không bình thường. Khi đó cần dừng lại ở chỗ đông người, ghi nhớ lại biển số xe đó. Khi cảm thấy nguy hiểm, cần cho xe vào cửa hàng, nhà dân quanh đó, nói với “những người có thể tin tưởng” về việc mình bị người lạ bám theo.
Trường hợp phát hiện con mình đã bị bắt cóc, ta cần phải:
Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình nhất thiết phải trình báo với cơ quan công an gần nhất (kể cả bị đối tượng ngăn cản báo công an). Việc trình báo cần bí mật, vì đối tượng có thể đang quanh quẩn để quan sát động thái của gia đình trẻ.
Khi đối tượng gọi điện tới để đòi tiền chuộc, bố mẹ bí mật ghi âm lại cuộc gọi, lưu số máy gọi đến. Trong khi nói chuyện, người nhà cần tỏ ra sợ hãi và ngoan ngoãn chấp hành mọi yêu cầu của đối tượng, luôn miệng xin chúng đừng làm hại đứa trẻ. Để tránh nghi ngờ, chúng ta tập trung vào việc “mặc cả”, thảo luận về thời gian, địa điểm, cách thức giao nhận tiền… Sau đó, gia đình phải báo cáo và hợp tác chặt chẽ với công an.

* Nội dung câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu Luật trẻ em Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Luật trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày, tháng, năm nào và có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật trẻ em có bao nhiêu chương, điều và thay thế cho luật nào? Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật trẻ em? Câu 2: Theo anh (chị), trong Luật trẻ...
Đọc tiếp

* Nội dung câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu Luật trẻ em

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Luật trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày, tháng, năm nào và có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật trẻ em có bao nhiêu chương, điều và thay thế cho luật nào? Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật trẻ em?

Câu 2: Theo anh (chị), trong Luật trẻ em năm 2016, khái niệm trẻ em được hiểu như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm? Trẻ em có các quyền và bổn phận gì?

Câu 3: Theo Luật trẻ em năm 2016, anh (chị) hãy cho biết thế nào là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những nhóm trẻ em nào? Bảo vệ trẻ em là gì? Có bao nhiêu cấp độ bảo vệ trẻ em? Trình bày cụ thể nội dung từng cấp độ.

Câu 4: Theo quy định của Luật trẻ em, anh (chị) hãy cho biết tổ chức nào đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em? Trình bày phạm vi, hình thức trẻ em tham gia các vấn đề về trẻ em? Để bảo đảm sự tham gia của trẻ em thì gia đình, nhà trường và cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm gì?

Câu 5: Chọn một trong hai câu dưới đây (viết không quá 1.000 từ):

5.1. Theo anh (chị) những vấn đề nào liên quan đến trẻ em tại địa phương mà anh (chị) cho là cần phải đặc biệt quan tâm hiện nay? Giải pháp cấp bách cũng như lâu dài để giải quyết vấn đề đó trong thời gian đến?

5.2. Anh (chị) hãy viết về một gương “người tốt, việc tốt”, theo anh (chị) là điển hình điển hình trong công tác trẻ em mà anh (chị) tâm đắc nhất (Ưu tiên viết về những gương điển hình ở tại địa phương).bucminh

Mong các bạn giúp, mình đang cần gấp để mai nộp rồi!huhukhocroi

0
18 tháng 12 2016

a) sai vì xét về quyền lực thì UBND xã là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho trẻ .Trong trường hợp này , trẻ em 4-5 tuổi chưa có giấy khai sinh . Như vậy ,bố mẹ đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật đó là khai sinh đúng thời hạn cho trẻ ( từ khi sinh đến không quá 60 ngày ) . Để các em nhỏ đó có giấy khai sinh thì chỉ cần lên UBND xã nơi mình cư trú để xin cấp giấy khai sinh , hồ sơ bao gồm :

- Đơn xin cấp giấy khai sinh

- Sổ hộ khẩu gia đình

- Chứng minh thư nhân dân

- Các giấy tờ khác liên quan đến việc xin cấp giấy khai sinh ( thời hạn không quá 7 ngày , nếu hồ sơ có vấn đề thì không quá 14 ngày )

vậy chỉ cần cấp giấy khai sinh ở UBND xã là được .

b) dễ nên thôi nhé!

