K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2016

Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được in trên báo Nam Phong, số 18, năm 1918. Đến năm 1989, Nhà xuất bản khoa học xã hội tuyển chọn đưa vào tập Truyện ngắn Nam Phong. Tác phẩm được xem là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn Việt Nam hiện đại bởi lẽ nó là một trong những truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mặc dù cách diễn đạt vẫn còn lưu lại khá rõ dấu ấn của văn học trung đại (lối văn biền ngẫu).

Nội dung truyện kể về sự kiện vỡ đê, nhân vật chính của truyện là viên quan phủ. Cốt truyện gồm ba cảnh, diễn tiến theo trình tự thời gian: Cảnh 1: Mưa to gió lớn, nước lũ dâng cao, đê sắp vỡ, dân chúng hối hả đắp đất giữ đê. Cảnh 2: Đám quan lại, nha lệ, lính tráng mải mê đánh tổ tôm trong đình. Cảnh 3: Vỡ đê. Tác giả đã vẽ nên bức tranh tương phản giữa sự ăn chơi hưởng lạc của những kẻ cầm quyền với nỗi cơ cực, thê thảm của dân chúng. Thông qua đó lên án gay gắt giai cấp thống trị thối nát, bất tài và vô trách nhiệm trước tài sản, tính mạng của dân nghèo, đồng thời bày tỏ mối cảm thương sâu sắc của mình trước những đau thương, hoạn nạn của đồng bào.

Mở đầu thiên truyện là tình thế vô cùng hiểm nguy của khúc đê sông Nhị. Thế đê được nhà văn tả bằng nhiều chi tiết cụ thể về thời gian, không gian: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc sông làng X, thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Cảnh hàng trăm nghìn con người hốt hoảng, lo lắng, tất bật… tìm mọi cách để giữ cho con đê không bị vỡ trước sức tấn công khủng khiếp của nước lũ được tác giả miêu tả bằng ngòi bút hiện thực thấm đẫm cảm xúc xót thương:… kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Không khí căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù củng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Cảnh dân phu đang loay hoay, tuyệt vọng chống chọi với nước để cứu đê là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng hoàn toàn trái ngược diễn ra trong đình:

Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài, thế thời nào quan cha mẹ ở đâu ?

Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy củng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.

Ở cảnh hai này, tác giả kể chuyện viên quan phủ mải mê chơi tổ tôm với đám quan lại dưới quyền và được lũ sai nha, lính lệ hầu hạ, cung phụng đến nơi đến chốn. Giọng văn tường thuật khách quan cụ thể, chi tiết nhưng đằng sau nó chứa chất thái độ mỉa mai, châm biếm và phẫn uất.

Trước nguy cơ đê bị vỡ, bậc “phụ mẫu chi dân” cũng đích thân ra “chỉ đạo” việc hộ đê, nhưng trớ trêu thay, chỗ của ngài không phải là ở giữa đám dân đen đang vất vả, lấm láp, ra sức cứu đê mà là ở trong đình với không khí, quang cảnh thật trang nghiêm, nhàn hạ: đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Chân dung của quan lớn được hiện lên thật cụ thể, sắc nét: Trên sập; mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy… Đặc biệt là quanh quan có đủ thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì và chánh tổng cùng ngồi hầu bài. Quan nhàn hạ, ung dung, không mảy may quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng đang diễn ra trên đê. Trong đình vẫn duy trì cái không khí uy nghiêm của chốn công đường, không hề có một chút liên hệ nào với cảnh hộ đê tất bật ngoài kia của dân phu. Dựng lên hai cảnh đôi lập tác giả có dụng ý tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, sống chết mặc bay của bọn quan lại phong kiến đương thời.

