K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2017

1)Từ trái nghĩa:dối trá , ngu si, yếu mền, hung dữ, lớn lao, sâu rộng, tối tăm, khó khăn, buồn bã, hẹp hòi, cẩu thả, lười nhác, chậm chạp, chia rẽ, khờ dại.

2)

a) Từ đồng âm " năm". Từ " năm" có nghĩa là chỉ năm tháng, thời gian. Từ 5 thứ 2 có nghĩa là cấp , học lớp 5.

b)

c) Từ đồng âm " giá". Từ giá thứ 1 chỉ kệ để sách. Từ giá thứ 2 chỉ giá trị , mức tiền.

d) Từ đồng âm " đường" Từ đường thứ 1 chỉ đường ăn. Từ đường thứ 2 chỉ đường giao thông đi lại.

3 ) Trong buổi lao động ( TRẠNG NGỮ ), lớp em (CHỦ NGỮ) đã trồng cây và tưới nước (VỊ NGỮ ).

Lớp 5A và lớp 5B( CHỦ NGỮ ) đồng diễn thể dục rất đẹp(VỊ NGỮ ).

Các bác nông dân(CHỦ NGỮ) gặt lúa và gánh lúa về( VỊ NGỮ ).

4)

a.1 : Tú rất mê sách ư ?

a.2: Tú quả rất mê sách!

b.1:Trời sáng rồi ư?

b.2: Trời thật là sáng !

c.1:Đường lên dốc rất trơn ư?

c.2: Đường lên dốc thật là trơn !

CHÚC BẠN HỌC TỐT, CÓ GÌ KHÓ TỚ SẼ GIÚP ! =)

30 tháng 9 2017

1)

+ Thật thà : dối trá

+ Giỏi giang : Kém cỏi

+ Cứng cỏi : Yếu ớt, yếu đuối

+ Hiền lành : Gian ác, độc ác

+ Nhỏ bé : To lớn

+ Nông cạn : Sâu sắc

+ Sáng sủa : Tối tăm

+ Thuận lợi : Bất lợi

+ Vui vẻ : Buồn bã

+ Cao thượng : Thấp kém

+ Cẩn thận : Bất cẩn

+ Siêng năng : Lười biếng

+ Nhanh nhảu : Chậm chạp

+ Đoàn kết : chia rẽ, riêng rẽ, bè phái, mâu thuẫn...
+ Khôn ngoan : Cái này mình không biết

10 tháng 6 2017

Thật thà-dối trá

Giỏng giang-kém cỏi

Cứng cỏi-yếu ớt

Hiền lành-độc ác

Nhỏ bé-to lớn

Nông cạn-sâu sắc

Sáng sủa-tối tăm

Thuận lợi-khó khăn

Vui vẻ-buồn bã

Cao thượng-thấp hèn

Siêng năng-lười nhác

Cẩn thận-cẩu thả

Đoàn kết-chia rẽ

Hòa bình-chiến tranh

Nhớ tick cho mik nhé!!!

10 tháng 6 2017

Thật thà \(\ne\) Dối trá

Giỏi giang \(\ne\) ​Kém cỏi

Cứng cỏi \(\ne\) ​Yếu ớt

Hiền lành \(\ne\) Độc ác

Nhỏ bé \(\ne\) To lớn

Nông cạn \(\ne\) Sâu sắc

Sáng sủa \(\ne\) Tối tăm

Thuận lợi \(\ne\) Khó khăn

Vui vẻ \(\ne\) ​Buồn bã

Cao thượng \(\ne\) ​Thấp hèn

Siêng năng \(\ne\) ​Lười biếng

Cẩn thận \(\ne\) Cẩu thả

Đoàn kết \(\ne\) ​Chia rẽ

Hòa bình \(\ne\) ​Chiến tranh

1câu trần thuật đơn có mấy cụm chữ ngữ vị ngữ tạo thành2cho biết phep tu từ nào được sự dụng trong câu văn dưới đây?''Tre là bạn thân của nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam".3 tìm biện pháp tu từ:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc4câu văn sau: Thuyền cố lấn lên a)xác định chủ ngữ, vị ngữ. b) xác định kiêu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?5 chỉ ra...
Đọc tiếp

1câu trần thuật đơn có mấy cụm chữ ngữ vị ngữ tạo thành

2cho biết phep tu từ nào được sự dụng trong câu văn dưới đây?''Tre là bạn thân của nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

3 tìm biện pháp tu từ:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

4câu văn sau: Thuyền cố lấn lên a)xác định chủ ngữ, vị ngữ. b) xác định kiêu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

5 chỉ ra và cho biết phép tu từ được sử dụng trong phần trích sau: Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng,đại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.

6.phân tích các thành phần :-Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

7.xác định biện pháp tu từ trong câu:Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

8.phân tích các thành phần sau:Đầu tôi ta ra và nổi từng tảng, rất bướng.

9 TÌm phép nhân hóa và cho biếu thuộc kiểu nhân hóa nào trong ca dao sau:  Núi cao chi lắm núi ơi! Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

10.tìm từ so sánh và sử dụng kiểu so sánh nào trong câu thờ dưới đây: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng

11.,tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu sau: Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa

0
Câu 1:: Cho câu thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.a, Tre trông thanh cao, giản...
Đọc tiếp

Câu 1:: Cho câu thơ sau: “Rồi Bác đi dém chăn” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)

a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

2
5 tháng 8 2020

bạn tham khảo bài làm của mình  tại  link  sau

https://olm.vn/hoi-dap/detail/260163287044.html

Hoặc  vào TKHĐ của mình  bấm vào link

Câu hỏi của Nguyễn Thùy Dương - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

6 tháng 8 2020

Bạn có thể cho mình đáp án chi tiết được không!

Câu 1: Trong các câu sau từ nào không phải là danh từ.A. Niềm vui                 B. Màu xanh                 C. Nụ cười              D. Lầy lộiCâu 2: Truyện " ăn xôi đậu để thi đậu" từ " đậu" thuộc:A. Từ nhiều nghĩa.           B. Từ đồng nghĩaC. Từ trái nghĩaD. Từ đồng âmCâu 3: Thành ngữ nào sau đây nói về tinh thần dũng cảm?A. Chân lấm tay bùn.B. Đi sớm về khuya.C. Vào sinh ra tử.D. Chết đứng...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong các câu sau từ nào không phải là danh từ.

A. Niềm vui                 B. Màu xanh                 C. Nụ cười              D. Lầy lội

Câu 2: Truyện " ăn xôi đậu để thi đậu" từ " đậu" thuộc:

A. Từ nhiều nghĩa.           

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng âm

Câu 3: Thành ngữ nào sau đây nói về tinh thần dũng cảm?

A. Chân lấm tay bùn.

B. Đi sớm về khuya.

C. Vào sinh ra tử.

D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Câu 4: Từ xanh trong câu: "Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha" và từ xanh trong câu: " Bốn mùa cây lá xanh tươi" có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đó là một từ nhiều nghĩa.

B. Đó là một từ đồng nghĩa.

C. Đó là hai từ đồng âm.

D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.

Câu 5: Trong các nhóm từ sau đây, nhóm từ nào là tập hợp các từ láy:

A. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng.

B. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ màng.

C. xa xôi, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

D. xa xôi, xa lạ, mải miết, mong mỏi.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

(a)Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc. (b)Bây giờ, mùa lạc đang vào cũ. (c)Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc. (d)Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

Trong đoạn văn trên, câu nào không phải là câu kể: Ai làm gì?

A. câu(a)           B. câu(b)                 C. câu(c)                   D. câu(d)

Câu 7: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

7
18 tháng 8 2016

Câu 1: Trong các câu sau từ nào không phải là danh từ.

A. Niềm vui                 B. Màu xanh                 C. Nụ cười              D. Lầy lội

Câu 2: Truyện " ăn xôi đậu để thi đậu" từ " đậu" thuộc:

A. Từ nhiều nghĩa.           

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng âm

Câu 3: Thành ngữ nào sau đây nói về tinh thần dũng cảm?

