K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

17 tháng 5 2018

a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp

b, Dàn ý

   + Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống

   + Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe

   + Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp

c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:

   + Gồm hệ thống chuyển động

   + Hệ thống chuyên chở

   + Hệ thống điều khiển

- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.

d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.

Tham khảo :

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian sẽ thuyết minh : trò ô ăn quan.

Ví dụ:

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.

b) Thân bài

* Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan

- Không một ai hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời, dân gian cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.

- Có nhiều người cho rằng trò chơi này xuất phát từ bàn cờ mancala ở Ả Rập (khoảng 1580 – 1150 TCN) và được lan truyền đi rất nhiều nơi và đến với nước ta.

- Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích, ông có một cuốn sách bàn về các phép tính và các số ẩn trong trò chơi này.

 

- Hiện tại trò chơi này được trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

* Đặc điểm của trò chơi

+ Số lượng người chơi: 2 đến 4 người chơi

+ Độ tuổi thường chơi: trẻ em

+ Thời gian chơi: không giới hạn

+ Các kỹ năng cần thiết: chiến thuật, đếm

* Cách thức chơi và luật chơi

- Chuẩn bị: bàn chơi, quân chơi, người chơi và bố trí quân chơi.

+ Bàn chơi:

Bàn chơi ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng...Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

+ Quân chơi:

Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi... miễn sao vừa tay người chơi cầm là được.Ô quan luôn chỉ có 2 viên và lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân.Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.Biến thể: Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và / hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân...

+ Người chơi:

Thường có 2 người chơi ngồi đối diện nhau.Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.

- Cách chơi và luật chơi:

+ Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.

+ Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.

+ Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.

+ Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.

+ Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.

+ Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.

* Ý nghĩa của trò chơi ô ăn quan

- Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa.

- Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

- Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật:

+ Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng - Xuân Quỳnh)

Bên rìa hầm trú ẩn

Em chơi ô ăn quan

Sỏi màu đua nhau chạy

Trên vòng ô con con.

Sỏi nằm là giặc Mỹ

Sỏi tiến là quân mình

Đã hẹn cùng nhau thế...

Tán bàng nghiêng bóng xanh...

(Chơi ô ăn quan, Lữ Huy Nguyên)

+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).

c) Kết bài

- Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

8 tháng 2 2022

Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: vndoc.com

 

1. Mở bài

Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ: Một trong những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống con người chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi kéo co.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Trò chơi này đã xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

        VDO.AI

Trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu con người cũng biết đến trò chơi thân quen đó.

Nó xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

Dù tồn tại ở thể nào hay dịp nào thì nó vẫn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng biệt không lẫn lộn với bất cứ một trò chơi nào khác.

b. Thuyết minh chi tiết

Cần chuẩn bị một sợi dây thừng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chính giữa bằng một chiếc khăn hoặc mảnh vải khác màu.

Hai đội chơi đứng cách đoạn chính giữa đó một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn từ trước.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện thành viên của hai đội phải bằng nhau.

Thành viên hai đội sau khi được sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ ở tư thế sẵn sàng kéo.

Người trọng tài sau khi thấy hai đội đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to. Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội dùng hết sức của mình để kéo sợ dây về phía mình.

 

Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

Đối với trò chơi kéo co có nhiều đội tham gia thì đội nào giành chiến thắng sẽ được vào vòng tiếp theo và đấu với những đội mạnh hơn để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng.

c. Yêu cầu của trò chơi

Các thành viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai nhất định. Những người tham gia trò chơi này thường có sức khỏe và sức chịu đựng tốt cũng như tinh thần, ý chí kiên cường, vững vàng.

d. Tác dụng của trò chơi

Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

Ngoài ra, nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của trò chơi dân gian này.

23 tháng 2 2022

tham khảo

Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.

Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, êke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm - 3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.

Khác với thước thẳng, êke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Eke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của êke rất đa dạng. Có những cây eke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước êke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.

Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.

Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gãy.

Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong…

Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.

Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.

Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.

Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm. Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.

Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.

Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gãy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.

Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.

Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.

Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.

23 tháng 2 2022

 mình ko rảnh

19 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

1 : Hoàn thiện khái niệm sau : Văn bản ..............là dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về ................,tính chất.nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên , xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu giải thích 2 : Văn bản thuyết minh có tính chất gì ? A : Mang tích thời sự nóng bỏng B : Uyên bác chọn lọc C : Tri thức chuẩn xác, khách quan , hữu ích 4 : Ngôn ngữ...
Đọc tiếp

1 : Hoàn thiện khái niệm sau : Văn bản ..............là dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về ................,tính chất.nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên , xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu giải thích

2 : Văn bản thuyết minh có tính chất gì ?

A : Mang tích thời sự nóng bỏng

B : Uyên bác chọn lọc

C : Tri thức chuẩn xác, khách quan , hữu ích

4 : Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?

A : Có tính hình tượng giàu giá trị biểu cảm

B : Có tính chính xác cô đọng, chặt cjex và sinh động

C : Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc

5 : Trong các văn bản tự sự miêu tả cảm nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không ?

A : có B : không

6 : Yêu cầu đối với một bài văn thuyết minh là gì ?

A : Tác giả phải xác định , nghiên cứu kĩ đối tượng cần thuyết minh

B : Nắm đc bản chất , đặc trưng của đối tượng

C : Trình bày các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng

D : Cả ba ý trên

7 : Cách sử dụng các phương pháp trong bài thuyết minh như thế nào là đúng ?

A : Chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất

B : Sử dụng kết hợp các phương pháp trong một bài văn thuyết minh

8 :Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước các đề văn thuyết minh .

A : Hướng dẫn luộc rau muống

B : Bát canh rau muống và nỗi nhớ quê hương

C : Bạn thân của em

D : Giới thiệu người bạn thân của em

9 : Mỗi đề văn thuyết minh nêu mấy đối tượng cần thuyết minh ?

A : 1 B : 2 C : 3 D : 4

10 : Nối nhiệm vụ tương ứng mỗi phần trong bài thuyết minh ?

A : Mở bài 1 : Bày ỏ thái độ với đối tượng thuyết minh

B : Thân bài 2 : Trình bày cụ thể , chi tiết về đối tượng

C : Kết bài 3 : Nêu đối tượng thuyết minh

11 : Khonh tròn vào yêu cầu diễn đạt quan trọng nhất đối với một bài văn thuyết minhh ?

A : Bố cục mạch lạc , câu văn ngắn gọn , ngôn từ chính xác , dễ hiểu

B : Bố cục mạch lạc , câu văn linh hoạt , ngôn từ giàu hình ảnh

C : Bố cục mạch lạc , câu văn ngắn gọn , ngôn từ giùa tính biểu cảm

Help me ! Mik cần gấp lắm

1
13 tháng 12 2017

1. Thuyết minh - đặc điểm

2.c

4.c

5.a

6.c

7.b

8.a

9.a

10. a-3, b-2,c-1

11.a

22 tháng 3 2017

Chọn đáp án: D

18 tháng 9 2019

Chọn đáp án: D

28 tháng 4 2021

Cho xin câu trả lời nha,tui cần gấp lắm rồi:(!