Trên cái nền là cảnh trăm họ lo toan chống giặc nước, chân dung “quan phụ mẫu” hiện lên rõ ràng qua những nét vẽ sinh động về hình dáng, cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc không thể tưởng tượng nổi là trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng, tính mạng và của cải của hàng nghìn con người đang bị đe dọa từng giờ từng phút, vậy mà “quan phụ mẫu” vẫn điềm nhiên vui chơi, hưởng lạc. Xung quanh hắn bầy biện đủ thứ sang trọng, xa hoa: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

Quả là hoàn toàn trái ngược với hình ảnh: … mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít… trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê… Sự đối lập đó càng làm nổi bật tính cách ích kỉ, độc ác, vô nhân đạo của tên quan phủ và thảm cảnh của dân chúng; đồng thời góp phần gia tăng ý nghĩa phê phán gay gắt của truyện.

Trong khi thảm họa vỡ đê khủng khiếp đang đập vào mắt dân chúng thì bọn nha lại tay chân vẫn cúc cung hầu hạ quan lớn đánh bạc. Tuy chỉ là một cuộc chơi, lại chơi trong khi làm nhiệm vụ đôn đốc dân phu hộ đê nhưng quan lớn vẫn giữ cái trật tự trên dưới và không khí tôn nghiêm, nghi vệ như ở chốn công đường: Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài. Mặc cho dân tình nháo nhác, khổ sở, quan vẫn mải mê dồn hết tâm trí vào các quân bài tổ tôm. Cung cách ấy tố cáo bản chất xấu xa cùng thái độ vô trách nhiệm đến mức vô nhân đạo của hắn.

Nếu ở trên mặt đê, không khí sôi động, nhốn nháo, hối hả với công việc cứu đê thì trong đình không khí cũng rộn ràng với những lời lẽ xoay quanh ván bài đen đỏ: Bát sách ! Ăn; Thất văn,… Phỗng, lúc mau, lúc khoan dung, êm ái, khi cười, khỉ nói vui vẻ, dịu dàng… Ngoài kia, đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp .

Sự đam mê cờ bạc của tên quan phủ với đám nha lại dưới quyền diễn ra ngay trên mặt đê, trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã nói lên sự tàn ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Những lá bài tổ tôm có một ma lực lớn đến độ nào mà khiến cho tên quan phủ quên hết trách nhiệm của mình, quên cả mối hiểm nguy, chết chóc đang đe dọa sinh mạng, tài sản của bao người? Phải! Hắn ta đâu cần biết những điều đó vì quanh hắn lúc nào cũng có bọn tay sai nịnh nọt, hầu hạ, dạ vâng… Chúng thi nhau tỏ ra cho quan biết là: Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng: Mình có đôi, mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng cố ý nhường cho quan thắng bài liên tiếp để lấy lòng quan lớn. Sau khi quan xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh rung đùi, vuốt râu mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Có người bẩm báo là có khi đê vỡ, hắn trả lời thật phũ phàng: Mặc kệ! Sau đó lại tiếp tục đánh bài.

Thú cờ bạc và những đồng tiền vơ vét được từ ván bài đã làm cho hắn mất hết lương tri: Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.

Tính cách của tên quan phủ được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ qua các cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, về cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc… Về lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: Dạ bẩm bốc tiếng quan lớn truyền: ừ. Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? Khi chơi bài, quan lớn tỏ ra vô cùng thành thạo: ù Ị Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày !

Hàng loạt hình ảnh tương phản được tác giả sử dụng rất tài tình trong đoạn văn trên: Tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê tương phản với thái độ điềm nhiên hưởng lạc của tên quan phủ. Lời nói khe khẽ sợ sệt của người hầu: Bẩm, có khi đê vỡ tương phản với lời gắt của quan cùng cái cau mặt: Mặc kệ ! Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp, áo quần ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra hơi báo tin đê vỡ tương phản với hình ảnh quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi… thời ông cách cổ chúng mày.

Trong khi miêu tả và kể chuyện cảnh hộ đê, tác giả thể hiện nỗi xót thương và đồng cảm với nỗi khổ của dân chúng:

Than ôi ! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…

 Thiên truyện khép lại bằng cảnh đê vỡ: Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi run miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !

Ở đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng: Cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Về nghệ thuật, trong toàn bộ tác phẩm, bên cạnh phép tương phản thì phép tăng cấp đã được nhà văn sử dụng một cách tài tình, có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của tác phẩm và khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật chính là tên “quan phụ mẫu”.

Phép tăng cấp thể hiện rõ trong việc miêu tả cảnh hộ đê dưới trời mưa mỗi lúc một dồn dập: Nước sông Nhị Hà lên to quá… Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống… Dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên giữa tiếng trống, tiếng tù và tiếng người gọi nhau sang hộ đê mỗi lúc một ầm ĩ, náo động.

Phép tăng cấp còn được vận dụng vào việc miêu tả cảnh tên quan phủ cùng đám nha lại đánh bài tổ tôm trong đình. Thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bài bạc mà bộ nhiệm vụ đôn đốc hộ đê đã đành. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ mà vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay sai rồi quay lại tiếp tục đánh bài và vui sướng reo to: ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! thì độ say mê cờ bạc quả đã làm cho “quan lớn” mất hết tính người. Nói theo lời bình của nhà văn là loại lòng lang dạ thú.

Nhờ khéo léo kết hợp thủ pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong miêu tả, kể chuyện nên tác giả truyện ngắn Sống chết mặc bay đã đạt được mục đích lên án gay gắt tên quan phủ tàn ác và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

 

19 tháng 3 2017

Phạm Duy Tốn là một trong số ít những nhà văn thành công trong thể loại truyện ngắn hiện đại vào cuối thế kỉ XIX đầu XX. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là một trong những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc nhất của ông. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, nhà văn đã lên án, phê phán gay gắt bọn quan lại vô lương tâm, vô trách nhiệm với nhân dân gây nên bao cảnh lầm than, bi đát cho trăm họ.

Mở đầu truyện là cảnh thiên tai ập đến dân chúng giữa đêm khuya: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khu đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Giữa đêm khuya, hàng trăm người kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy...lướt thướt như chuột lột". Bên trên "mưa tầm tã như trút xuống", ở dưới "nước cứ cuồn cuộn bốc lên". Quả thật là một tình cảnh hết sức gian nan, vất vả cho dân làng. Thiên tai thì năm nào cũng có, nhưng thiên tai bão lũ lúc nửa đêm thế này thì ai mà không lo lắng, sợ hãi lỡ đê vỡ mất thì khủng khiếp biết nhường nào!

Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài "thì trong đình" đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng". Cảnh này sao quá đỗi nghiêm trang, thanh bình. Nhưng phải chi cảnh ấy ở nơi xa xôi, cách biệt với ngôi làng đang trong cảnh "nước sôi, lửa bỏng", đằng này nó chỉ cách đó mấy trăm thước và cũng gần đê nhưng cao ráo, vững chãi. Nơi ấy, quan phụ mẫu đang ngồi chễm chệ, uy nghi, "tay trái tựa gối xếp, tay phải duỗi thẳng ra, để cho người nhà quỳ dưới đất mà gãi". Kế bên là "bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút"...Xung quanh các thầy đề, thầy đội...thi nhau hầu bài cung phụng quan phụ mẫu. Một lũ người vô lương tâm, vô trách nhiệm đang "ngồi mát ăn bát vàng", bất kể dân chúng đang trong cảnh khốn cùng, bĩ cực chống chọi với thiên tai, bọn chúng vẫn ung dung, nhàn hạ, "bình chân như vại" coi như không có việc gì. Là quan phụ mẫu, được coi như cha mẹ của dân. Ấy vậy mà hắn coi "một nước bài cao, bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập". Bên ngoài mưa gió ầm ầm, trời long đất lở, ai chết mặc ai. Bên trong, hắn vẫn thảnh thơi "xơi bát yến", "ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi...". Cái cảnh ấy khiến ai trông thấy mà chẳng uất ức, nghẹn ngào.

Tuy nhiên, xung quanh đó một lũ quan vô lại vô tích sự đang ngồi hầu bài mà miệng không ngớt lời nịnh hót, o bế tên quan phụ mẫu. Bọn chúng tranh nhau tỏ ra cho quan lớn biết "mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm", "mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt", nhằm tâng bốc, lấy lòng quan lớn.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vẽ nên một bức tranh vô cùng sinh động: một ngôi làng đang trong cảnh mưa gió, bão lũ bao trùm, nhân dân điêu đứng, khắp nơi nước dâng lênh láng, con người, nhà cửa, trâu bò, gà vịt đang rên xiết, kêu la ầm ĩ. Ở giữa là một thủ phủ của tên quan phụ mẫu, bên trong đèn đuốc sáng trưng, trông rất trang nghiêm, người người nhàn hạ chơi tổ tôm rất đỗ sung sướng. Thật đúng là một cảnh trớ trêu! Giọng văn miêu tả của tác giả đầy mỉa mai, khinh bỉ nhưng cũng đầy chua xót.

Tên quan phụ mẫu đang say sưa với những ván bài, bỗng bên ngoài "tiếng kêu trời dậy đất". Mọi người đều giật nảy mình, riêng hắn vẫn điềm nhiên, bình thản như không nghe thấy. Đến khi có người hớt hải chạy vào báo quan đê vỡ thì hắn giận dữ quát: "Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?...Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?" Hắn đuổi cổ người bẩm báo ấy và tiếp tục ván bài của mình.

Dưới ngòi bút đầy sắc sảo của tác giả, tên quan phụ mẫu hiện ra là một tên quan "lòng lang dạ thú", vô cùng tàn nhẫn, không một chút tính người. Chúng coi dân như cỏ rác. Là quan lớn, đáng lẽ hắn phải lo cho dân chúng, chỉ đạo việc đê điều, giúp dân vượt qua thiên tai thì hắn lại ung dung hưởng lạc thú. Hắn sống sung sướng trên nỗi đau của người dân. Cuộc sống của nhân dân bị đè nặng bởi thiên tai là bởi lũ quan lại thối nát, bẩn thỉu. Họ luôn luôn phải sống trong cảnh đau khổ triền miên.

Đoạn kết là cảnh trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không còn chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước". Đúng là một cảnh hãi hùng, đau xót giữa đêm khuya.

Ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả đã khắc họa nên một bức tranh sống động cảnh lầm than, tang tóc của người dân trong cơn đại hồng thủy lúc nửa đêm. Qua đó, tác giả cũng đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn quan lại, lũ sâu dân mọt nước sống hưởng lạc trên sự đau khổ của nhân dân.

9 tháng 9 2021

Tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và thanh bạch.

Dù là anh Văn Ba phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris, nước Pháp, sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh hết sức giản dị, yêu lao động.

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.

Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Người đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.

"Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (bài thơ "Theo chân Bác.")

Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.

Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn tâm huyết để lại cho đời sau…

Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ dân công. Người "nâng niu tất cả, chỉ quên mình."

Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh.

Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp

Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.

Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng Người tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học.

Ngược lại, Người suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân bình thường. Người truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, đơn giản, không triết lý dài dòng, không vòng vo khuôn sáo, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.

Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!

Không chỉ trong lời ăn tiếng nói, Bác luôn quan tâm, gần gũi nhân dân bằng những hành động cụ thể thiết thực. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em…

Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu, đồng cảm. Sự giản dị đó hết sức tự nhiên, ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người.

Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người.

Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.161)...

Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.”

Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ, Người là Hồ Chí Minh.

9 tháng 9 2021

ghê

27 tháng 5 2021

Tham Khảo !

  Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

 
27 tháng 5 2021

Thamkhao

 Cuộc sống vẫn luôn không hề bằng bẳng mà luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Để thành công con người cần phấn đấu không ngừng. Sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng. Sự phấn đấu sẽ giúp con ;người chạm gần hơn đến thành công. Khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ thu nhận được quả ngọt. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống. Bạn có thế thay đổi được hoàn cảnh số phận của bản thân mình, làm cho cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. Hơn nữa bạn sẽ trở thành những tấm gương về sự vươn lên, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngoái ra khi bạn có sự phấn đấu thì bạn sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

  
20 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !! 

Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

 
17 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.

Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người.

Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.

Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha.

Chỉ đến khi ông chào từ biệt mọi người về chiến khu thì đứa con mới nhận ra cha. Tình ca con thức dậy mãnh liệt là lúc hai cha con phải chia ly. Ở chiến khu ông gửi gắm tình yêu thương con bằng việc khắc chiếc lược ngà tặng con song chiếc lược chưa đến tay con cũng là lúc ông hi sinh trong một trận càn lớn của giặc. Trong giờ phút ngắn ngủi đó ông đã kịp trao chiếc lược cho bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái.

Viết Chiếc lược ngà nhà văn Nguyễn Quang Sáng không tập trung miêu tả cặn kẽ tình cảm gia đình trong chiến tranh mà chủ yếu tập trung khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật. Song nhà văn đã khéo léo lồng ghép để làm bừng sáng tư tưởng cách mạng khát vọng tự do trong đó. Và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người có cái nhìn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.

Sự yêu thương con nỗi khát khao gặp con khiến người cha không thể kìm nổi xúc động. Không chờ xuồng cập bến ông Sáu đã nhảy tót lên bờ làm chiếc xuồng chòng chành và cất tiếng gọi tha thiết: “Con! Thu”. Người cha không kìm nổi xúc động đến mức run run. Thế nhưng đáp lại tiếng gọi tha thiết ấy đứa con gái đứng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, rồi co chạy bỏ chạy. Bỏ mặc người cha lúc này đứng chết sững, mặt sầm lại vô cùng đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy.

Cuộc đời như đang tạo nên cho ông nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong suốt mấy ngày ở nhà ông càng ra sức gần gũi chào hỏi thì con bé càng đẩy ông ra xa. Điều ông mong mỏi chỉ là một tiếng ba thân thương thế nhưng con bé lại chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc như thế ông chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu và cười vì khổ tâm đến mức không thể khóc nổi. Thế rồi những lúc vì khổ tâm quá không thể kìm chế được ông đã đánh con. Sau đó ông hối hận không thôi. Nỗi mâu thuẫn cứ giằng xé trong lòng người cha tội nghiệp.

Càng đến ngày hết phép cũng là lúc ông càng tuyệt vọng vì có lẽ tiếng cha sẽ mãi mãi chẳng bao giờ được nghe. Nỗi đau của ông cũng chính là nỗi đau của rất nhiều những chiến sĩ bấy giờ. Ngày đêm chiến đấu vì lí tưởng vĩ đại nhưng chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ thương gia đình.

Những tưởng người cha khốn khổ ấy sẽ mang nỗi đau đáu đến khi ra chiến trường thì đến phút cuối cùng đứa con gái đã trao cho anh Sáu một tiếng gọi ngọt ngào. Người cha đứng chào mọi người, lặng lẽ đưa mắt nhìn đứa trẻ núp sau cánh cửa anh cũng muốn đến ôm nó lắm nhưng chỉ sợ nó lại chạy đi. Anh chỉ dám nhìn con từ xa và bảo “Ba đi nghen con”. Ai ngờ trong giây phút ấy bé Thu chạy đến gọi “Ba”. Sự ngọt ngào khiến người cha như nín thở, giây phút này anh đã chờ đợi bao lâu. Cái ôm đầy bịn rịn đứa con dường như chẳng nỡ rời xa cha mình. Chỉ khi anh hứa sẽ mang tặng con mình chiếc lược ngà đứa con mới bịn rịn rời lưng cha.

Thế nhưng người cha ấy đã mang theo lời hứa mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Trong một trận càn lớn của địch anh Sáu đã hi sinh, trong cái thời khắc ấy khi chẳng còn sức lực để chăng chối điều gì anh chỉ lặng lẽ rút chiếc lược trong túi đưa vào tay bác Ba với mong muốn chuyển đến tay người con gái yêu thương của mình. Chiếc lược được người cha làm nên bởi những nhớ nhung khắc khoải và cả những ân hận trong những lần nỡ xuống tay đánh con mình. Chiếc lược người cha đã cặm cụi làm nên trong những giờ buông súng nghỉ ngơi, thỉnh thoảng lại mang ra chải tóc cho lược thêm bóng. Hình như ở cái giờ phút sinh li tử biệt đó, mọi đau thương đều nhường chỗ cho tình yêu thương, tình phụ tử. Chỉ có tình phụ tử là bất diệt trước mũi tên hòn đạn mà thôi.

Ta không thể phủ nhận một điều rằng hoàn cảnh của anh Sáu trong Chiếc lược ngà là một câu chuyện về tình cha con sâu sắc nhưng nó cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện gia đình cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên một câu chuyện vô cùng ấn tượng, một điểm sáng chói lòa trong bầu trời văn học kháng chiến. Nó thể hiện tình người sâu sắc, tình cảm gia đình bất diệt dù trong mọi hoàn cảnh vẫn sáng ngời bất diệt. Và cũng chỉ có thứ tình cảm dung dị đó mới là động lực bất diệt khiến con người ta chiến đấu quả cảm và anh dũng đến vậy mà thôi.

17 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".

Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.

Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.

Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.

Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!". Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy đi mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!". Anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!

Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.

Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.

Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa... Cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!".

Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.

Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.

Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.

30 tháng 10 2021

Con người có rất nhiều đức tính tốt, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Người có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

1 tháng 5 2018

 Cuoc doi la gi neu ko co su dung cam cua chinh ban than mk kia chu !

Neu chung ta cu nhut nhat thi se ko co tuong lai, ko co lua chon cho con duong ma mk di va tham chi la ko co su nghiep.

Toi da rut ra duoc cau noi do vi 1 lan toi nhut nhat......

Hom do la 1 buoi sinh hoat cua lop toi vao thu 7, co Tam-tong phu trach cua truong da de nghi moi lop cu 1 ban ra de ke chuyen cho toan truong nghe vao hom chao co dau tuan 21.Co Be- giao vien chu nhiem lop toi da hoi y kien cua tat ca cac ban trong lop va co bao toi ve chuan bi 1 cau chuyen that hay ve Bac Ho de dai dien lop ke cho toan truong nghe. Toi tu choi vi tinh nhut nhat, so hai truoc dam dong, toi so se quen loi mac dau truoc do toi da hoc thuoc cau chuyen rat ki, so rang toi ke ko hay vi giong toi von di ko trong treo nhu  bao nguoi ban khac cung trang lua va so nhat la bi nguoi khac che cuoi. Toi tu choi voi loi de nghi cua co Be 1 cach thang thang, co bao toi ve suy nghi lai va toi thay trong doi mat co hien ro su that vong doi toi-1 nguoi ma co le co tin tuong.

Toi hom do ve, toi buon rau ngoi nhin qua o cua so , toi luon luon nghi ve van de do. Cac cau hoi do cu don het vao dau toi: " Lieu mk co lam duoc ko? " , " Ko biet  co cos dung dan khi chon mk ko? " . Toi da suy nghi 1 dem dai...

Sang hom sau, toi da dong y dai dien lop de ke chuyen. Luc nay, su that vong trong doi mat co da ko con nua, ma thay vao do la 1 doi mat tu hao va nu cuoi vui ve. Toi tin rang toi se lam duoc bang su dung cam va tu tin cua mk.

Va dieu ky dieu da den, co Be va cac thay co deu rat hai long ve bai ke chuyen cua toi. Ho da lang nghe toi va toi cung nhan duoc su lang nghe do tu ho.