A. Chân lấm tay bùn.

B. Đi sớm về khuya.

C. Vào sinh ra tử.

D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Câu 4: Từ xanh trong câu: "Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha" và từ xanh trong câu: " Bốn mùa cây lá xanh tươi" có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đó là một từ nhiều nghĩa.

B. Đó là một từ đồng nghĩa.

C. Đó là hai từ đồng âm.

D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.

Câu 5: Trong các nhóm từ sau đây, nhóm từ nào là tập hợp các từ láy:

A. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng.

B. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ màng.

C. xa xôi, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

D. xa xôi, xa lạ, mải miết, mong mỏi.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

(a)Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc. (b)Bây giờ, mùa lạc đang vào cũ. (c)Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc. (d)Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

Trong đoạn văn trên, câu nào không phải là câu kể: Ai làm gì?

A. câu(a)           B. câu(b)                 C. câu(c)                   D. câu(d)

Câu 7: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

18 tháng 8 2016

Câu 1: Trong các câu sau từ nào không phải là danh từ.

A. Niềm vui                 B. Màu xanh                 C. Nụ cười              D. Lầy lội

Câu 2: Truyện " ăn xôi đậu để thi đậu" từ " đậu" thuộc:

A. Từ nhiều nghĩa.           

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng âm

Câu 3: Thành ngữ nào sau đây nói về tinh thần dũng cảm?

A. Chân lấm tay bùn.

B. Đi sớm về khuya.

C. Vào sinh ra tử.

D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Câu 4: Từ xanh trong câu: "Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha" và từ xanhtrong câu: " Bốn mùa cây lá xanh tươi" có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đó là một từ nhiều nghĩa.

B. Đó là một từ đồng nghĩa.

C. Đó là hai từ đồng âm.

D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.

Câu 5: Trong các nhóm từ sau đây, nhóm từ nào là tập hợp các từ láy:

A. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng.

B. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ màng.

C. xa xôi, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

D. xa xôi, xa lạ, mải miết, mong mỏi.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau:

(a)Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc. (b)Bây giờ, mùa lạc đang vào cũ. (c)Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc. (d)Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

Trong đoạn văn trên, câu nào không phải là câu kể: Ai làm gì?

A. câu(a)           B. câu(b)                 C. câu(c)                   D. câu(d)

Câu 7: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Chúc bạn học tốt!

Câu 1:: Cho câu thơ sau:“Rồi Bác đi dém chăn”(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo. a, Tre trông thanh cao, giản...
Đọc tiếp

Câu 1:: Cho câu thơ sau:

“Rồi Bác đi dém chăn”

(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)

a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

1
31 tháng 7 2020

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hcst : bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới.

b) Bạn tham khảo bài làm của mình tại link sau :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/258922213486.html

Hoặc  vào Thống Kê Hỏi Đáp của mình bấm vào link

Câu hỏi của Phạm thuỳ Duyên - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

Câu 2 :

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

CN : tre          Cấu tạo : DT

VN :trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.        Cấu tạo : CTT

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

CN :Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô               Cấu tạo :  CDT

VN :là một ngày trong trẻo, sáng sủa.      Cấu tạo :  CDT

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

CN : Cây tre                 Cấu  tạo : DT

VN :là người bạn thân của nông dân Việt Nam.                  Cấu tạo : CDT

Câu 3 :

a) Thiếu Chủ Ngữ 

sửa lại:

Truyện  “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b) Đúng

c) Thiếu chủ ngữ

sửa lại :

Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc,văn bản ''Cô Tô '' đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TOĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6NĂM HỌC 2018 - 2019MÔN: TIẾNG VIỆT(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)Câu 1 (1 đim): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.Câu 2 (1 đim): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:- Muối nht- Đường nht-...
Đọc tiếp

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO

ĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1 đim): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

Câu 2 (1 đim): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

- Muối nht

- Đường nht

- Màu áo nht

- Tình cảm nht

Câu 3 (2 đim):

(1) Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.

(2) Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.

(3) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(4) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.

a) Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.

b) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1 đim): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị

trí thích hợp:

“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh

chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra

sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của

hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.”

Câu 5 (5 đim): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

 

ĐỀ MINH HỌA

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIM TRA TUYN SINH LỚP 6

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài 60 phút - Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 đim): Cho hai câu sau:

(1) Mẹ em mua đường để nấu chè.

(2) Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!

a) Tại sao trong hai câu trên từ “mua” có quan hệ nhiều nghĩa, còn từ “đường”

có quan hệ đồng âm?

b) Trong hai câu đó, mua đường trong câu nào là hai từ, mua đường trong câu

nào là một từ?

Câu 2 (1 đim): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:

Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã

đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Câu 3 (1 đim):

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu

đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo

xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi!

Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước

mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?

Câu 4 (1 đim): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết câu đó

là câu đơn hay câu ghép:

a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra

mênh mông trên khắp các sườn đồi.

b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ

vào hai bên bờ cát.

Câu 5 (5 đim):

Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có

thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ...

Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.

1
7 tháng 6 2019

Đề 1:

Câu 1:

1. Lấp lánh, lóng lánh.

2. Tràn ngập, đầy ắp.

3. Thiết tha, da diết.

4. Dỗ dành, vỗ về.

Câu 2:

- Muối nhạt >< Muối mặn

- Đường nhạt >< Đường ngọt

- Màu áo nhạt >< Màu áo đậm

- Tình cảm nhạt >< Tình cảm đằm thắm

Câu 3:

a) 3 -> 1 -> 4 -> 2

b) (1) Bầu trời / sáng như vừa được gội rửa.

            CN                         VN

(2) Những đóa hoa râm bụt / thêm màu đỏ chót.

                     CN                             VN

(3) Sau trận mưa rào / mọi vật / đều sáng và tươi.

                  TN                  CN                VN

(4) Mấy đám mây bông / trôi nhởn nhơ / sáng rực trong ánh mặt trời.

             CN                            VN1                         VN2

Câu 4: 

Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông . Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.

Câu 5: Bài làm

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

Đề 2:

Câu 1: 

a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:

- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau.

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.

b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ.

Câu 2:

Tác dụng của dấu phẩy là:

- Dấu phẩy thứ nhất dùng để tách hai trạng ngữ.

- Dấu phẩy thứ hai dùng để tách trạng ngữ và vế câu.

- Dấu phẩy thứ ba dùng để tách hai vế câu.

Câu 3:

Sau khi đọc xong đoạn thơ trên, em cảm nhận được rằng tuổi thơ của tác giả mang đầy những khát vọng. Và những khát vọng đấy được thắp sáng lên từ những cánh diều. Trong đó, tác giả đã sử dụng một câu là : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Còn có những từ ngữ thể hiện những ước mơ của tác giả nữa là : cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, chờ đợi, hi vọng, tha thiết, cầu xin, khát khao.

Qua đó thì em thấy rằng tác giả đã sử dụng những từ ngữ, câu nói sáng tạo để thể hiện lòng khát vọng mãnh liệt của tác giả trong thời thiếu niên của mình.

Câu 4:

a) Câu đơn

Sau những cơn mưa xuân / một màu xanh non / ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

                   TN                                     CN                                                                  VN

b) Câu ghép

Dưới ánh trăng / dòng sông / sáng rực lên / những con sóng / nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

        TN                      CN1                VN1                  CN2                                     VN2

Câu 5: Bài làm

Mưa đang to hạt bỗng ngớt dần rồi tạnh hẳn. Gió dịu lại và mặt trời hé nắng. Khách bộ hành trú mưa ở hai bên vỉa hè lần lượt tiếp tục công việc. Em cũng rời chỗ ẩn núp trở về nhà.