Câu 1: Trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, vấn đề nào được xem là có tầm quan trọng đặc biệt?​A. Bảo vệ rừng.​B. Quản lí chất thải.​C. Bảo tồn đa dạng sinh học.​D. Khai thác hợp lí tài nguyên.Câu 2: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?​A. Quyền được giáo dục.​B. Quyền được bảo vệ.​C. Quyền được chăm sóc.​D. Quyền được sống chung với ba...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, vấn đề nào được xem là có tầm quan trọng đặc biệt?

​A. Bảo vệ rừng.​B. Quản lí chất thải.

​C. Bảo tồn đa dạng sinh học.​D. Khai thác hợp lí tài nguyên.

Câu 2: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?

​A. Quyền được giáo dục.​B. Quyền được bảo vệ.

​C. Quyền được chăm sóc.​D. Quyền được sống chung với ba mẹ.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm trong bảo vệ di sản văn hóa dân

tộc mà pháp luật qui định?

​A. Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.

​B. Phát huy, kế thừa bí quyết về nghề thủ công truyền thống.

​C. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, truyền bá các di sản văn hóa.

​D. Lên án những hành vi có thái độ bôi nhọ, phá hủy những giá trị văn hóa.

Câu 4: Biết sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý là biểu hiện của tính

​A. tự trọng.​B. khoa học.​C. trung thực.​D. tiết kiệm.

Câu 5: "Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

​A. Xã hội.​B. Nhà trường.​C. Gia đình.​D. Nhà nước.

Câu 6: Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch là chủ động, tiết kiệm

​A. được thời gian vui chơi.​B. thời gian của mình.

​C. được thời gian học tập của mình.​D. được thời gian phụ giúp gia đình.

Câu 7: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đạt hiệu quả gì?

​A. Tạo điều kiện bảo vệ tài nguyên đất, nước, giúp phục hồi tài nguyên rừng.

​B. Tạo điều kiện cho rừng phát triển và phục hồi.

​C. Bảo vệ rừng và các sinh vật sống trong rừng.

​D. Bảo vệ các sinh vật sống trong rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 8: Sống và làm việc không có kế hoạch sẽ có biểu hiện

​A. sắp xếp công việc hàng ngày khoa học.

​B. làm việc theo cảm hứng riêng.

​C. lên kế hoạch nhiệm vụ cụ thể.

​D. biết xác định từng mục tiêu công việc.

Câu 9: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch?

​A. K luôn làm việc tùy theo cảm hứng của mình.

​B. Khi cô giao bài tập về nhà, nếu thích thì M sẽ làm.

​C. G lên thời khóa biểu về lịch trình học và làm việc.

​D. Vì dậy muộn nên H thường xuyên đi học muộn.

Câu 10: Biểu hiện của các bạn học sinh làm việc không khoa học là gì ?

​A. Chơi trước học sau.

​B. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

​C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

​D. Học trước chơi sau.

Câu 11: Bước đầu tiên trong quá trình dẫn đến thành công là bước nào sau đây ?

​A. Sắp xếp chỗ ở.​B. Chuẩn bị tiền.​C. Học thật giỏi.​D. Lập kế hoạch.

Câu 12: Hành vi nào góp phần bảo vệ di sản?

​A. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong ngày lễ hội.

​B. Ca ngợi các di sản nhưng không bao giờ đi tham quan các di sản.

​C. Đi tham quan các di sản nhưng chê bai các di sản.

​D. Nói xấu truyền thống dân tộc

6
1 tháng 4 2022

Câu 1: Trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, vấn đề nào được xem là có tầm quan trọng đặc biệt?

A. Bảo vệ rừng.​B. Quản lí chất thải.

​C. Bảo tồn đa dạng sinh học.​D. Khai thác hợp lí tài nguyên.

Câu 2: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em?

​A. Quyền được giáo dục.​B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được chăm sóc.​D. Quyền được sống chung với ba mẹ.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm trong bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mà pháp luật qui định?

​A. Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.

​B. Phát huy, kế thừa bí quyết về nghề thủ công truyền thống.

​C. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, truyền bá các di sản văn hóa.

​D. Lên án những hành vi có thái độ bôi nhọ, phá hủy những giá trị văn hóa.

Câu 4: Biết sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý là biểu hiện của tính

​A. tự trọng.​B. khoa học.​C. trung thực.​D. tiết kiệm.

Câu 5: "Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

​A. Xã hội.​B. Nhà trường.​C. Gia đình.​D. Nhà nước.

Câu 6: Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch là chủ động, tiết kiệm

​A. được thời gian vui chơi.​B. thời gian của mình.

