K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

tham khao:

 

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy 

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ?"

      Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.rong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

C. Giải thích vì sao trong ca dao hay nhắc tới con cò

CON CÒ TRONG CA DAO(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?(2) Trong các loài...
Đọc tiếp

CON CÒ TRONG CA DAO

(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?

(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Namthường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng

(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng.                                                                                                                                                      (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. Mong các bạn giúp

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

A. Nói về sự gắn bó giữa con cò và người nông dân

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có hai kiểu so sánh:So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở...
Đọc tiếp

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

4
18 tháng 3 2019

c,

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

D. Con cò phù hợp với tâm trạng muốn ca hát khi làm lụng của nông dân.

Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :- Cái cò, cái vạc, cái nông,Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ? - Không không, tôi đứng trên bờ,Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,Chẳng tin, ông đến mà coi,Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :Con chuột tham lamChuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra....
Đọc tiếp

Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

 

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Theo LÉP TÔN -XTÔI

Bài 6. Chỉ ra những đại từ có trong văn bản Những câu hát châm biếm và cho biết vì sao nó là đại từ? Từ nào là đại từ, từ nào là danh từ chỉ người được dùng như đại từ?

Bài 7. Qua các văn bản Những câu hát châm biếm em hãy nêu cách dùng đại từ xưng hô (hoặc danh từ dùng như đại từ) có ý nghĩa trỏ như thế nào ?

Bài 8. Trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu viết:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ? …

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu …

a, Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên ?

b, Qua cách sử dụng đại từ trong các câu trên, tác giả đã thể hiện được nội dung gì ?

Bài 9. Bé Lan hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao bố bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình ?”.

Em thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ ?

Bài 10. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh) để chỉ ngôi thứ hai người ta thường chỉ sử dụng một từ ?

Bài 11. Nêu nhận xét về cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt ?

Bài 12/ Xác đinh chức năng ngữ pháp của đại từ trong các câu sau:

1/ Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình. 2/ Nước non một gánh chung tình Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai? 3/ "Hời hời! Một mai ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim" 4 /Tiếng ai than khóc nỉ non Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? 5/ Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ coi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm ai đỡ lỡ lời ai binh 6/ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền 7/ ai băng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

1
29 tháng 8 2021

 bài 4 : Cái cod , cái vạc , cái nông, ông , mày , cò , tôi, nó