K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Tham khảo:
Trong xã hội ngày nay người phụ nữ không chỉ đóng góp mỗi vai trò nội trợ trong gia đình nữa mà còn có vai trò quan trọng khi tham gia vào nhiều lĩnh vực xã hội góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội hiện đại ngày nay quyền của người phụ nữ đã được nâng cao họ được xã hội bảo vệ không chỉ riêng tính mạng và còn về tinh thần. Người chồng không chỉ lo mỗi việc kiếm tiền mà còn biết phụ giúp trong tất cả công việc gia đình. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn là người làm tốt nhất công việc chăm sóc gia đình họ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và họ còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong công việc lao động sản xuất đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Họ cũng có nhu cầu làm đẹp hơn khi xã hội quan tâm đến họ việc làm đẹp luôn như là yêu cầu tất yếu. Trong đời sống ngày nay lời ăn tiếng nói của người phụ nữ cũng hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào cũng ăn nói trong một khuôn phép thưa bẩm, dạ vâng. Họ có những công việc riêng nên lời ăn tiếng nói của họ cũng phải phù hợp ngắn gọn súc tích trong công việc. Người phụ nữ cũng có nhu cầu học tập để mở mang tri thức.
 

2 tháng 1 2022

thanks bn nha

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tầm quan trọng của thiên nhiên trong đời sống con người là một điều không thể bàn cãi. Thiên nhiên đáp ứng tất cả những nhu cầu cơ bản của nhân loại. Ta có đất để sinh sống, nước để uống, không khí để thở, nguồn thủy hải sản dồi dào để khai thác,... Không chỉ vậy, thiên nhiên còn đem đến cho con người nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... Hay ta có vàng, bạc, đá quý, kim cương,... để tạo ra rất nhiều trang sức lấp lánh, làm đẹp cho bản thân. Rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng được khai thác để phát triển du lịch. Từ đó, đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng đi lên. Về cơ bản, thiên nhiên gần như là thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Chính vì vậy, con người chúng ta cũng cần có thái độ, cách đối xử thật hợp lí đối với thiên nhiên. Thay vì xả rác bừa bãi, chặt cây phá rừng, khai thác tài nguyên đến kiệt quệ, hãy phát triển môi trường sống xung quanh. Giữ gìn thiên nhiên chính là cách tốt nhất để bảo vệ sự sống của nhân loại.

6 tháng 5 2021

tk

Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày thêm được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một tác phẩm ưu tú.

Dưới một ngọn bút tài hoa, linh hoạt, giàu biến hoá: khi kể, khi tả, khi sắc lạnh tàn nhẫn, lúc hài hòa bỡn cợt, lúc trữ tình thắm thiết, khi triết lý sắc bén, khi quằn quại đau đớn. cuộc sống cứ hiện lên với biết bao tình huống, bao cảnh ngộ, bao chi tiết sống động. Đôi khi, chỉ một cử chỉ, một lời nói, một phác thảo đơn sơ. mà hiện lên một chân dung, lộ nguyên hình một tính cách. Cứ thế, tác phẩm tạo nên một sức lôi cuốn hấp dẫn từ dòng đầu tiên cho đến dòng kết thúc. Gấp sách lại rồi, ta vẫn bị ám ảnh không thôi bởi tiếng kêu cứu của một con người bị tước mất quyền làm người. Một tiếng nói khát khao muốn trở về lương thiện nhưng bị chặn đứng ở mọi nẻo, và một kết thúc bi thảm đắng cay.

"Bi kịch của một con người bị khước từ quyền làm người" đó là chủ đề xuyên suốt toàn bộ hình tượng của tác phẩm, được nhà văn đặt ra như một tiếng kêu cứu thảm thiết, bức xúc, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm Chí Phèo.

Khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ. của người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nam Cao trăn trở, băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc, bức xúc hơn cả đói rét bần cùng, đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời; về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi cả một guồng máy thống trị bạo tàn. Vấn đề nhân phẩm, vấn đề quyền con người được đặt ra, chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao, trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp, tập trung và mãnh liệt hơn cả.

Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trên đường say, đập vào ý thức người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Hãy nghe nhà văn miêu tả: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo".