​C. được thời gian học tập của mình.​D. được thời gian phụ giúp gia đình.

Câu 7: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đạt hiệu quả gì?

​A. Tạo điều kiện bảo vệ tài nguyên đất, nước, giúp phục hồi tài nguyên rừng.

​B. Tạo điều kiện cho rừng phát triển và phục hồi.

​C. Bảo vệ rừng và các sinh vật sống trong rừng.

​D. Bảo vệ các sinh vật sống trong rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 8: Sống và làm việc không có kế hoạch sẽ có biểu hiện

​A. sắp xếp công việc hàng ngày khoa học.

​B. làm việc theo cảm hứng riêng.

​C. lên kế hoạch nhiệm vụ cụ thể.

​D. biết xác định từng mục tiêu công việc.

Câu 9: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch?

​A. K luôn làm việc tùy theo cảm hứng của mình.

​B. Khi cô giao bài tập về nhà, nếu thích thì M sẽ làm.

C. G lên thời khóa biểu về lịch trình học và làm việc.

​D. Vì dậy muộn nên H thường xuyên đi học muộn.

Câu 10: Biểu hiện của các bạn học sinh làm việc không khoa học là gì ?

​A. Chơi trước học sau.

​B. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

​C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

​D. Học trước chơi sau.

Câu 11: Bước đầu tiên trong quá trình dẫn đến thành công là bước nào sau đây ?

​A. Sắp xếp chỗ ở.​B. Chuẩn bị tiền.​C. Học thật giỏi.​D. Lập kế hoạch.

Câu 12: Hành vi nào góp phần bảo vệ di sản?

​A. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong ngày lễ hội.

​B. Ca ngợi các di sản nhưng không bao giờ đi tham quan các di sản.

​C. Đi tham quan các di sản nhưng chê bai các di sản.

​D. Nói xấu truyền thống dân tộc

1.B

2.C

3.A

4.B

5.C

6.B

7.A

8.B

9.C

10.A và D

11.D

12.A

Đáp án :

1 ; 3 ; 4 ; 6 ; 7 .

#Kuân08

Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?

1. Quan tâm nhiều hơn đến các bạn khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

2. Hương chỉ kết bạn và chơi thân với những bạn có hoàn cảnh giống mình.

3. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con vùng lũ lụt.

4. Mọi người đang giúp đỡ nhau chuyển đồ đạc khi bão lũ đến.

5. Lôi kéo tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

6. Một em bé dắt bà cụ sang đường.

7. Cả nhóm cùng thảo luận sôi nổi để tìm cách giải quyết hợp lí nhất tình huống mà giáo viên nêu ra.

#Y/n

11 tháng 10 2017

câu 1:- Vấn đề an toàn giao thông ở địa phương em đc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có vài người dân,hoặc phần lớn là các bạn trẻ chưa thực hiện đúng luật ATGT.

- Vd : các bạn học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã biết và chạy xe honda ; chạy xe đạp điện, xe honda mà không đội mũ bảo hiểm...

Câu 2 : giản dị, trung thực,tự trọng đem lại cho em :

- Được bạn bè quý mến.

- Cuộc sống trở nên dễ dàng, an nhàn hơn.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

Câu 3: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết yêu thương con người. Không tình cảm nào quý hơn tình người. Có tình người, chúng ta mới có mối quan hệ tốt, tạo nên sự khắng khít, trân trọng giữa người với người. Tình người đã tạo nên biết bao câu chuyện đẹp trong đời sống. Ví dụ : các chiến sĩ công an giúp người dân chống lũ ở Quảng Ninh,...

Câu 4 : - Tôn sư: tôn trọng thầy cô.

- Trọng đạo : biết quý trọng đạo đức, lẽ phải.

Câu 5 : Ý nghĩa : đoàn kết, tương trợ tạo nên nguồn sức mạnh của tập thể. Ví dụ : cùng nhau hoàn thành 1 bài tập khó theo nhóm sẽ dễ hơn khi làm cá nhân,...

Câu 6 :- khoan dung nghĩa là sự tha thứ

-em đã từng tha thứ cho 1 bạn mượn rồi vô ý làm mất cây bút chì của em .

