K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
21 tháng 10 2023

Thông tin mà Tâm cung cấp là chính xác. Mốc tọa độ quốc gia ở Cà Mau là điểm cực Nam trên đất liền của nước ta.
"4 cực, 1 đỉnh" của Việt Nam bao gồm:
1. Đỉnh Fansipan - đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm ở tỉnh Lào Cai.
2. Cực Bắc - nằm ở địa phận xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
3. Cực Đông - nằm ở địa phận xã Ngọc Hiển, huyện Đất Mũi, tỉnh Cà Mau.
4. Cực Tây - nằm ở địa phận xã Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
5. Cực Nam - nằm ở địa phận xã Ngọc Hiển, huyện Đất Mũi, tỉnh Cà Mau.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp

+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…

+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

20 tháng 7 2023

An ninh nguồn nước:

`- `An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.

`-` An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

`-` An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

#Tham_khảo

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

20 tháng 7 2023

Một số thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

`- `Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên.

`-` Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

`-` Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

`-` Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

#Tham_khảo

6 tháng 8 2023

Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

6 tháng 8 2023

(*) Tham khảo: thông tin về một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ
- Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng:
+ Là ngành đứng hàng đầu thế giới, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp hơn 870 tỉ USD vào GDP, tổng giá trị hàng xuất khẩu của ngành này đạt hơn 90 tỉ USD (năm 2020).
+ Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, các loại vũ khí hiện đại,...
+ Ngành này phát triển mạnh ở các bang Oa-sinh-tơn, Ca-li-phoóc-ni-a; các bang ở phía nam như: Tếch-dát, Phlo-ri-đa và một số bang ở phía đông bắc.
- Ngành điện tử - tin học:
+ Là ngành tạo ra doanh thu lớn và thu hút lượng lao động với hơn 12 triệu việc làm ở Hoa Kỳ (năm 2020).
+ Các sản phẩm phần mềm, linh kiện điện tử và dịch vụ công nghệ của Hoa Kỳ cung cấp cho hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới.
+ Ngành này phân bố chủ yếu ở các bang như: Ô-ri-gơn, Ca-li-phoóc-ni-a, Tếch-dát ở phía nam và bang Ma-xa-chu-xét ở phía đông bắc,...
- Ngành công nghiệp hóa chất:
+ Là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ.
+ Các sản phẩm của ngành chiếm hơn 15% thị trường toàn cầu.
+ Các bang vùng Đông Bắc phát triển mạnh về ngành này như Ô-hai-ô, I-li-noi, một số bang ở phía nam và ven Thái Bình Dương như Lu-si-a-na, Hiu-xtơn, Xan-Phran-xi-xcô,...

17 tháng 2 2016

a) Phân tích câu nói trên:

- Hợp tác tức là:

+ Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia

+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại

+ Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển

+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường…

- Đấu tranh:

+ Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.

+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu vực vì:

- Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.

- Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới, hải sản…), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là tất yếu.