K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc 

Hệ thống sự việc: 

+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô

+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô. 

+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần. 

+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )

+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học 

+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô

+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập

+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em 

Câu 2: 

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...

20 tháng 11 2021

Một số văn mẫu để bạn tham khảo trong kì thi sắp tới:

https://download.vn/ke-mot-ki-niem-ve-thay-giao-hoac-co-giao-cua-em-49249

https://download.vn/bai-van-mau-lop-5-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-37181

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-ki-niem-dang-nho-voi-thay-co-giao-cua-em-39564n.aspx

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-van-tu-su-ket-hop-mieu-ta-noi-tam-ke-mot-cau-chuyen-dang-nho-cua-ban-than

https://tech12h.com/bai-hoc/de-3-nhan-ngay-20-11-ke-cho-cac-ban-nghe-ve-mot-ki-niem-dang-nho-giua-minh-va-thay-co-giao

https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-ke-lai-1-ky-niem-sau-sac-nhat-ve-gia-dinh-ban-be-nguoi-than-thay-co-39830n.aspx

https://123docz.net/timkiem/m%E1%BB%99t+k%E1%BB%B7+ni%E1%BB%87m+%C4%91%C3%A1ng+nh%E1%BB%9B+c%C3%B3+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+gi%E1%BB%AFa+t%E1%BB%B1+s%E1%BB%B1+v%E1%BB%9Bi+ngh%E1%BB%8B+lu%E1%BA%ADn+v%C3%A0+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+n%E1%BB%99i+t%C3%A2m.htm

20 tháng 11 2021

dài quá mất chứ ngt r 

18 tháng 1 2018
Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ, nêu về kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ

     

    + Nhân dịp chào đón ngày 20/11, tôi bồi hồi nhớ về kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô

B. Thân bài : Kể lại câu chuyện

- Nói chung về thầy cô đó

    + Đó là câu chuyện vui, buồn, xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào?

    + Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo dạy lớp mấy của em

    + Dáng vẻ, tính tình, công việc hằng ngày của thầy cô

- Diễn biến của kỉ niệm (câu chuyện)

    + Câu chuyện khởi đầu như thế nào, đâu là cao trào của câu chuyện?

    + Tình cảm, cách ứng xử của thầy cô và những người biết/ chứng kiến câu chuyện

    + Kết thúc của câu chuyện đó diễn ra thế nào

    + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân thông qua kỉ niệm

    + Tấm lòng, vai trò của thầy cô dành cho học trò nói chung và dành cho em nói riêng

C.Kết bài

Kỉ niệm đáng nhớ đó để lại ấn tượng với em thế nào. Tình cảm và sự kính trọng của em dành cho người thầy/ cô ấy

Bài mẫu

Chỉ hai hôm nữa là đến ngày 20 tháng 11, cũng là ngày trường tôi làm lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba – phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước tặng. Không khí lao động và học tập của trường thật sôi nổi và hào hứng. Nhiều thầy cô giáo cũ đã về hưu hay đang công tác ở xa đã lần lượt trở về thăm trường. Ngôi trường được quét vôi lại mang vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đẹp. Cột cờ được thay bằng cột kim loại không gỉ. Sân trường, hội trường, các lớp học, các phòng chức năng ... sáng bừng lên. Thư viện nhà trường được bổ sung nhiều sách mới ... .

Chiều hôm ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì gặp thầy Nguyên, thầy chủ nhiệm dạy mẹ tôi thời chống Mỹ, và dạy tôi năm học lớp 6, ba năm về trước. Thầy dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6. Thầy đã về hưu, hiện sống ở quê thầy, cách trường trên 40km. Thầy nhận ra tôi trước. Thầy cất tiếng hỏi rất ấm áp:

- Em Vinh đấy à? Trông em lớn quá! Học lớp 9 rồi chứ? Em còn nhớ thầy nữa không ...

Tôi sững người ra, nói ấp úng sau hai tiếng "thưa thầy" rồi nước mắt ứa ra. Hai thầy trò chuyện trò một lát, tôi chào thầy ra về, vì biết thầy đạp xe đường xa mệt. Thầy nắm vai tôi, nhẹ nhàng nói: "Em cho thầy gửi lời hỏi thăm sức khỏe cụ và bố mẹ em ..."

