K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.

Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?

Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?

Trả lời:

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.

Trả lời:

a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.

b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

-   Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...

-   Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...

-   Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

2. -  Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

-   Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:

-  Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;

-  Đêm dài, ngày ngắn;

-  Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;

-  Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;

-  Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

11 tháng 1 2019

I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.

Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?

Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?

Trả lời:

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.

Trả lời:

a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.

b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

-   Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...

-   Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...

-   Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

2. -  Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

-   Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:

-  Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;

-  Đêm dài, ngày ngắn;

-  Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;

-  Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;

-  Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...

*  Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

4 tháng 1 2017

Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.

4 tháng 1 2017

mk ko nhớ!!bucminhvì mk ko có sách...ngoam

28 tháng 11 2017

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

28 tháng 4 2019

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, nhảy dây, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây bàng thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô học trò Vy ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Vy đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Vy này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang giáo viên tại trường Chu Văn An ạ, chính cô đã tiếp lửa đam mê bước vào con đường giáo dục này.
- Vậy à, nghề này tuy nghèo nhưng ý nghĩa và vui lắm, nhất là gặp được những hoc sinh như em? – cô đáp.
Em bồi hồi xúc động rồi hỏi cô tiếp:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, ngoan hơn lớp các em nhiều, khi ấy nhân cô đi là nói chuyện ồn như cái chợ, giáo viên nào cũng phàn nàn cả.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

7 tháng 8 2017

Với đề như trên ,bn có thể nêu một số ý như sau để làm thành đoạn văn ngắn nhé :

Nhân vật người em trong câu chuyện '' Bức tranh của em gái tôi '' là cô bé Kiều Phương, qua lời kể của người anh thì cô bé được hiện lên với :

- Là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái) ....
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá và còn ganh tị với cô nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất( biểu hiện rõ nhất là mời anh cùng đi nhận giải và xem bức tranh cô bé vẽ rất đẹp về người anh ,làm thay đổi quan điểm của người anh về cô ...)

~ Chúc bn học tốt!~

7 tháng 8 2017

cam on ban nhung ban tra loi som qua ! Luc ban tra loi thi mk di hoc mat rui ! co giao mk chua bai rui ! Mk vua chi moi biet cau tra loi cua ban thui ! Sorry nha !

21 tháng 2 2017

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”

Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển… Và so sánh: Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.
28 tháng 2 2017

Cam on nhiu. Nhung ban chep mang phai ko TRAN MINHCHAU HOANG

25 tháng 10 2018

1. Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất.

2.Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

3.Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ đó là dạng tỉ lệ số và dạng tỉ lệ thước.

4.Có 3 loại loại kí hiệu bản đồ đó là kí hiệu điểm, kí hiệu đg, kí hiệu diện tích.

5.Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Nhớ tck nha!Bạn nào thấy đúng nhé! học tốt

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ  
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :  
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau... 
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre  
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam
.

14 tháng 7 2018

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ  
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :  
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau... 
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre  
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam
.

                                            cho mk nha 

                            chúc bn học tốt

19 tháng 10 2016

a, (mk làm bài này rồi nhưng mk lập dàn ý hơi ngắn, bạn thồn cảm)

1. Mở bài:

- giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

2. Thân bài

- Diễn biến sự việc

  + Hoàn cảnh khiến em mắc lỗi

   + Khi mắc lỗi gây ra hậu quả gì

  + Em suy nghĩ gì về việc làm của mk?

 3. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm

- Rút ra bài học

- Quyết tâm sửa chữa lỗi lầm

19 tháng 10 2016

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB: 

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko? 

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.