K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

I. Mở bài :

- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài : 
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề : 
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. 
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III. Kết bài :
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Một vài số liệu thực tế:
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Chúc bạn học tốt Nháy mắt 

Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện"

Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có  “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…

Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:

+ Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng

+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”

+ Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.

Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.

Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT.

Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.

Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...

Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.

5 tháng 2 2018

BÀI THUYẾT TRÌNH
VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

5 tháng 2 2018

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi : trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất  trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

23 tháng 11 2021

tra mạng đi bn

25 tháng 11 2021

tl : re ơi, tra mạng nó ra dài lắm mình muốn viết một bài ngắn nhắn thui

5 tháng 2 2018

Diện tích 1 mặt hình lập phương là :

150 : 6 = 25 (cm2)

Với hình lập phương có cạnh là 1cm thì diện tích 1 mặt của nó là :

1 x 1 = 1 (cm2)

Mỗi lớp xếp được số hình lập phương nhỏ là :

25 : 1 = 25 (hình)

Cạnh của hình lập phương lớn là :

5cm ( vì 5 x 5 = 25 ).

Số hình lập phương có cạnh 1cm xếp được là :

5 x 5 x 5 = 125 (hình)

Đáp số : 125 hình

Diện tích 1 mặt hình lập phương là :

150 : 6 = 25(cm2)

Cạnh của hình phải xếp là 5 cm ( để có 5 x 5 = 2 5cm2)

Thể tích hình lập phương phải xếp là :

5 x 5 x 5 = 135(cm3)

Phải xếp số hình lập phương cạnh 1 cm là :

125 : ( 1x1x1)=125(hình)

Đ/S : 125 hình

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

8 tháng 2 2018

Hưởng ứng đợt phát động phong trào tháng an toàn giao thông của thành phố, nhà trường kết hợp với Đoàn Đội tổchức cho chúng em buổi tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông vào chủ nhật tới.

Lớp em thật vui vào mỗi dịp hưởng ứng tham gia phong trào của trường. Mỗi người một việc ai cũng bận rộn nhưng mọi người rất phấn khởi. Sau một buổi tối suy nghĩ, cân nhắc, em đã hoàn thành xong chương trình hoạt động cho buổi tuần hành. Bản phân công đã dày đặc những công việc chuẩn bị cho buổi tuần hành, tên từng bạn ken kín cả danh sách.

Các bạn nữ phụ trách kế cắt chữ cho khẩu hiệu, biểu ngữ. Bạn nam lo tìm các thanh tre thẳng và tròn để đính băng rôn vào cho chắc chắn. Xong phần khẩu hiệu, tổHai còn phụ trách thêm ba mươi lá cờ nhỏ hình tam giác gồm ba màu đỏ, vàng, xanh.

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong, chúng em bước sang khâu luyện tập. Em dẫn đầu với khẩu hiệu "Học sinh lớp Năm A luôn chấp hành luật giao thông". Phía sau là ba bạn bước đều với biểu ngữ "Tôn trọng luật giao thông là nghĩa vụ của mọi người” được giương cấp Phần tuần hành sẽ đẹp và nổi bật hơn với hình ảnh chiếc đèn giao thông được cắc bạn minh hoạ bằng những lá cờ nhỏ. Hai hang đau ro mười bạn mỗi hàng cầm cờ đỏ. Tiếp đến là mười lá cờ nháp nháy sắc vàng trên mười bàn tay vẫy. Cuối cùng, từng đợt sáng xanh lóe sáng khi cờ xanh phất lên theo từng nhịp bước hùng hồn, oai vệ của chục bạn còn lại. Lớp em kết thúc phần trình bày bằng lời kêu gọi thể hiện trên băng rôn : "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà".

Thầy tổng phụ trách hết lời khen ngợi lớp em trong buổi tổng dợt. Thầy Hiệu trưởng cũng rất hài lòng, thầy yên tâm khi giao nhiệm vụ cho chúng em. Học sinh lớp em cố gắng tham gia thật tốt, hi vọng sự đóng góp nhỏ của mình sẽ mang nhiều thành tích cho ngôi trường thân yêu.

19 tháng 1 2022

K chép bài trên mạng thì bạn nên tự làm '-'

19 tháng 1 2022

Bạn lên trên mạng xem ý của mấy bài ấy rồi thay bằng từ ngữ của bạn là đc mà 

Tự làm đi

6 tháng 1 2022

ko phải Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đou mà là ATGT á

6 tháng 1 2022

...

12 tháng 9 2018

Mở bài:

- Sau khi vua Hùng thứ 18 đã ra điều kiện: Hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ cưới được Mị Nương. 

Thân bài:

-Hôm sau Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đem đến sau tức giận đuổi theo giao tranh.

- Trận chiến giữa hai chàng trai (Sơn Tinh, Thủy Tinh) xảy ra.

- Thủy Tinh tức giận hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi,  dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

- Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

- Trận chiến cứ như thế kéo dài hàng mấy tháng trời.

Kết bài:

- Hằng năm, cứ nhớ lại hận cũ Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão và lũ lụt để trả thù Sơn Tinh. Cho đến ngày nay ta vẫn thấy lũ lụt xảy ra hằng năm vào tháng 7, tháng 8.