K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

- Kết bài không mở rộng: Em rất thích giọng hát của bác Trần Tiến. Em sẽ cố gắng sưu tập một bộ đĩa hát của bác để lúc nào rảnh rỗi em thưởng thức.

   - Kết bài mở rộng: Các bài hát mà bác Trần Tiến sáng tác đều phù hợp mọi lứa tuổi. Bố em rất thích bác hát bài Ngọn lửa cao nguyên bởi âm hưởng của nó hùng tráng, gợi được cả một cuộc sống sôi động của đồng bào Tây Nguyên. Còn mẹ thì lại thích bài Chị tôi lời ca nhẹ nhàng đầm ấm như lời tâm sự. Còn em thì rất thích bài Mặt trời bé con nhí nhảnh, tươi vui. Em mong rằng bác sẽ sáng tác nhiều bài hát cho tuổi thiếu niên.

5 tháng 1 2018

Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên ti vi nhà mình “Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài Mặt trời bé con." Em vội bật dậy, chạy lên xcm. Hay quá Bài này em rất thích mà.

   Em chăm chú nhìn lên màn hình nhỏ. Bác Trần Tiến ôm cây đàn ghi-ta nhanh nhọn hước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi. Bác ca sĩ gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé...!”. Hay quá! Bác Trần Tiến giả bộ nhòm ngó, rồi lấy ngón tay làm mắt tròn, y như trong lời bài hát, trông thật là buồn cười. Em vừa nghe vừa hát thầm. Giọng hác Tiến trầm xuống. Hai tay bác đặt lên ngực, cái đầu lắc lắc vẻ hóm hình: Hạnh phúc quá đơn sơ. mà tôi đâu có ngờ...”. Bỗng bác hát cao lên, mắt nheo nheo: Trời mưa quá em ơi...” Thật là vui nhộn em vồ tay đồm độp. Cái miệng bác cười thật tươi. Đang hát vui như vậy thì bác lại cúi gập người, mặt nhăn nhăn nhó nhó, vẻ thương tiếc. Giọng bác hạ xuống: “Bài ca ướt mất rồi, còn đâu?”. Em reo lên “Tài quá!”, bác hát lúc trầm lúc bổng, lời hát đã đi sâu vào lòng em. Thỉnh thoảng, bác lại cầm vạt áo com-lê màu sáng. Tay bác dang rộng, hát cao lên “tôi đâu có ngờ”. Bác Tiến không ngừng nhún nháy. Em vừa nghe vừa lắc lư người thích thú. Bác Trần Tiến hát thật hay, phải gọi là mê li. Đoạn cuối, bác hát rất đạt. Từ cái miệng rộng của bác luôn xuất hiện những nụ cười hóm hỉnh. Bác hát cao lên, em tưởng như bay vút lên Lận mây xanh. Tay bác giơ cao, ngón tay giá làm mặt trời bé con. Bác hơi cúi người, lấy tay chìa ra trước. Đôi mắt bác mở to, giọng nhanh mà vui nhộn “La la lá, là la la...”. Bác ngừng một lốt đế hát tiếp đoạn hai. Từng khúc nhạc vang lên rộn ràng. Em chạy đến mở to tiếng trong tivi. Bác Trần Tiến cầm một bông hoa hé nở vừa ngửi vừa nheo mắt. Trông bác thật đáng yêu làm sao. Vừa đánh đàn, bác vừa đi trên sân khấu cười tươi. Một giọng hát quen thuộc lại cất lên. Có lúc, bác vuốt mái tóc điểm bạc, cười ngượng nghịu làm em kêu lên:

   - Bác Trần Tiến này nhộn quá!

   Lúc hát gần xong, người bác hơi ngả ra sau. “Lá la...”.

   Thôi! Thế là bài hát chấm dứt. Nhìn lên ti vi, em tiếc ngẩn ngơ, chỉ muốn bác Tiến hát nữa, hát mãi.

29 tháng 1 2018

1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:

a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Trả lời:
a. Cách kết bài không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, kết nối tình cảm với người được tả.
b. Cách kết bài mở rộng: sau khi tả bác nông dân, đoạn kết nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.

2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

a. Tả một người thân trong gia đình em.
b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Trả lời:
a. Tả một người thân trong gia đình em.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và luôn ngoan ngoãn vâng lời để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ.
  • Cách kết bài mở rộng: Tình thương yêu mẹ dành cho em thực sự không thể đo đếm bằng lời. Mẹ đã cho em một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Suốt đời này em sẽ không không bao giờ quên công lao trời bể mẹ đã dành cho em. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

b. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
  • Cách kết bài mở rộng: Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
29 tháng 1 2018

Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.

mb mở rộng

11 tháng 1 2017

Bố 40 tuổi bạn ạ

11 tháng 1 2017

giải ra giùm mk nha các bn

10 tháng 7 2017

Các từ láy: xôn xao, xào xạc, mơ màng, loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Ko biết có từ ghép nào hết. Thông cảm nghen!:)

14 tháng 7 2017

ko sao bn tim cung da kho roi.Mk hieu

11 tháng 1 2019

I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.

Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?

Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?

Trả lời:

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.

Trả lời:

a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.

b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

-   Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...

-   Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...

-   Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

2. -  Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

-   Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:

-  Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;

-  Đêm dài, ngày ngắn;

-  Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;

-  Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;

-  Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

11 tháng 1 2019

I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.

Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?

Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?

Trả lời:

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.

Trả lời:

a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.

b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

-   Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...

-   Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...

-   Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

2. -  Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

-   Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:

-  Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;

-  Đêm dài, ngày ngắn;

-  Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;

-  Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;

-  Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

3 tháng 3 2018

dài lắm sao mà viết nỗi ?

3 tháng 3 2018

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

1 tháng 2 2016

Diện tích một mặt của hình lập phương I là:
54:6=9(cm2)
Cạnh hình vuông I là:
9:3=3cm
Diện tích một mặt hình lập phương II là:
216:6=36cm2
Cạnh hình vuông II là:
36:6=6cm

cạnh thứ 2 gấp 

6 : 3 = 2 lần

1 tháng 2 2016

Bài này trong vở bài tập toán lớp năm tập hai mà

21 tháng 2 2018

Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.

21 tháng 2 2018

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.