Câu1- Thế nào là di sản văn hoá vật  thể và di sản văn hoá phi vật thể?Hãy kể tên di sản văn hóa của quê hương Hà Nam mà em biết, cho biết nó thuộc loại di sản nào?Câu 2: ​a.Cho biết nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày tháng năm nào? Là thành quả của cuộc cách mạng nào? Do đảng nào lãnh đạo?b. Bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp nêu tên cụ thể? Vẽ sơ đồ phân công theo...
Đọc tiếp

Câu1
- Thế nào là di sản văn hoá vật  thể và di sản văn hoá phi vật thể?Hãy kể tên di sản văn hóa của quê hương Hà Nam mà em biết, cho biết nó thuộc loại di sản nào?
Câu 2: 
​a.Cho biết nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày tháng năm nào? Là thành quả của cuộc cách mạng nào? Do đảng nào lãnh đạo?
b. Bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp nêu tên cụ thể? Vẽ sơ đồ phân công theo tên cơ quan?
Câu 3: 
a. Hãy nêu những việc làm cụ thể của bản thân hoặc gia đình em đến cơ quan nào và tới bộ phận nào để giải quyết? ( ít nhất 3 việc)
b. Tình huống:
Nhà An quyết định cả nhà đi vào thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống, An cũng theo vào đó để học. Hè xong nhà  An phải đi để còn xin đi học. Vậy gia đình An cần phải đến cơ quan nào để giải quyết? Hãy nêu giúp cách cho bạn nhé.

0
Doc tinh huong sau va tra loi cau hoi:  Tuấn là một cậu bé khá điển trai trong lớp, nhưng nhà nghèo. Mẹ Tuấn chắt chiu mãi mới mua được cho em chiếc xe đạp cũ để đi học. Ở lớp, một số bạn nam đi xe đạp tốt và đẹp hơn. Thỉnh thoảng các bạn ấy cứ rêu Tuấn rằng, đẹp trai mà đi xe "tòng tọc"... Tuấn thấy buồn lắm về nhà đòi mẹ mua xe đạp tốt hơn. Mẹ đã giải thích nhưng Tuấn vẫn...
Đọc tiếp

Doc tinh huong sau va tra loi cau hoi:

  Tuấn là một cậu bé khá điển trai trong lớp, nhưng nhà nghèo. Mẹ Tuấn chắt chiu mãi mới mua được cho em chiếc xe đạp cũ để đi học. Ở lớp, một số bạn nam đi xe đạp tốt và đẹp hơn. Thỉnh thoảng các bạn ấy cứ rêu Tuấn rằng, đẹp trai mà đi xe "tòng tọc"... Tuấn thấy buồn lắm về nhà đòi mẹ mua xe đạp tốt hơn. Mẹ đã giải thích nhưng Tuấn vẫn cứ nằng nặc đòi mua, thậm chí dọa bỏ học.

- Theo em các bạn nam trong lớp ứng xử đã đúng chưa? Các bạn ấy có thể hiện sự khiêm tốn và giản dị không?

 - Với hiểu biết về ý nghĩa của giản dị và khiêm tốn, nếu là mẹ Tuấn, em sẽ nói gì với Tuấn khi Tuấn đề nghị mua xe đạp tốt hơn?

-Nếu em là Tuấn, em sẽ ứng xử như thế nào với các bạn khi bị các bạn trêu như vậy? Hãy phân tích hành vi nào thể hiện sự khiêm tốn, hành vi nào thể hiện sự giản dị. Tại sao?

4
6 tháng 10 2016

- Các bạn nam trong lớp đã ứng xử không đúng.Các bạn ây không thể hiện sự khiêm tốn và giản dị vì đã chế diễu Tuân mặc dù biết nhà Tuấn không có điều kiện.

-Em sẽ nói: Con à! Mẹ biết nhà mình không có điều kiện và ước muốn của con thì hơn lớn. Mẹ không có đủ tiền để trang trải mọi thứ cho con nhưng chiếc xe đó là mồ hôi công sức vất vả của cha mẹ.Con hãy cố đi 1 thời gian, khi nào nhà mình khá lên , mẹ hứa sẽ mua cho con 1 chiếc xe mới như các bạn, với điều kiện con sẽ cải thiện việc học tập của mình nhé!

- em sẽ ứng sử: Chiếc xe này mặc dù với các bạn nó không là gì cả nhưng với tớ , tớ trân trọng nó vô cùng. Dù là xe cũ nhưng đây là tiền mà ba mẹ tớ phải đổ mồ hôi công sức ra mãi mới mua được.

 

6 tháng 10 2016

theo dõi mk nhé có gfi khó hỏi mk nhé mk sẽ giúp bạn oke.  cứ tag mk vô nếu lm dc...

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội