K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2021

 Mình nghĩ 12 câu không đủ để phân tích 7 câu thơ đầu đâu !!

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.

“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.

Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.

Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.

8 tháng 2 2021

câu bị động, câu ghép đâu?

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Cơ sở hình thành tình đồng chí đã được tác giả làm rõ trong bảy câu thơ đầu của bài. Tình đồng chí bắt nguồn trước hết là từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của anh và tôi. Dù quê anh hay quê tôi ,đó cũng là những mảnh đất cằn cỗi và chúng ta lớn lên trong gian khó như vậy. Vì điều đó nên họ có được sự thấu hiểu, thông cảm dành cho hoàn cảnh của nhau. Yếu tố xuất thân trở thành nền tảng gắn kết người xa lạ đến bên nhau và gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Vì họ cùng chung nhiệm vụ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" nên họ có được những điểm chung trong lí tưởng . TÌnh cảm ấy đã nảy nở và bền chặt ngay cả trong những gian lao, khó khăn. Người nông dân áo vải kết thành người đồng chí, đồng đội, tri kỉ trong năm tháng chiến tranh khắc nghiệt. Sau những cơ sở, những lí giải ,ta bắt gặp hai tiếng thơ thấm đẫm tình cảm: Đồng chí! Hai tiếng thơ kết tinh và ngưng tụ của tình cảm làm ta vô cùng thấm thía, vô cùng thấu hiểu. Nó cũng là bản lề khép lại, khẳng định vẻ đẹp và sự gắn bó của tình cảm. 

3 tháng 9 2023

Tình đồng chí đồng đội là một tình cảm đặc biệt, được hình thành từ những cơ sở vững chắc. Hãy cùng nhau khám phá qua 7 câu thơ đầu bài "Đồng chí" của Chính Hữu:

Đồng chí là tình yêu thương chân thành, Trong cuộc sống, luôn đồng hành và chia sẻ. Bên nhau, không biết đến từ "cách biệt", Vì tình đồng chí đồng đội mãi mãi bền vững.

Tình đồng chí đồng đội là tình anh em, Cùng nhau vượt qua khó khăn và thử thách. Hỗ trợ, đồng lòng và đoàn kết vững chắc, Vì mục tiêu chung, xây dựng đất nước thịnh vượng.

Đồng chí là người bạn đáng tin cậy, Luôn lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ. Trong công việc, luôn hỗ trợ và đồng lòng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi khó khăn trở nên nhẹ nhàng.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Không phân biệt giàu nghèo, cao thấp hay trẻ già. Cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, Vì tình đồng chí đồng đội, mọi người đều được hạnh phúc.

Đồng chí là tình yêu thương vô điều kiện, Không đòi hỏi, không đánh đổi, không phân biệt. Vì tình đồng chí đồng đội, ta luôn sẵn sàng, Để xây dựng một tương lai tươi sáng và phồn vinh.

Tình đồng chí đồng đội là tình đoàn kết, Trong cuộc sống, luôn bên nhau và chung tay. Vì tình đồng chí đồng đội, ta không bao giờ sợ hãi, Vượt qua mọi khó khăn, thành công trên mọi lĩnh vực.

Đồng chí là tình yêu thương vĩnh cửu, Không phai nhạt, không mờ đi theo thời gian. Vì tình đồng chí đồng đội, ta mãi mãi gắn bó, Xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển.

29 tháng 12 2020

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

16 tháng 9 2017

“Mùa xuân nho nhỏ” là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:

Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến

Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời – Thanh Hải!

19 tháng 1 2019

"Mùa xuân nho nhỏ" là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải!