K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

- Chứng minh:
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"
+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt ddihjch
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..
+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đồng kháng chiến

-Ko chỉ chiến tranh trên mặt quân sự mà còn chiến tranh trên mặt thơ văn.

- Các phong trào khởi nghĩa : khởi nghĩa  Ba đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Hương Khê,.....

5 tháng 4 2021

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

15 tháng 3 2022

bất hủ gì???

Tham Khảo :

 

- Ngày 20 tháng 7 năm 1954: Hội nghị Giơnevơ kết thúc bằng Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, thừa nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia.

 

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Mỹ không ký vào bản tuyên bố chung.

 

- Tháng 9 năm 1954: Mỹ lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

 

- Tháng 7 năm 1955: Rắp tâm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổng tuyển cử trong cả nước.

 

- Ngày 28 tháng 4 năm 1956: Quân đội Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm bác bỏ việc Tổng tuyển cử, tiến hành chính sách “diệt cộng”; xây dựng quân đội Ngụy dưới sự bảo trợ của Mỹ.

 

- Năm 1958: Được Mỹ tăng cường viện trợ, chính quyền Sài Gòn tiếp tục tàn sát nhân dân.

 

- Tháng 1 năm 1959: Hội nghị lần thứ 15 (khóa II) của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: “Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” bằng “lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang”.

 

- Ngày 9 tháng 5 năm 1959: “Quốc hội” của chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra đạo luật số 10 năm 1959 đem máy chém đi khắp miền Nam để tăng cường tàn sát những người cách mạng.

 

- Ngày 19 tháng 5 năm 1959: Tuyến vận tải quân sự chiến lược 559 (sau là Đường mòn Hồ Chí Minh) được thành lập.

 

- Tháng 8 năm 1959 đến tháng 1 năm 1960: Tháng 8/1959 nhân dân nhiều xã của huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) cùng trung đội vũ trang tập trung của tỉnh nổi dậy khởi nghĩa diệt ác, trừ gian, giành chính quyền.

 

Ngày 17/1/1960 nhân dân Bến Tre đứng lên đồng khởi. Từ đó phong trào đồng khởi lan rộng khắp các tỉnh miền Nam mở ra thế tiến công mạnh mẽ của cách mạng.

 

- Ngày 5 đến ngày 13 tháng 9 năm 1960: Đại hội lần thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó mang tên Đảng Lao động Việt Nam) họp, vạch ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

 

- Ngày 20 tháng 12 năm 1960: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cương lĩnh 10 điểm của Mặt trận được thông qua.

 

- Năm 1961: Mỹ đề ra “Kế hoạch Xtalây - Taylo” để tiến hành “chiến tranh đặc biệt” hòng “bình định” miền Nam Việt Nam trong 18 tháng, lập Bộ Chỉ huy quân sự ở Sài Gòn.

 

- Ngày 2 tháng 1 năm 1963: Tại Ấp Bắc, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thắng quân đội Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, mở đầu cao trào diệt ngụy.

 

- Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Diệm - Nhu bị chết trong cuộc đảo chính do Mỹ dàn dựng để thực hiện việc “thay ngựa giữa dòng”.

 

- Ngày 5 tháng 8 năm 1964: Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh phá hoại” bằng không quân, hải quân ở miền Bắc Việt Nam.

 

- Ngày 3 tháng 1 năm 1965: Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thắng lớn ở Bình Giã.

 

- Ngày 7 tháng 2 năm 1965: Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, thực hiện leo thang chiến tranh.

 

- Ngày 8 tháng 3 năm 1965: Đơn vị đầu tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng.

 

- Ngày 27 tháng 5 năm 1965: Lần đầu tiên Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thắng quân Mỹ ở Núi Thành (Quảng Nam).

 

- Ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 1965: Quân giải phóng thắng lớn ở Ba Gia (Quảng Ngãi).

 

- Ngày 18 tháng 8 năm 1965: Tại Vạn Tường (Quảng Ngãi) Quân giải phóng đánh thắng lớn quân Mỹ, mở đầu cao trào diệt Mỹ.

 

- Tháng 10 năm 1966 đến tháng 4 năm 1967: Quân giải phóng phá tan 3 cuộc hành quân lớn của Mỹ ở Tây Ninh (Attơnborô, Xêđaphôn, Gianxơn Xiti).

 

- Ngày 30 và 31 tháng 1 năm 1968: Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam Việt Nam diễn ra ở 64 thành phố, thị xã, thị trấn, trong đó có Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

 

- Tháng 5 năm 1968: Mỹ phải chấp nhận đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari (Pháp).

 

- Ngày 1 tháng 11 năm 1968: Mỹ phải đình chỉ ném bom ở miền Bắc Việt Nam.

 

 - Tháng 1 năm 1969: Mỹ buộc phải chấp nhận Hội nghị bốn bên ở Pari.

 

- Ngày 6 tháng 6 năm 1969: Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam họp bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn Chính phủ.

 

- Tháng 2 năm 1971: Quân và dân Việt Nam cùng với quân và dân Lào đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân “Lam Sơn 719” ở Đường 9 - Nam Lào của quân ngụy Sài Gòn.

 

- Ngày 30 tháng 3 năm 1972: Mở đầu cuộc tiến công chiến lược của quân và dân Việt Nam, đập tan ba tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

 

- Ngày 16 tháng 4 năm 1972: Níchxơn huy động không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.

 

- Tháng 12 năm 1972: Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội.

 

- Ngày 27 tháng 1 năm 1973: Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết. Mỹ cam kết chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, không dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Những tên lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi miền Nam Việt Nam.

 

- Từ ngày 18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm 1975: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp quyết định giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975 - 1976.

 

- Ngày 6 tháng 1 năm 1975: Giải phóng thị xã Phước Long.

 

- Ngày 10 tháng 3 năm 1975: Giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, mở đầu cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

 

- Ngày 24 tháng 3 năm 1975: Tây Nguyên được giải phóng.

 

- Ngày 25 tháng 3 năm 1975: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hạ quyết tâm chiến lược giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa.

 

- Ngày 26 tháng 3 năm 1975: Giải phóng Huế.

 

- Ngày 29 tháng 3 năm 1975: Giải phóng Đà Nẵng.

 

- Ngày 14 tháng 4 năm 1975: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đặt tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

 

- Ngày 26 tháng 4 năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.

 

- 11h30 ngày 30 tháng 4 năm 1975: Giải phóng hoàn toàn Sài Gòn

21 tháng 1 2021

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

21 tháng 1 2021

mk ko biết điểm yếu của Pháp

chắc là:Phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số quân còn lại ở Gia Định chx đến 1000 tên                  Coi thường Việt Nam

7 tháng 4 2022

Refer

Câu 1 :

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Câu 2 : 

- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

- Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

 

- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

Câu 3: 

Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)

Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.

Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

7 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

câu 1)

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

câu 2)

 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

câu 3)

1-Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892 )

2-Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887 )

3-Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )

4-Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 )

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương :

- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo...

- Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

- Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...).

 

15 tháng 3 2022

Tham khảo nhé 
Đặc điểm phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858-1884:
- Chủ động, kịp thời: Pháp đánh đến đâu, phong trào kháng chiến diễn ra đến đó kể cả lúc triều đình mất vai trò lãnh đạo. 
- Đúng đối tượng: Các cuộc kháng chiến của nhân dân hướng tới mục tiêu cao nhất là chống Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc (thực dân Pháp – kẻ thù chính). 
- Quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm: Nhân dân đã nêu cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn – vì chủ quyền dân tộc với tinh thần "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Chiến đấu mưu trí, sáng tạo: Không có quân đội chính quy, vũ khí thô sơ, cha ông ta đã sáng tạo những cách đánh hiệu quả, phát huy lối đánh du kích linh hoạ.

16 tháng 3 2022

Tham khảo 
Đặc điểm phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858-1884:
- Chủ động, kịp thời: Pháp đánh đến đâu, phong trào kháng chiến diễn ra đến đó kể cả lúc triều đình mất vai trò lãnh đạo. 
- Đúng đối tượng: Các cuộc kháng chiến của nhân dân hướng tới mục tiêu cao nhất là chống Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc (thực dân Pháp – kẻ thù chính). 
- Quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm: Nhân dân đã nêu cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn – vì chủ quyền dân tộc với tinh thần "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Chiến đấu mưu trí, sáng tạo: Không có quân đội chính quy, vũ khí thô sơ, cha ông ta đã sáng tạo những cách đánh hiệu quả, phát huy lối đánh du kích linh hoạ.