Xã Bình Minh quê hương tôi có ba thôn: thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Ngoài nghề nông, bà con xã tôi còn có nghề làm hương, làm mộc mĩ nghệ nổi tiếng trong vùng. Trường cấp II Bình Minh trước đây là niềm tự hào của bà con làng trên xóm dưới, một vùng quê giỏi làm ăn và hiếu học.

Thầy Nguyên sau mấy năm dạy học ở Bình Minh đã đi bộ đội, đã chiến đáu ở chiến trường biên giới Tây – Nam. Thầy bị thương ở chân và bụng, bị mất cánh tay phải. Năm 1986, thầy trở lại trường. Ông tôi nói: "Việc thầy Nguyên trỏ lại trường Bình Minh xã ta là một việc làm rất tình nghĩa ..." Tôi vừa đi vừa bồi hồi nghĩ về thầy.

Sau ba năm gặp lại, thầy vẫn như xưa. Dáng cao gầy, mắt hiền từ tươi sáng. Tóc có bạc thêm vẫn cắt ngắn. Bộ quần áo ka-ki màu thẫm, ống tay phải cài kim băng. Có lẽ là ngày lễ nên thầy đi giày vải còn mới. Vai trái khoác cái túi vải bạc màu, cái túi ngày xưa thầy vẫn đựng sách vở, tài liệu khi đến lớp. Vẫn chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ ấy ... . Thầy vừa dắt xe vừa bước khoan thai.

Thầy chỉ còn lại một tay mà làm gì cũng nhanh và khéo léo. Trước khi về trường, ở trại thương binh, thầy đã khổ luyện viết, vẽ, làm việc bằng tay trái suốt hai năm. Dạy toán, thầy không dùng được thước, chỉ vẽ bằng tay mà đường nét thẳng tắp. Chữ thầy phê vào bài, vào vở học sinh, hay viết lên bảng, trông đều tăm tắp và rất đẹp.

Ở trường Bình Minh lâu nay không có chuyện học thêm. Thầy Nguyên mỗi tuần hai buổi, thầy đến với từng nhóm học sinh, chăm chút cho những em học yếu, những em học giỏi. Các vị phụ huynh coi thầy như người nhà. Các cụ già, các bác cán bộ về hưu rất quý trọng thầy thương binh của xã mình. Thầy vẫn đến thăm ông nội tôi mỗi tháng đôi lần khi thầy còn dạy học.

Sau khi hai đứa con của thầy tốt nghiệp Đại học, ra trường đi làm, số tiền trợ cấp thương tật, thầy dành lại phần thưởng cho những học sinh vượt khó học chăm, học giỏi.

Các thầy cô giáo vẫn ca ngợi tấm gương tự học của thầy Nguyên. Thầy tự học thi được bằng C Tiếng Anh, rồi học tại chức, thầy tốt nghiệp Đại học tiếng Anh.

Thầy dạy giỏi, rất thương học sinh, nhất là những em gặp khó khăn. Thầy vẫn nói với học sinh trong những giờ học Đạo đức: "Thầy mồ côi bố. Nhà nghèo, nhờ mẹ thương mà học hành nên người. Đi dạy học, đi bộ đội mà được giáo dục trưởng thành". Mấy năm liền, thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng thầy vẫn sống giản dị, khiêm tốn. Ngày tôi thi học sinh giỏi Toán lớp 6 được giải Nhì toàn huyện, thầy tặng tôi quyển sổ tay rất đẹp với lời ghi: "Chúc em Vinh cố gắng, ngoan ngoãn và học giỏi, vươn lên!". Tôi vẫn giữ quyển sổ ấy như một kỉ vật quý báu của một tấm lòng vàng.

Về nhà tối hôm ấy, tôi khoe chuyện gặp thầy Nguyên ở cổng trường và chuyển lời hỏi thăm của thầy với ông nội và bố mẹ. Trong bữa cơm, ông nhắc lại một vài kỉ niệm về thầy, rồi nói: "Sáng mai ông ra trường gặp thầy Nguyên và mời thầy vào nhà chơi". Mẹ thì nói: "Ngày thầy đi bộ đội, cả lớp đều khóc. Thế mà đã 35 năm trôi qua. Chóng thật!" ...

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi,...
Đọc tiếp

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0
21 tháng 1 2018

Mở bài:

- Giới thiệu về không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp.

- Bản thân mình : nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm.

    + Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?...

    + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm)

    + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? Đó là người thầy (cô) như thế nào?

    + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

    + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

    + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...

    + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc ra sao? Suy nghĩ sau đó : Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ : tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

13 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

13 tháng 11 2017

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2