K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2016
Ca dao – dân ca là một thể loại văn học dân gian có khả năng đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống của nhân dân lao động. Phong tục cưới xin cũng là một để tài quen thuộc mà ca dao thường quan tâm, miêu tả. Với cái nhìn hóm hỉnh, hài hước, tác giả dân gian phản ánh phong tục cưới xin ngày xưa qua bài ca dao sau đây: Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…  Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui. Người bình dân đã tìm thấy niềm vui ngay trong cảnh nghèo như thế. Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng cảnh đám cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cưới, để vui, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống. Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất bản lĩnh và quan niệm sống của họ. Vậy thì ở đây, người nông dân đã tự cười mình như thế nào và tiếng cười ấy đã cho ta thấy tâm hổn của họ ra sao?  Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng. Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương.  Đứng trước sự việc hệ trọng của đời người, chàng và nàng không còn mơ mộng như lúc mới yêu nhau được nữa. Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai.  Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày: Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.  Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi… một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực. Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình. Đó là voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được.  Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai đã “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, lình đình. Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. Lí lẽ của chàng trai thoạt nghe cũng có vẻ chấp nhận được. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại ba lần). Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng.  Đọc kĩ, ta sẽ thấy với lối nói giảm dẫn: voi – trâu – bò – chuột, chàng trai đã khéo léo đánh đồng con voi, con trâu, con bò với con chuột, vì chúng đều là thú bốn chân! Sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, tức là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với các lễ vật khác.  Bằng biện pháp trào phúng sắc sảo, các tác giả dân gian đã chi ra sự lúng túng, bao biện của chàng trai. Sự khoe khoang, khoác lác dù có tinh ranh đến đâu, lập luận khôn ngoan đến mấy thi cuối cùng sự thật cũng bị phơi bày trước con mắt của cô gái.  Như trên đã nói, tuy cô gái chưa nêu ra điều kiện dẫn cưới nhưng chàng trai đã vội vã công bố lễ vật dẫn cưới của mình. Lễ vật lúc đầu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên. Thành ngữ Đầu voi đuôi chuột bắt nguồn từ đây chăng?  Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen: Chàng dẫn thế em lấy làm sang. Nỡ nào em lại phá ngang như là.., Bởi cô gái đã “đi guốc vào bụng” người yêu. Cô còn lạ gì tính sĩ diện của chàng trai muốn làm đám cưới thật linh đình trong khi nhà nghèo, tiền nong chẳng có. Cô gái thông minh đã bắt thóp được điểm yếu của chàng trai. Bằng tấm lòng chân thành của người vợ tương lai, cô ôn tồn giãi bày ý định của mình: Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chi thách có… một nhà khoai lang! Kể cũng lạ đời! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải. Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra. Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau. Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang. Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm. Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.  Một nhà khoai lang, mới nghe tưởng quá nhiều nhưng thực tế đó là thử lễ vật xoàng xĩnh, chàng trai có thể kiếm được. Dân tộc ta bao đời nay sống bằng lúa ngô, khoai sắn. Lễ vật tuy bình thường nhưng ý nghĩa thì sâu xa, thấm thía.
Để cho người yêu an tâm không còn băn khoăn gì nữa, cô gái giải thích cặn kẽ: Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi. Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên. Cô gái đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi. Còn khoản đãi bà con họ hàng, cô gái dùng những củ nhỏ hơn. Cùng cảnh ngộ “thân cò, thân chim”, ai mà không cảm thông, chia sẻ.
Lo cho làng và họ hàng xong, cô gái mới quay về với gia đình mình: Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo.
Cách suy tính của cô gái thật cụ thể, kĩ càng: Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn… 

Tấm lòng chân thành của cô gái dành cho làng, họ hàng, con trẻ và còn cho cả con lợn, con gà nữa. Dường như cô muốn tất thảy đều vui vẻ chia sẻ với hạnh phúc của cô.

Còn kiếm đâu ra được cô gái chu đáo, đảm đang như cô gái này nữa ? Chàng trai chắc không còn băn khoăn, lo lắng. Đám cưới của hai người sẽ thuận buồm xuôi gió, Mối tơ vò của chàng trai đã được cô gái nhẹ nhàng, khéo léo tháo gỡ, họ thong dong đi vào cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trăm năm. Kết thúc cuộc tình thật có hậu!

