K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.

⇒ Cách mở đầu của Thúy Kiều thể hiện sự tin tưởng, dằn vặt, ngập ngừng với câu chuyện “trao duyên” sắp bày tỏ với Thúy Vân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa là tóm tắt nội dung nghệ thuật của bài thơ.

- Cách kết luận của "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lụa của Mai Trung Thứ khẳng định giá trị cũng như vai trò của bức tranh trong việc mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:

* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:

- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”

* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.

- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”

+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

- Hầu đàn:

+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”

+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”

* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”

-  Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).

- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thâu cậu bé.

- Mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc; đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn trình bày về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên.

Truyện ngắn Kiến và người là câu chuyện đơn giản kể về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Cốt truyện của “Kiến và người” hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên thực tế. Bởi vì tàn phá rừng và thay đổi môi trường sống của các sinh vật, các sinh vật ấy lại bắt đầu tấn công con người để bảo vệ cuộc sống của chính chúng. Nếu không chiến đấu, chúng sẽ chết. Hiện tượng kiến bò lên khỏi mặt đất và kiến vỡ tổ chui ra có thể dễ dàng quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. Nhưng lũ kiến lại hành quân thành đàn và tấn công đến tận giường. Cả bốn người trong gia đình đều chiến đấu chống lại lũ kiến nhưng không thể thắng được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu và tưởng tượng. Cốt truyện chứa đựng cả yếu tố thực và ảo nên rất hấp dẫn người đọc.

 

Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trên đây là phần thuyết trình của tôi về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Cách mở bài đã dẫn dắt từ việc hủy hoại môi trường sang hình ảnh chim chào mào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực, mất lí trí của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân và thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.

=> Chi tiết là cầu nối, động cơ tạo tình huống truyện, đóng vai trò cho tác phẩm trở nên thu hút.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Sáu dòng thơ đầu là lời thương xót của Nguyễn Du trước khung cảnh điêu tàn và số phận nghiệt ngã, thăng trầm của Tiểu Thanh.

- Hai dòng thơ cuối là niềm xót thương cho chính mình của nhà thơ. Từ đó đưa ra một khía cạnh nhìn khác về cuộc sống và nhân sinh, và cũng giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …