K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2020

- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

30 tháng 1 2020

Câu 1. *Thời Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung quốc, vì:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

30 tháng 1 2020

Câu 3.

Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế "tự cấp, tự túc".

- Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

- Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

15 tháng 11 2021

* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:

   - Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

   - Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.

   - Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

1 Trình bày các chính sách tiến bộ của vương triều tây sơn. Đánh giá công lao của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc 2 Trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao của nước ta thời Nguyễn . Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao đó. 3 Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Bcắ Mĩ theo nội dung sau: nhiệm vụ...
Đọc tiếp

1 Trình bày các chính sách tiến bộ của vương triều tây sơn. Đánh giá công lao của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc

2 Trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao của nước ta thời Nguyễn . Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao đó.

3 Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Bcắ Mĩ theo nội dung sau: nhiệm vụ cách mạng, động lực, giai cấp lãnh đạo, hình thức, kết quả. Từ đó rút ra khái niệm cách mạng tư sản là gì?

4 Vì sao dưới thời Giacobanh , cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao? Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình, triệt để?

5 Tiền đè và hậu quả của cách mạng công nghiệp . Từ đó em hãy rút ra hạn chế của cách mạng công nghiệp là gì?

Mọi người giúp em nhé , thanks ạ!

0