 Nghệ thuật hài hước, trào lộng kết tụ ở việc khắc họa hình ảnh chàng trai cố khoe mẽ để che đậy cảnh nghèo của mình và ở việc miêu tả thái độ chân thật, cởi mở, nhẹ nhàng kiểu “lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương” của cô gái. Bài ca dao thành công vì đã đối sánh hai tính cách, hai hướng suy nghĩ khác nhau. Đó là sự đối lập giữa tính sĩ diện, đua đòi theo thói tục lạc hậu và sự sáng suốt, giản dị phù hợp với cuộc sống của quần chúng lao động.  Đọc bài ca dao trào lộng Cưới nàng anh toan dẫn voi…, đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa. 
13 tháng 12 2021

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.

Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.

Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh sống của ông khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cô đơn, một mình của Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tới ba số từ một nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc gì sau ba từ một đứng trước… không có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó không có thêm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các công việc của nhà nông ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá tao nhã, thanh đạm mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà không cần bận tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiến ta được vui vẻ, được hòa hợp được.

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.

Một mai / một cuốc / một cần câu

Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, không chỉ là lời nói khẳng định thông thường những gì mình trải qua mà tác giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu qúy gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở câu sau:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp, vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thế mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới không. Và khôn, dại như thế nào mà tìm đến ở chốn lao xao và nơi vắng vẻ.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực

Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chốn lao xao hay quan niệm dại và khôn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thôn quê còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Còn chốn lao xao chính là nơi tấp nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó chỉ dành cho những ai biết khôn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy lao xao nó như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi vắng vẻ là thôn quê, yên lành, còn chốn lao xao là vùng kinh đô đầy náo nhiệt. Nhưng còn không là thế nào và dại là ra sao? Chọn nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khôn. Còn khôn sống ở nơi đô thị tránh xa sự yên bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân vào chốn xô bồ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đôi ở hai câu thơ này để diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hoàn toàn tới xung khắc của hai nơi sống, hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.

Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao.

Ta đối với người, dại đối với khôn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm và đến) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống và cách lựa chọn của tác giả?

Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với những sản vật riêng chỉ có nơi thôn quê.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Mặc dù sống ở nơi thôn quê còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại có các thú vui riêng và được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vô cùng. Chỉ có măng trúc và giá thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hòa hợp, cảm thông của tấm lòng với tấm lòng. Bởi vì đã không ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:

Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.

Hay:

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách

Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thật đạm bạc mà thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chỉ có vùng nông thôn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mái thả hồn mình vào trong thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.

Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống của ông, là khát vọng được sống hòa hợp với thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hòa quyện với thiên nhiên mới khiến ta mở rộng lòng mình, vùng vẫy ôm thiên nhiên vào lòng và cũng chính thiên nhiên ôm ta vào lòng nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta thanh thản, ấm áp mà thôi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn:

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe ngủ. Ông ta mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quí. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là giấc mộng, thấy cành hòe phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Hay:

Thấy dặm thanh vân lại bước chèn
Được nhàn ta sá dường thân nhàn.

Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân chứ không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.

Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về tiền tài, danh vọng.

Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hòa, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội cũng đi đến…

Nhàn là một triết lí sống để bảo toàn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về đạo đức:

Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò.

Và:

Hoa càng khoe nở hoa càng rửa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.

Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.Trước khi biết Xuân Diệu nói:"Ca dao là máu của Tổ Quốc",trước khi nghe Tế Hanh nói:" Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ",tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi.Mỗi lần ru con,bà cần 2 tao nôi,hoặc 1 tay chụm cả 4 tao nôi vừa đưa vừa hát.Lạ thay,má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.Trước khi biết Xuân Diệu nói:"Ca dao là máu của Tổ Quốc",trước khi nghe Tế Hanh nói:" Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ",tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi.Mỗi lần ru con,bà cần 2 tao nôi,hoặc 1 tay chụm cả 4 tao nôi vừa đưa vừa hát.Lạ thay,má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suố,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận.Tràn ngập trong âm thanh du dương,huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng,thế giới của mồ hôi nước mắt,thế giới của tình thương,của tình yêu,của cái thiện,của sự huyền ảo,mộng mơ.

a)Xác định câu chủ đề của văn bản?Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?

b)Tế Hanh nói:"Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ"-ý nghĩa của câu nói này là gì?

c)Xác định biện pháp tu từ trong câu:"Ca dao tuôn ra như suối,bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận"?Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

0