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc vận động xã hội trong buổi giao thời những năm 30 của thế kỉ trước, nhân vật Manh Manh nữ sĩ - nữ phóng viên đầu tiên của Việt Nam đã làm nên cuộc cách mạng “Nữ quyền” để đòi quyền bình đẳng giới trong xã hội; gần 100 năm sau, chúng ta đã được chứng kiến vị thế của phụ nữ đã rất khác trong xã hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống của người phụ nữ hiện đại không chỉ còn gói gọn trong gia đình mà phải là sự thống nhất giữa gia đình và xã hội. Phái nữ của thời nay hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những em bé gái được đi học, được chăm sóc, yêu thương như bao đứa trẻ khác. Phái nữ ngày nay được thỏa sức thể hiện sự nổi trội của mình trong các lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn được nói lên tiếng nói cá nhân trong bất kì trường hợp nào. Họ cũng có thể tự do lao động, lựa chọn ngành nghề khác nhau. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Đó là những thay đổi to lớn mà chắc hẳn nếu nữ sĩ Manh Manh được chứng kiến, bà sẽ mỉm cười hạnh phúc.

27 tháng 7 2021

Tham khảo

"Nếu cuộc đời chỉ toàn chuyện xấu xa, thì sao cây táo lại nở hoa". Những điều đẹp đẽ ở đời vẫn sẽ ở đó, vẫn sẽ bên ta khi mà ta luôn tràn ngập những tin tưởng và luôn sống ngay thẳng, ghét sự giả dối ở đời. Sống ngay thẳng chính là việc ta không làm gì có lỗi với lương tâm của mình. Ta không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn tuân thủ đạo đức, hành động theo lương tri mách bảo. Chúng ta sẽ biết phân biệt đâu là đúng ,đâu là sai để giữ cho mình một sự thẳng mình. Ghét sư giả dối chính là biểu hiện đẹp của lối sống ngay thẳng. Chỉ khi bạn ghé điều giả dối thì bạn mới có thể hành động tốt, lên án cái sai, cái xấu. Khi biết sống thẳng mình hướng theo điều tốt đẹp chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời này ấm êm, giá trị và ý nghĩa vô cùng. Nhiều người sợ sống thẳng, sống thật sẽ bị ghét bỏ. Thế nhưng, nếu không thẳng, khong thật, cứ a dua thì liệu còn gì ở đời là màu trắng trong, là cái đúng, cái thật. Thử hỏi nếu bạn gian dối bao che cho người trốn khai báo y tế, bạn thấy việc sửa điểm cho thí sinh trong kì thi quốc gia .. bạn sẽ thế nào? Ngay thẳng có thể sẽ khiến nhiều người không hài lòng về ta. Nhưng, ta được là mình. Còn gì ý nghĩa hơn là mình ở đời này! 

27 tháng 7 2021

ạ em cảm ơn

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có một kho tàng truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều chủ đề về cuộc sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” viết năm 1986. Tác phẩm này mô tả cuộc chiến giữa thiện và ác, đồng thời truyền tải một cách đẹp đẽ lòng trắc ẩn và sự lương thiện. Đồng thời, tác phẩm cũng cho người đọc nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua vấn nạn mang tính thời sự - săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta.

Thông qua hành trình đi săn của ông Diểu từ khi trở vào rừng đến khi về nhà, người đọc thấy được cuộc chuyển biến nội tâm đầy sâu sắc của ông, khi tìm lại được nhân bản, tính người thiện lương mà trước nay bị vùi lấp. Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rất chân thực nỗi đau đớn, thống khổ của loài vật trước sự tác động của con người. Hình ảnh cuối truyện là hình ảnh đẹp nhất để khép lại cuộc hành trình nhận thức của ông Diểu. Đó là khi ông bắt gặp loài hoa tử huyền - loài cây chỉ nở hoa 30 năm một lần, chứng tỏ rừng kết muối là vùng đất yên bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Thiên nhiên là hình ảnh phản ánh thái độ của con người đối với cuộc sống. Nếu con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ mang đến cho họ rất nhiều tài nguyên.

Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Như vậy, "Muối của rừng" là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.