K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Công ơn của thầy cô   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.   Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói...
Đọc tiếp

Công ơn của thầy cô

   Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
   - Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:
   - Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.
   Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:
   - Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
   Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói tiếp:
   - Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Đây là câu gì? Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên.
   - Thưa thầy, câu trả lời là … của thầy ạ!
(Truyện cười học sinh)

*Hãy chia sẻ cùng bạn, người thân về câu chuyện trên.

Đọc xong câu chuyện, em đã tìm ra câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới chưa?

1
26 tháng 2 2019

Câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới là : Không thầy đố mày làm nên

"Đỗ Hạ Du!"Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía...
Đọc tiếp

"Đỗ Hạ Du!"

Tiếng gọi với tần suất âm thanh khá lớn vang lên, kèm theo đó là một viên phấn bé bé xinh xinh phóng với vận tốc ánh sáng từ trên bục giảng xuống phía dưới gần góc lớp, dãy ngoài cùng cạnh cửa sổ khiến một bạn nữ sinh nào đó đang gục mặt xuống bàn ngủ ngon lành, vì bị tấn công bất ngờ mà giật mình ngẩng đầu dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bắt gặp khuôn mặt đỏ tía vì giận dữ của cô chủ nhiệm, Hạ Du lập tức bật người đứng dậy lễ phép: "Dạ, cô gọi em!"

Cô chủ nhiệm giận dữ quát: "Giờ này là giờ ngủ à? Đây là lớp học, không phải chỗ cho em ngủ biết chưa?"

Hạ Du cúi đầu lí nhí: "Dạ, em biết rồi ạ!"

"Ngồi xuống!"

"Vâng!"

Hạ Du nhỏ giọng lễ phép rồi ngồi xuống chống cằm uể oải. Bình thường tới tiết sinh hoạt ngoài giờ vào thứ bảy hàng tuần thế này, cô chủ nhiệm lớp  Hạ Du toàn đi họp tới gần hết tiết mới về. Chẳng biết tại sao hôm nay lại không đi nhỉ? Cô còn đang định tranh thủ ngủ một chút, ai ngờ người tính không bằng trời tính.

"Như các em đã biết, nhà trường ra quyết định chia lại học sinh của các lớp để cân bằng học lực các môn, ra kế hoạch phụ đạo cho hợp lí. Những bạn bị chuyển lớp đều đã đi về lớp mới rồi, đồng nghĩa với việc sẽ có những bạn khác chuyển vào lớp chúng ta. Bây giờ tôi phải đi họp rồi, Một lát nữa các bạn ấy sẽ qua đây, lớp trưởng phụ trách sắp xếp lại chỗ ngồi cho các bạn. Tuyệt đối giữ trật tự, không được gây ồn ảnh hưởng tới các lớp bên cạnh có biết chưa?"

"Vâng ạ!" Cả lớp đồng thanh trả lời.

Không khí trong lớp vừa rồi còn im lặng đến ngộp thở, chưa đầy một phút sau khi cô chủ nhiệm đi khỏi liền lập tức oà lên như cái chợ vỡ.

"Ê, không biết những ai chuyển tới lớp mình nhỉ?"

"Không biết có ẻm nào xinh không nhỉ?"

"Gái lớp này đã đủ xinh rồi, không cần thêm nữa đâu. Trai đẹp lớp này thì không có lấy một mống. Hi vọng hốt được vài anh trai ngon ngon tí".

Lời bạn nữ vừa dứt thì một nhóm học sinh từ các lớp khác liền xuất hiện ngay trước cửa lớp. Tố Uyên, lớp trưởng lớp 12A4 liền chạy ra ngoài, lịch sự mời họ vào trong. Vừa nhìn rõ mặt những bạn học sinh mới, mấy cậu con trai trong lớp đứng bật dậy ồ lên tràng dài, khuôn mặt lộ rõ vẻ háo hức. Trái ngược lại, con gái thì mặt ai cũng tỏ vẻ thất vọng. Cả lớp lại được dịp nhốn nháo lên.