Tu do toi tin rang long dung cam va su tu tin se giup chung ta vuot qua tat ca nhung kho khan trong cuoc song. Toi muon khuyen cac ban rang: " Trong cuoc song, chung ta phai tu tin trong moi linh vuc mac dau chung ta chua thuc su hoan thanh tot linh vuc do.  Chinh long dung cam va su tu tin do se giup chung ta tien xa hon..."

Bai mk tu lam ko chep mang dau ban yen tam nhe vs lai mk viet ko duoc tot lam nen co cho nao chua duoc thi ban thong cam nhe 

THANKS ban nhieu nha

Câu thơ trong bài “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ân khiến ta nhớ tới nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tự nguyện về làm nhiệm vụ một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên đã trở thành nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền núi phía Bắc.

Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) sinh ra và lơn lên ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn được biết đến với các bút danh như Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, ký. Nguyễn Thành Long từng nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.

Truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” nằm trong tập “Giữa trong xanh”, được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của nhà văn. Truyện xây dựng nên hình tượng nhân vật anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ và cung cách ứng xử.

Trước khi nhân vật xuất hiện, tác giả dành một vài dòng đặc tả thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng. Sa Pa xuất hiện đầy ấn tượng với núi cao, thác đổ, bọt trắng, đường núi quanh co, cây cối chen nhau. Suốt chặng đường dài, từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như đắm mình vào một Sa Pa tinh khiết, kì ảo. Thời gian, không gian như dừng tại nơi này để những điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng lên ngôi. Trong đó, anh thanh niên là một trong số điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng đó.

Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa xuất hiện. Trước hết, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên làm một nghề rất đặc biệt mà cũng rất cao quý – “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, nói nôm na là dự báo thời tiết và thiên tai. Một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét, anh dường như là “người cô độc nhất thế gian”? Những nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cuộc sống nhộn nhịp chưa bao giờ nguôi trong lòng chàng trai trẻ. Đời sống vật chất cũng vô cùng thiếu thốn. Nhưng anh không cố độc! Anh tin rằng “Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.”

Không những thế, anh thanh niên còn là một người yêu khoa học. Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đôi lúc, công việc gian khổ mà ít ai có thể hình dung hết. Nhiều khi, lúc 1 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi mà nghe tiếng chuông đồng hồ báo cũng phải ra khỏi chăn ấm. Anh xách đèn đi trong gió, bão tuyết đang ào ào xô tới tấn công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… Để làm được điều ấy phải có ý chí, tinh thẩn, quyết tâm cao lắm! Gian khổ thế, anh vẫn thực hiện nó một cách đều đặn, tỉ mỉ và nghiêm túc.

Bỏ lại những khó khăn, Nguyễn Thành Long còn khắc họa nhân vật anh thanh niên đẹp trong nếp sống thường nhật. Anh cũng trồng hoa, có “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…”. Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. Anh còn nuôi vài con gà để có thêm thực phẩm hàng ngày. Những thứ nhỏ nhặt đó lại là niềm vui, sự an ủi của anh trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Chi tiết anh từ chối khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ chân dung của anh chứng tỏ anh còn là một người khiêm tốn, chân thật. Trong suy nghĩ của mình, công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa” hay “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét.

Anh đối xử với mọi người rất niềm nở, chu đáo. Anh biếu quà cho người vợ đang ốm của bác lái xe, tặng bó hoa tươi cho cô gái trẻ, tặng làn trứng gà cho ông họa sĩ.

Tóm lại, với lối văn bay bổng, hồn hậu, Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên hình tượng nhân vật anh thanh niên có khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt. Qua đó vẽ lại bức tranh con người Việt Nam hăng say trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước mới bắt đầu. Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã trở thành hình mẫu lí tưởng và nguồn cảm hứng lao động cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay và mai sau để kiến thiết Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

14 tháng 6 2021

Trả lời :

Cái này em phải tham khảo trên mạng và viết theo ý của mk

~HT~