K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2023

* Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ là:

 - Về vần, nhịp, thanh điệu: 

   + Bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần) . Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa- hoa -là). 

   + Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Về ngôn ngữ: 

  + Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nập trên dòng sông Tô.

   + Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá “Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa”, so sánh “Lướt qua lướt lại như là bướm bay” khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

NG
27 tháng 12 2023

- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần). Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa - hoa - là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.

- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô

- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.

a. Đọc bài ca dao sau và chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát về: cách gieo vần và ngắt nhịp.                           Sông Tô nước chảy trong ngần                    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa                          Thon thon hai mũi chèo hoa                    Lướt qua lướt lại như là bướm bay.                 (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca...
Đọc tiếp

a. Đọc bài ca dao sau và chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát về: cách gieo vần và ngắt nhịp.

                           Sông Tô nước chảy trong ngần

                    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

                          Thon thon hai mũi chèo hoa

                    Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

                 (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, Tập 3, NXB Văn hóa - Thông tin, 1985)

 

b. Cho câu văn sau:       

            Hoa hướng dương nở.

- Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên.

- Dùng cụm từ để mở rộng cả hai thành phần chính trong câu trên.

0
a. Đọc bài ca dao sau và chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát về: cách gieo vần và ngắt nhịp.                           Sông Tô nước chảy trong ngần                    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa                          Thon thon hai mũi chèo hoa                    Lướt qua lướt lại như là bướm bay.                 (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca...
Đọc tiếp

a. Đọc bài ca dao sau và chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát về: cách gieo vần và ngắt nhịp.

                           Sông Tô nước chảy trong ngần

                    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa

                          Thon thon hai mũi chèo hoa

                    Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

                 (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, Tập 3, NXB Văn hóa - Thông tin, 1985)

 

b. Cho câu văn sau:       

            Hoa hướng dương nở.

- Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên.

- Dùng cụm từ để mở rộng cả hai thành phần chính trong câu trên

0

Tham khảo
- Trong câu thơ đầu, tác giả dử dụng phép so sánh k bằng nhắm khẳng định sen là loài cây đẹp nhất đầm.Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

25 tháng 11 2021

Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.Tác dụng:Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân gần gũi với hoa sen, hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt. 

NG
27 tháng 12 2023

- Câu lục 6 chữ và câu bát 8 chữ.

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3:

- Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

4 tháng 2 2023

Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…

– Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.

– Cách gieo vần: tiếng “Ba” vần với tiếng “Đá”; tiếng “Dạ” vần với tiếng “ba”.

– Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: “qua”, “Sình”, “chênh”. “tình” là thanh bằng; tiếng “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh trắc, tuy nhiên tiếng “Ba” lại là thanh ngang.

NG
19 tháng 12 2023

- Ở bài ca dao 3, tính chất biến thể thể hiện ở hai dòng đầu: 

“Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.”

+ Về số tiếng: Cả hai dòng đều tám tiếng chứ không phải là một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. 

+ Về thanh: tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải là thanh bằng như quy luật mà thanh trắc.