"Úi má ơi, gái đẹp kìa bay!"

"Đó không phải hot girl 12A6 à? Lớp trưởng ê, cho hot girl ngồi đây nè!" Một bạn nam vừa tươi cười nói, vừa nháy mắt với Tố Uyên rồi chỉ vào chỗ trống bên cạnh mình.

"Trời má, sao toàn con gái thế? Trai đâu hết rồi? Trai của tao đâu?"

"Trai tuyệt chủng hết rồi à?"

"La to vậy làm gì? Sợ người ta không biết mình thèm trai à?"

Trong nhóm học sinh mới, tất cả đều là nữ. Vì học chung trường nên cũng không quá xa lạ gì với nhau nữa. Có người còn rất thân thiết, vẫy tay niềm nở chào đón.

Tố Uyên thấy lớp bắt đầu ồn ào thì ra hiệu im lặng, nhẹ đập tay vào mặt bàn bên cạnh nói: "Thôi, lớp trật tự nhé. Cô biết thì không hay đâu".

Quay sang chỗ nhóm học sinh mới đang đứng ở một góc lớp, Tố Uyên nói tiếp: "Chào các bạn. Mình là Uyên, lớp trưởng lớp 12A4. Bây giờ Uyên sắp chỗ ngồi cho các bạn, mọi người ai nghe thấy tên mình thì đi vào chỗ nha. Bắt đầu từ dãy một, bàn thứ hai, Dung sẽ ngồi với bạn Hồ Ngọc Anh, chuyển từ 12A9 qua. Bàn ba..."

Giọng nói thánh thót của bạn lớp trưởng Tố Uyên vang lên đều đều. Tất cả các học sinh đều lần lượt ôm cặp sách di chuyển tới chỗ ngồi mới. Người thì buồn thiu vì bị chuyển lớp, người thì lại vui mừng vì được ngồi gần người họ quen.

Từ lúc cô chủ nhiệm đi khỏi, mặc cho cả lớp bàn tán xôn xao, Hạ Du thì ụp mặt xuống bàn chẳng thèm quan tâm sự đời. Nhưng bởi vì không khí trong lớp bây giờ chẳng khác gì cái chợ cho nên cô không tài nào ngủ nổi, mắt nhắm mà tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng của từng người. Mãi tới khi Tố Uyên đọc tới dãy bàn cuối cùng xong, cô mới ngẩng đầu lên lèm bèm: "Xong chưa? Ồn quá, im lặng cho ngủ tí đi".

Cái bộ dạng này của Hạ Du cũng chẳng còn xa lạ gì đối với bạn bè trong lớp nữa.Đầu năm vào lớp mười, khi mà bốn mươi hai con người trong lớp đều còn là những kẻ xa lạ thì đa số các bạn nữ đều không thích cô cho lắm. Bởi vì cô của lúc đó có vẻ rất khó gần, lại ít nói chuyện với người khác nên thành ra bị xa lánh một thời gian đầu.

Sau này, họ chẳng hiểu sao Hạ Du đột nhiên lại khá thân và hay nói chuyện với đám con trai trong lớp, không rõ là nói chuyện gì nhưng hình như vui lắm, nhìn cứ như bạn thân lâu năm vậy. Rồi họ thấy tò mò, cũng lân la nói chuyện, tiếp xúc rồi mới phát hiện ra Hạ Du cũng khá hài hước và dễ gần, lại còn rất ga lăng nữa. Từ đó, cô được các bạn trong lớp đặt cho biệt danh là "soái ca" của A4. Cứ thế, gần ba năm trôi đi, cô nghiễm nhiên chiếm được rất nhiều tình cảm của bạn bè cả nam lẫn nữ.

"Soái ca hôm nay tâm trạng không được tốt, thôi để yên cho soái ca nạp năng lượng chút đi!"

"Okey, soái ngủ đi soái".

Mọi người đồng loạt đưa tay làm biểu tượng đồng tình rồi quay lại ngay ngắn im lặng, có nói chuyện cũng cố gắng tiết chế giọng một cách nhỏ nhất có thể.

Không gian yên bình được trả lại, Hạ Du gật gù gục đầu xuống bàn nhắm mắt ngủ, nhưng sau đó lại bị tiếng rù rì văng vẳng bên tai khiến cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Cô vừa ngẩng đầu lên, định nói gì đó thì phát hiện mấy chục cặp mắt nhìn như hổ đói của đám con gái đang đồng loạt nhìn ra phía cửa lớp. Tự nhiên cô cũng thấy tò mò mới quay lại, nhìn theo xem rốt cuộc là có thứ gì lạ thường mà bọn họ nhìn đắm đuối như thế.

Ngoài cửa xuất hiện hai cậu con trai. Nếu nhìn bằng cặp mắt của những đứa con gái "bình thường" thì hai người kia chính xác là "nam thần" bước ra từ trong ngôn tình. Cao to, mắt hai mí, tóc đen cắt theo kiểu các anh thần tượng Hàn Quốc, mũi thẳng tắp,...tóm lại là chuẩn "nam thần". Còn dưới con mắt của Hạ Du, chỉ có thể hình dung bằng một câu: "Người gì cao như cây cột, đã vậy nhìn mặt còn búng ra sữa. Chắc chắn không phải trai thẳng rồi!"

Đột nhiên cô cảm thấy có cái gì đó sai sai thì phải. Bình thường thấy trai là đám con gái trong lớp cô phải ôm nhau hú hét các kiểu rồi chứ nhỉ? Sao hôm nay lại ngoan đột xuất thế?

Mà khoan đã, hình như cô cảm giác hai người kia đang nhìn mình thì phải. Còn ghé tai nhau thì thầm gì đó nữa chứ. Bộ trên mặt cô dính gì à? Hay nãy ngủ gật bị chảy nước dãi? Nghĩ vậy, cô liền đưa tay quẹt ngang miệng kiểm tra. Không có gì cả, sạch sẽ như thường. Sao hai người họ lại nhìn cô cứ như kiểu sinh vật ngoài hành tinh vậy nhỉ?

Vừa ngẩng đầu lên nhìn lại đã thấy có người đứng ngay bên cạnh. Hạ Du giật bắn người kêu lên một tiếng, chồm sang bên cạnh ôm lấy mặt bàn. Đến lúc định thần lại, ngẩng đầu lên liền bắt gặp khuôn mặt của bạn trai lạ vừa chuyển từ lớp khác qua đang nhìn cô với một nụ cười toả nắng.

Đám con gái đối diện thì cứ nhìn Hạ Du nháy mắt liên tục mà cô chẳng hiểu gì mới bực bội quát: "Bọn này, cái miệng để làm gì mà không chịu mở ra nói? Mắt biết nói à?"

Một bạn nữ chỉ chỉ vào sau lưng bạn trai lạ kia, rồi lại chỉ vào chỗ ngồi của mình nhìn Hạ Du gật gật đầu. Hạ Du vẫn chẳng hiểu gì hết, định hỏi lại thì bạn trai lạ lên tiếng trước: "Nhích vào bên trong một chút cho tôi ngồi chỗ này được không?"

Tất nhiên Hạ Du không thể từ chối. Chỉ còn duy nhất chỗ bên cạnh cô còn trống, nếu không cho cậu ta ngồi cùng thì chỉ có nước ngồi dưới đất. Mặc dù trong lòng rất không muốn cho ngồi, nhưng lại phải bất đắc dĩ gật đầu.

"Ngồi vào trong đi, tôi ngồi ngoài. Tránh sang một bên cho tôi ra ngoài rồi vào trong mà ngồi!"

Bạn nam kia liền đứng tránh sang một bên, đợi Hạ Du bước ra ngoài rồi mới ngồi vào bên trong. Khi Hạ Du vừa ngồi xuống bên cạnh, cậu ta liền khều tay cô, nhìn cô tươi cười: "Chào nha!"

