K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

Rất hay. Nói về buổi sáng ở san nhà em

9 tháng 3 2021

Bài thơ vẽ nên một bức tranh đẹp của buổi sáng. tuy nhiên, trong một góc của bức tranh lại có hình ảnh không đẹp

Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

Một điểm không đẹp này dường như làm cho bức tranh mất đi giá trị của nó !

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

7 tháng 12 2021

Tham Khảo        
   Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

Buổi sáng bắt đầu khi ông mặt trời dần vén bức màn đêm đen lên để ban phát những tia sáng ấm áp cho trần gian. Cuộc sống sinh hoạt của nhà em chính thức bắt đầu. Bà em vấn chiếc khăn hồng, bố em xách điếu đi cày còn mẹ em đi tát nước. Cậu mèo dậy sớm, nghiêng nghiêng cái đầu đưa tay lên rửa mặt. Gà mái và gà trống cũng thức dậy huyên thuyên một hồi. Những cây trong vườn cũng dần tỉnh giấc. Đàn chuối vẫy tay cười khoái chí, còn lũy trẻ tựa như thiếu nữ xinh đẹp chải chuốt mái tóc của mình. Mây nắng cũng tinh nghịch ghé vào sai gương. Những vật dugj trong gia đình khác như nồi chổi cũng bắt đầu công việc của mình.

7 tháng 5 2016
Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường… 

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ồ nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường dược quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… Ở những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đệp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng,chỗ‘trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.“Tung…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

 Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là  một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.
7 tháng 5 2016

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

10 tháng 12 2023

Đề bài dài v bạn

10 tháng 12 2023

                                         **Tham khảo**

Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

23 tháng 9 2018

  Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy. Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.

   Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hoà Lộc đã ra trái bói, từng chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy. Ông em bảo rằng thời tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.

   Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa đứng một mình có thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùngchiếc sào đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa rất hấp dẫn, khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của cây trái vườn nhà.

   Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm... tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.

   Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.

23 tháng 9 2018

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

21 tháng 2 2016

Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

 

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Bài làm

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ – Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác – cháu, cha – con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh – Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:



 

21 tháng 2 2016

Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

 

Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

 

Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

 

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

 

Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

 

Bài thơ có thể tóm tắt như sau:

 

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

 

Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

 

Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

 

 

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

 

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

 

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

 

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

 

Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm 
Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một . 
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

 

Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

 

Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

 

Anh đội viền mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

cam nghi ve bai tho dem nay bac khong ngu

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

16 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nghỉ hè, ngoài giờ sinh hoạt ở câu lạc bộ năng khiếu, em thường vào trường chơi với vài bạn cùng lớp lại ở cùng xóm. Ngoại trừ cây cối, ong bướm và chim chóc, tất cả còn lại trong trường đều nghỉ hè. Khung cảnh sân trường thật trang nghiêm và vắng lặng, buồn mênh mang. Cột cờ buồn vì thiếu lá cờ, ghế đá buồn vì thiếu lũ học trò tinh nghịch.

Trên các dãy lầu, văng vẳng tiếng lá khô sột soạt, tiếng chim ríu rít, tiếng rào rào của nhành cây gõ nhẹ trên mái tôn. Thỉnh thoảng, vài cánh phượng rơi lả tả xuống sân trường. Một cơn gió cuốn qua, gom những cánh hoa ấy vào góc tường của hành lang phòng giáo viên. Nắng đã lên cao, từng bóng cây rạp dài trên mặt sân che cho chúng em chơi đùa.

Cây cối trong sân trường đung đưa theo nhịp gió, từng nụ hoa hồng, hoa cúc chúm chím nở. Chúng đua nhau khoe sắc, tỏa hương mời gọi lũ ong bướm. Dưới hồ, những chú cá chép rượt đuổi nhau khuấy động cả mặt hồ, bắn nước tung tóe. Lác đác bên góc hồ, các chị tai tượng trầm tĩnh lượn lờ trong nước, chốc chốc làm động đậy những khóm bèo hoa dâu. Nhìn chiếc trống to đứng trước phòng thầy hiệu trưởng, em nghe văng vẳng bên tai tiếng trống ngày khai trường. Lòng nôn nao và bâng khuâng, em nhở chỗ ngồi, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ bạn bè và nhớ cả thầy cô. Em mong thời gian qua nhanh để em được cắp sách đến trường, chia xa những ngày hè êm ái.

TK :

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.