K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2022
I. Đôi nét về tác giả

- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)

- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

- Sự nghiệp sáng tác:

    + Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    + Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.

    + Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

    + Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.

    + Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

    + 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì

    + Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật

    + Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…

- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”

II. Đôi nét về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Hoàn cảnh sáng tác

    Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

2. Bố cục

- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

3. Giá trị nội dung

    Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

4. Giá trị nghệ thuật

    Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn

 
Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
28 tháng 2 2023

Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

Tác dụng:

- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.

Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).

 

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

16 tháng 8 2018

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

14 tháng 7 2021

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.