Hạ Du nhíu mày nhìn cậu ta một cách khó hiểu: "Ủa? Có quen hả?"

Đọc xong cho mk xin ý kiến nhoa !

9
14 tháng 1 2019

Hay quá , kết bạn nha

14 tháng 1 2019

Hay nhỉ !Bài này mình cho 9,75 điểm nhé ! Cần phát huy !Tại mình thấy bạn viết hơi dài dòng nên trừ 0,25 điểm bạn thông cảm cho mình nhé !
 

19 tháng 8 2018

a) Thiếu nhi là măng non của đất nước ?

• Thiếu nhi trả lời câu hỏi "ai là măng non của đất nước ?"

b) Chúng em là học sinh tiểu học !

• Chúng em trả lời câu hỏi "ai là học sinh tiểu học ?"

c) Chích bông là bạn của trẻ em.

• Chích bông trả lời câu hỏi "con gì là bạn của trẻ em ?

26 tháng 2 2018

a, Thiếu nhi là măng non của đất nước.

b, Chúng em là học sinh tiểu học.

c, Chích bông là bạn của trẻ em.

30 tháng 1 2018

Nghỉ chơi hết 2 đứa

30 tháng 1 2018

Thì bây giờ bạn hỏi hai đứa đó có thích bạn không. Ai thích thì chơi nhưng nếu cả hai đứa không thích bạn thì kiếm đứa khác chơi chung, nghỉ chơi với hai đứa đó đi.

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    29 tháng 9 2018

    Nguyễn Khắc Trung . 11 tuoi . Trường THCS Sơn Thủy

    29 tháng 9 2018

    Mình tên là Triết Hung

     Mình 10 tuổi

    Học trường Tiểu học thị trấn Bến Cầu

    Gia đình mình có 5 người

    19 tháng 1 2022

    Mèo sợ cá mập hé

    Mình có 12 tuổi thôi

    HT

    19 tháng 1 2022

    Sao bạn biết vậy ?

    tạ bảo trân 

    đừng có nói là sợt nhé

    15 tháng 4 2019

    bài 1

     Sáng nay Việt Trinh cũng đi đọc sách đấy à? Ngồi xuống đây với mình một lát, chút nữa thư viện mở cửa, chúng mình cùng vào. À, khi nào rỗi, đến nhà mình chơi! Nhà mình ở gần đây thôi. Ở số nhà 18C, đường Trần Phú, phường 5 đấy! Nghe mình nói, mình có một người bạn mới quen, bạn cùng đọc sách ở thư viện, bạn ấy tên Việt Trinh, vui tính và dễ thương lắm, gia đình mình ai cũng muốn gặp

    bạn đấy! Nhà mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai chị em mình. Bố mẹ đều là thầy cô giáo, giảng dạy ở trường Caọ đẳng Sư phạm tỉnh. Chị mình thì đang học đại học năm thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng chị mới về thăm nhà. Cả nhà mình thương nhau lắm. Vui nhất là những lúc chị mình về thăm nhà, mẹ mình thường làm những bữa tiệc nhỏ. Những lúc như thế, cả chị và mình đều xúm vào giúp mẹ. Làm việc vừa vui, lại học được ở mẹ cách làm các món ăn. Thích lắm Trinh a! Chủ nhât tuần tới chị mình về, Việt Trinh đến nhà mình chơi nhé!

    15 tháng 4 2019

    ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

    Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 2 năm 2005

    ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

    Kính gửi: – Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Trần Phú.

                    –  Ban Chỉ huy Liên đội.

    Em tên là: Bùi Thị Thanh Xuân

    Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1997

    Học sinh lớp 310 Trường Tiểu học Trần Phú

    Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

    –      Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.

    –       Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

    –     Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

                                                                                         Người làm đơn (kí tên)

                                                                                     Bùi Thị Thanh Xuân