Sau cơn mưa to dường như mọi vật sáng sủa hơn, sinh hoạt có phần đông đúc và nhộn nhịp hơn

Trên mặt đường nước mưa cồn đọng lại khá nhiều có có lẽ chưa chảy kịp xuống các rãnh cống. Hai dãy phố nhà nhà mở cửa toang ra tiếp tục buôn bán. Tiếng động cơ hòa lẫn tiếng còi xe bóp inh ỏi… làm huyên náo cả lên. Thính thoảng vài chiếc xe có động cơ chạy nhanh làm tung tóe nước trắng xóa. Từng dòng nước cuồn cuộn chảy về các hố "ga" dọc theo hai bên đường mang theo rác rưởi. Tuy mưa đã tạnh nhưng nước mưa vẫn đọng trên cành cây nên mỗi lần gió nhẹ thổi qua, những hạt nước ấy rơi xuống. Trên cao, bầu trời đả quang đãng hẳn trong xanh, vài áng mây trắng bay lơ lửng. Nước cũng đà rút cạn để lại mặt đường láng bóng như được ai rửa sạch. Tất cả đều hòa nhịp trở lại sinh hoạt bình thường. Các quầy hàng trước kia phủ đầy vải mủ để che mưa giờ đây được cuốn lại và sửa sang cho đẹp mắt hơn. Những người bán hàng rong, thợ sửa xe… cũng đang loay hoay dọn lại hàng hóa của mình. Sau cơn mưa to dường như mọi vật sáng sủa hơn, sinh hoạt có phần đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Trên đường về, với không khí mát mẻ trong lành lòng em như tươi mát hẳn ra. Theo em nghĩ, thỉnh thoảng cũng nên có những cơn mưa to như thế này để đổi thay một cái gì đó cho con người, cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống.

~Hok tốt nhé~

19 tháng 10 2021

a, Từ ''chèo'' thứ nhất là động từ

Từ ''chèo'' thứ hai là danh từ

b, Cả 2 từ đều là danh từ

Từ ''nhà'' nhà thứ nhất là danh từ chỉ người

Từ ''nhà'' thứ hai là danh từ chỉ vật

c, Từ ''sổ'' thứ nhất là động từ

Từ ''sổ'' thứ hai là danh từ

d+e+f

Cả 3 từ ''bản'' đều là danh từ

Từ ''bản'' thứ nhất và thứ 3 là danh từ chỉ địa điểm

Từ ''bản'' thứ hai là danh từ chỉ vật

19 tháng 10 2021

Thanks Bn 

1 tháng 9 2021

câu in đậm là câu:mặt biển mặt biển sáng trong như Tấm Thảm khổng lồ bằng Ngọc Thạch

Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi...
Đọc tiếp
Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết… + Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh có vai trò đặc biệt làm nhiệm vụ chuyển từ nghĩa hiển ngôn sang nghĩa hàm ẩn. Đảo thứ tự miêu tả của câu 2 để nhấn mạnh sự hài hoà tuyệt dối về màu sắc và vẻ đẹp toàn bích của hoa sen. – Người xưa ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, mượn hoa sen dể phản ánh lẽ sống cao quý và niềm tự hào, tự tin vào bản chất, phẩm giá trong sạch của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Bút pháp tả thực kết hợp hài hoà với bút pháp ước lệ, tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của hoa sen. – Nhịp thơ chậm rãi 2 / 2 / 2… khiến câu thơ như một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm dể đi đến khẳng định chắc chắn, không gì thay đổi được. – Nghệ thuật miêu tả tưởng chừng tự nhiên, giản dị nhưng thực chất đã đạt tới độ tinh tế, điêu luyện. 3. Kết bài: – Bài ca dao tôn vinh vẻ đẹp toàn bích của hoa sen, xứng đáng tượng trưng cho vẻ dẹp của con người chân chính. – Sức sống của bài ca dao lâu bền cùng sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Cảm nghĩ về bài Trong đầm gì đẹp bằng sen mẫu 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông xanh, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách. Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì. Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp! Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh. Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình. Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người. Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
2
2 tháng 12 2021

trời móa, ko ai rảnh đâu nha, ngồi vừa đọc vừa bóc lịch à ( là phong đại đấy, đừng mà khịa lại là '' Mọe ơi thằng này đọc chậm thế, bla bla bla '' nha :))) 

2 tháng 12 2021

MÁ OI

ĐÂU RẢNH MÀ ĐỌC

THỜI GIAN ĐÓ GẶM CHUYỆN VS CÀY PHIM CÒN HƠN