K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2020

Tham khảo:

Bài 1:

A. Mở bài

- Nói đôi nét về than phận người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến cũ (Họ là những con người tài năng và xinh đẹp nhưng lại phải chịu những bất hạnh, đau đớn hơn là không có quyền được là chủ cuộc đời của chính mình).

- Giới thiệu về câu ca dao (Trích nguyên câu ca dao cần được phân tích)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’ Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

B. Thân bài

- Giải thích

+ Tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước. Nó đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa đào hay những loại lụa nói chung đều có đặc điểm là nhẹ, mềm và rất mát. Và khi mặc vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng đúc kết "Người đẹp vì lụa”.

+ Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?

+ Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.

>>> Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.

- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.

- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh.

>>> Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em” là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói, gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:

+ Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.

+ Hai từ “Thân em” như khắc khoải đến nghẹn lời, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuối. Người con gái khi được tự giới thiệu về chính mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.

- Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ vậy. Hơn nữa lụa đào lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công.

>>> Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành.

- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.

>>> Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

>>> Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than

Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.

+ Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạn được số phận của mình

- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ xưa.

30 tháng 10 2020

cảm ơn bạn nha

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam. Đặc biệt, là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Từ "thân em" được sử dụng nhiều lần trong các bài ca dao. Chỉ hai từ " thân em" nghe đã thấy vô cùng tội nghiệp và xót xa cho số phận. Những người nữ đó họ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận là chịu nhiều điều bất hạnh. Đúng như người xưa có nói là " hồng nhan bạc mệnh". Mà sống trong xã hội phong kiến họ đâu có quyền đinh đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cúng giống " tấm lụa đào" " Phát phơ giữa chợ". Họ luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một tình yêu thật sự. Nhưng số phận đã được định đoạt và như là một đồ vật không hề có giá trị để cho người khác chọn lựa. Thật sự chúng ta xót xa, thương cảm cho những số phận người phụ nữ trong xã hội phông kiến. Đồng thời cũng thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội họ đã có quyền tự định đoạt hạnh phúc của bản thân. Và những người phụ nữ họ đã tự chủ về nhiều mặt nên sự sống hay hạnh phúc không hề phải phụ thuộc vào người khác. Nhưng dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp và vẫn luôn sáng ngời.

18 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

7 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

5 tháng 1 2022

Thân phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thời xưa thường phải chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh. Họ thường bị khoác lên mình những thuần phong mỹ tục, những phong tục cổ hủ lạc hậu, gò ép bản thân làm theo ý kiến người khác, phục tùng tuân lệnh mà không hề có cơ hội phản kháng.

Ngay đến hạnh phúc của bản thân mình, việc dựng vợ gả chồng quyết định tình cảm cũng không có cơ hội lựa chọn mà phải tuân theo lời cha mẹ sắp xếp.

Trong lịch sử đã chứng minh có nhiều người phụ nữ xưa, có tài, có sắc nhưng cuộc đời lại chịu nhiều bất hạnh, phải làm kỹ nữ mua vui hoặc làm vợ lẽ, làm thê thiếp cho những người có chức quyền có tiền bạc. Cuộc sống cơ cực tủi nhục, bị ghẻ lạnh, bị chèn ép dẫn tới cái chết như nàng Thúy Kiều, nàng Tiểu Thanh, Đạm Tiên…

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, được sinh ra trong gia đình lễ nghĩa có học thức nhưng lại phải trải qua kiếp hồng nhan đa truân, long đong mười hai bến nước, phải năm lần bảy lượt rơi vào chốn lầu xanh ăn chơi, nơi mua vui cho kẻ khác. Cuộc đời nàng bị rất nhiều kẻ lừa dối hãm hại.

Thúy Kiều cũng nhiều lần tìm tới cái chết để kết thúc cuộc éo le, nhơ nhuốc của mình nhưng không thành công.

Nàng cũng phải làm vợ lẽ, là người hầu kẻ hạ cho người ta. Sống cuộc sống buồn tủi đúng như người xưa đã từng nói rằng:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Thân em như giếng giữa làng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Số phận của những người phụ nữ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, vào cha mẹ, vào người mai mối, người chồng tương lai. Họ không được quyền quyết định hạnh phúc lứa đôi. Luôn phải nghe theo những quy tắc nhất định như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Nếu ở nhà thì phải nghe lời cha mẹ, lớn lên lấy chồng phải nghe lời chồng, chẳng may chồng qua đời thì phải nghe theo lời con. Như vậy, cuộc sống của người phụ nữ lúc nào thì được sống cho mình, có lẽ tới lúc chết họ cũng chẳng thể nào sống theo ý mình được. Chính vì vậy những người phụ nữ mới ví von mình rằng:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Những câu ca dao như lời than thở, oán hận chứa chan nước mắt của những người con gái đang tuổi xuân thì, chưa từng một lần biết tới tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Họ phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ, nên mọi sự dự định cho tương lai hạnh phúc của mình đều phải do người trên quyết định.

Những người con gái này ví von thân mình như một tấm lụa đào, rất nhiều người yêu thích muốn mua về may quần áo. Một tấm lụa đào mong manh yếu đuối, nhưng lại được treo giữa chợ phất phơ trước gió, nơi đông người chẳng biết đâu mà lường trước.

Câu ca dao thể hiện sự hoang mang của người con gái trước tương lai của mình, không biết sẽ rơi vào tay ai, vào chốn nhung lụa giàu sang, hay vào địa ngục trần gian, vào vũng trâu đằm cũng phải chịu đắng cay mà sống hết kiếp người.

Ca dao thời xưa chính là một nét văn hóa của người lao động Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Nó chính là những tâm tư tình cảm của người dân gửi gắm vào trong đó. Nó thể hiện ước mơ, nỗi lòng của con người muốn được bộc lộ ý nguyện ước mong của mình.

Những người phụ nữ thời xưa luôn chịu mọi sự trói buộc của lễ giáo hà khắc, sống cảnh tam tòng tứ đức, thờ chồng yêu con. Mọi việc trong gia đình dù lớn hay nhỏ cũng phải tuân theo lời người chồng, người cha trong gia đình, người phụ nữ không có quyền lên tiếng.

Hai từ “Thân em” đã thể hiện sự nhỏ bé yếu đuối của những số phận người con gái, phụ nữ trong hoàn cảnh éo le của chế độ.

Người xưa cũng vô cùng tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh, độc đáo để ví von người phụ nữ với tấm lụa đào làm tăng vẻ mong manh yếu đuối của thân phận người phụ nữ lên.

Từng câu nói trong bài ca dao đều toát lên vẻ ai oán, cay đắng của người phụ nữ trong cuộc sống. Nó là tiếng lòng thầm kín của người con gái trong chế độ “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” tức là một con trai cũng là có, còn mười con gái cũng như không. Một chế độ hà khắc mà thân phận người con gái chỉ như bọt bèo trôi mà thôi, không thể nào có được hạnh phúc.

29 tháng 9 2023

Ý nghĩa: Số phận bấp bênh, trôi dạt không biết trước của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, không có giá trị có thể là của ai và về nhà ai bất kì lúc nào, họ không được coi trọng.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .