K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2019

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành nhưng phát triển mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây là khu công nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 126)

=> Chọn đáp án B

13 tháng 6 2018

Vùng kinh tế chỉ có điểm công nghiệp, không có trung tâm công nghiệp nào là Tây Nguyên

=> Chọn đáp án B

11 tháng 3 2019

Đáp án: B

Giải thích: So sánh đặc điểm khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX. TTCN ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.

- TTCN là hình thức ở trình độ cao, có nhiều ngành chuyên môn hóa, các xí nghiệp nòng cốt, ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT.

- KCN có ranh giới địa lí rõ ràng. TTCN gắn với đô thị vừa và lớn, ranh giới không rõ ràng, mang tính quy ước.

Như vậy, các nhận định ở đáp án A, C, D sai và B đúng.

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

27 tháng 2 2016

- Phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp

        + Khu công nghiệp có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống

        + Trung tâm công nghiệp: thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có thể bao gồm các khu công nghiệp và điểm công nghiệp

         + Các dấu hiệu phân biệt khác

- Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta : Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một

18 tháng 10 2018

1)Quan niệm về KCN là tập trung các xí nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới xác định ko có dân cư sinh sống do chính phủ ủy quyền quyết định thành lập.
-Đây là khu vực có ranh giới rõ ràng khoảng vài trăm ha
-Có vị trí thuận lợi (gần cảng biển lớn, quốc lộ, sân bay...)
-Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao và sử dụng chung kết cấu hạ tầng...
-Các xí nghiệp nằm trong KCN đc hưởng quy chế ưu đãi riêng về đất, thuế quan
-SX các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa XK
-Có ban quản lí thống nhất
-Có phân cấp về quản lí và tổ chức sản xuất
-KCN thường ko có dân cư sinh sống
2. -Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao.
-Bao gồm các KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp, CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
-Thường gắn liền với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi trong đó CN là ngành chủ chốt, là các ngành chuyên môn hóa của đô thị đó.
-Có các xí nghiệp nòng cốt, có vai trò hạt nhân tạo nên trung tâm
-Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ
3. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta: Ở nước ta đã hình thành nhiều trung tâm CN trong đó số lượng nhiều nhất phải kể đến ĐBSH, khu vực NBộ, DHMTrung.
Căn cứ vào vai trò của trung tâm CN chia ra làm 3 loại:
-Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: TP.HCM, HN
-Các trung tâm có ý nghĩa vùng như HP, Đà Nẵng, Cần Thơ...
-Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
Căn cứ vào giá trị sản xuất, chia ra làm 4 loại:
-Rất lớn: TP.HCM
-Lớn: HN, HP
-Trung bình: Đà Nẵng, Việt Trì...
-Nhỏ: Vinh, Nha Trang,...

6 tháng 12 2018

Những trung tâm công nghiệp được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sgk Địa lí 12 trang 127)

=> Chọn đáp án D

24 tháng 5 2016

- Đặc điểm:
        + Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.
        + Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
        + Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.

- Kể tên một số KCN: khu công nghiệp tập trung (Thái Lan), khu thương mại tự do (Malaixia), đặc khu kinh tế (Trung Quốc), khu chế xuất (Đài Loan, Hàn Quốc…)...

16 tháng 7 2019

Đáp án B

13 tháng 2 2016

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

26 tháng 1 2016

a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

            - Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

b. Các vùng công nghiệp nước ta

Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh

-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng  Bình đến Ninh Thuận

            - Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

            - Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

            - Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .

29 tháng 12 2016

– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:

21

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.

+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).

– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.