K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2021

em đồng tình 

tại sao phải dạy con như vậy nhỉ 

. những câu hỏi của con đưa ra cha mẹ có thể khó nói hoặc khó giải thích .Làm như vậy , sẽ càng làm chúng tìm tòi 1 mình và làm những điều riêng tư 

 

15 tháng 8 2016

lên magj mà hỏi

15 tháng 8 2016

đây là mạng mà

3 tháng 12 2017

Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo chảy hàng trăm, hàng nghìn câu ca.

1 tháng 1 2021

Người ta như cây, uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn mới uốn, nó gãy

Sau đây là một bài viết mình đã từng làm về chủ đề trải nghiệm này, bạn tham khảo xem nhé: 

          Tôi vẫn nhớ rõ một lời tâm sự đầy cảm động "Ngay cả những cánh bồ công anh đang nương theo gió cũng có hành trình riêng của mình". Số phận đặt chúng ta lên những cơn gió khác nhau để bay đến chân trời của riêng ta. Để thành công trên hành trình ấy, con người đâu thể thiếu được những trải nghiệm. Phải chăng trải nghiệm giúp chúng ta trưởng thành. Trải nghiệm chính là hành trang quý giá, chiếc chìa khóa kì diệu mở ra mọi cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp. Sự trải nghiệm là quá trình dấn thân trải qua bao khó khăn, vấp ngã tích lũy nên vốn sống của chính mình. " Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn phải sống thì mới hiểu được"( Helen Keller) vì vậy để hiểu được cuộc sống ta cần trải nghiệm. Trải nghiệm giúp ta góp nhặt kinh nghiệm thực tế, bồi đắp vốn sống để chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời. Càng trải nghiệm nhiều chúng ta càng được tôi luyện rèn rũa, bước chân tiến tới đài vinh quang cuộc đời sẽ được nâng lên nhờ nấc thang trải nghiệm. Pê-cốp từ nhỏ là một cậu bé mồ côi nhờ trường đời trở thành nhà văn lớn. Ông từng nói " Dòng sông Volga và thảo nguyên là trường đại học của tôi". Và sau này nhân loại có Macxim Gorki - cánh chim báo bão của cách mạng Nga - nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong dòng chảy văn học của nhân loại. Trải nghiệm còn giúp con người khám phá bản thân từ bên trong, nhận ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. Nhưng trải nghiệm quý giá nhất nó là cho chúng ta một bài học "nhớ đời", chiêm nghiệm sau mỗi thất bại để thành công hoàn thiện cái "tôi" hơn ngày hôm qua. Thomas Edison- nhà bác học vĩ đại của thế giới chính là nhân chứng của một người thành công sau nhiều trải nghiệm. Ông học được cách sáng tạo tư duy không ngừng những cái mới và không bỏ cuộc sau hơn 10.000 lần thất bại. ông đã thành công đưa đến ánh sáng cho nhân loại từ trải nghiệm giá trị ấy. "Khát vọng của tôi mang dấu chân của những cuộc hành trình/ Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ...". Tuổi 18 rực rỡ sức sống tuổi trẻ nhiệt huyết, tôi chọn cho mình cách sống như đồi núi vươn tới tầm cao bằng hành trình trải nghiệm. Đừng để hoài phí những ngày tháng tuổi xuân bằng việc khép kín lòng mình, hãy bước ra thế giới và trải nghiệm tăng thêm vốn sống của mình. Trải nghiệm là của bạn vĩnh viễn mà không thuộc về một ai khác. Chúng ta sẽ ra sao nếu không lập tức trải nghiệm cuộc sống?

 

6 tháng 7 2023

I. Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề về sự liên quan giữa trải nghiệm và quá trình trưởng thành.Tạo câu hỏi thúc đẩy suy nghĩ: Trải nghiệm có thực sự là yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành hay không?

II. Trải nghiệm giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết

Trải nghiệm giúp ta tiếp cận với những khía cạnh mới, mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.Các trải nghiệm đa dạng giúp ta phát triển tư duy, khám phá và học hỏi từ những thử thách và thất bại.

III. Trải nghiệm tạo ra sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn

Những trải nghiệm khó khăn và thử thách giúp ta phát triển sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.Qua trải nghiệm, ta học cách vượt qua sự sợ hãi, phản ứng linh hoạt và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

IV. Trải nghiệm xây dựng kỹ năng sống và quan hệ xã hội

Qua trải nghiệm, ta học được cách giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ xã hội.Các kỹ năng này là cơ sở để phát triển mối quan hệ tốt và thành công trong cuộc sống cá nhân và công việc.

V. Kết luận

Tóm tắt lại ý chính: Trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành.Tư duy phản biện: Trải nghiệm không đơn thuần là trải qua, mà là khám phá, học hỏi và phát triển từ những trải nghiệm đó.Khuyến nghị: Hãy tận hưởng và khai thác những trải nghiệm để trưởng thành và phát triển bản thân.
23 tháng 10 2016
Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ. ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mìnhBẠn tham khảo nha!
24 tháng 10 2016

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Ngoài thơ tiếng Việt, Người còn để lại nhiều thơ chữ Hán, tiêu biểu nhất là lập "Nhật kí trong tù" - một tập thơ "trăm bài trăm ý đẹp". Bên cạnh những bài thơ chứa chan tình còn có những bài thơ sáng ngời chất thép. Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép". Đó là một nhận xét tinh tế, thú vị.
 

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ngoài lao

 

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao".

(Đề từ)

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần như mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng’". "Tinh thần ở ngoài lao" "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.

Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - Áo mũ đầm mưa rách hết giày". Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây”. Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép. Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh. Phong thái của người tù là cốt cách của một tao nhân mặc khách ung dung, tự tại