K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Ẩn dụ, là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.

23 tháng 4 2023

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

  1. Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
  2. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm .

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 1 :

So sánh ngang bằng : Mặt trăng tròn như chiếc mâm .

So sánh ko ngang bằng : Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ .

Câu 2 : 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Câu 3 :

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

3 tháng 7 2018

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na là Ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của sự vật/hiện tượng A với B, là các bạn gọi tên A nhưng ẩn B đi.
 

3 tháng 7 2018

ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật,

sự việc , hiện tượng khác làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.

21 tháng 4 2017
  1. Ẩn dụ:
    Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các em có thể hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

21 tháng 4 2017

a. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
b. Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

22 tháng 4 2018

- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

22 tháng 4 2018

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Bài làm:

Ẩn dụ và Hoán dụ:

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau : 
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

12 tháng 12 2017

* Ẩn dụ là gọi tên sự vật,sự việc này bằng tên sự vật,sự việc khác,có nét tương đồng.

VD: - Ngày ngày mặt trời đi trong lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Người cha mái tóc bạc đốt lửa cho anh nằm.

12 tháng 12 2017

* Điệp ngữ là lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ

28 tháng 7 2018

bủm hoặc tõm

tích mình đi

ai tích mình 

mình tích lại 

thanks

Hình ảnh ẩn dụ "không bên lở chẳng là dòng sông" chỉ người bố trong gia đình và cụ thể là hoàn cảnh không có bố bên cạnh của tác giả . 

Qua đó tác giả bộc lộc cảm xúc tủi thân, buồn bã khi sống trong gia đình không còn bố, không còn sự đầy đủ trọn vẹn hạnh phúc.

1 tháng 9 2021

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:

- Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau, vì vậy mà người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật, hiện tượng đó.

- Phép hoán dụ dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật hiện tượng có liên quan trực tiếp đến nhau, gần kề nhau.

Trên đây là bài viết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ của Vieclam123.vn, hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn học sinh nắm được chi tiết khái niệm, các hình thức, biết cách phân biệt hai biện pháp này và có thể sử dụng thành thạo hai phương pháp tu từ này.

1 tháng 9 2021

ẩn dụ: gọi vật này bằng tên vật kia mà giữa 2 vật có nét tương đồng

hoán dụ: gọi sự vật này bằng sự vật kia mà giữa 2 sự vật có mối quan hệ gần gũi

@Cỏ

#Forever