K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

40% của 2014 là 805,6 nha bạn

11 tháng 12 2017

= 50,35k minh nha

9 tháng 5 2016

Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam đã ra được ba tập và có tập đã in lại đến lần thứ tư, thứ năm, trong vòng trên mười lăm năm. Chỉ sự việc đó thôi, cũng đã nói lên một phần giá trị của bộ sách. Đáng lẽ phải chờ cho sách ra trọn bộ, để có thể nghiên cứu cả ý kiến của tác giả về "ý nghĩa, giá trị và đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam thế nào? Phương pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng của nó có khác gì với truyện cổ tích Đông Tây?" (Bản in đã dẫn, tập I, tr. 71), và xem toàn bộ hệ thống truyện được chọn lọc ở cả những tập cuối, rồi mới góp ý kiến thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ ba tập sách ra đời, trải qua thời gian hơn mười lăm năm, cũng tạm đủ thử thách để có thể cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét, kết luận cần thiết. Hai nữa, chờ cho sách ra được trọn bộ e có thể còn lâu, vì "kho tàng" truyện cổ tích Việt nam trên khắp cả đất nước ta vô cùng phong phú, công phu sưu tầm và nghiên cứu của tác giả dù đã rất lớn, chắc cũng còn phải bỏ vào đấy khá nhiều.

Những tập đã công bố của Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam có hai phần chủ yếu :

Phần thứ nhất: Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt-nam.

Phần thứ hai: Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam (phần này mới chỉ gồm 120 truyện).

Phần nghiên cứu in ở đầu tập I đề cập đến ba mặt của vấn đề truyện cổ tích: Bản chất truyện cổ tích, Lai lịch truyện cổ tích, Truyện cổ tích Việt-nam qua các thời đại. Đây có thể coi là phần "tuyên ngôn", nêu rõ quan điểm của các tác giả về loại hình truyện cổ tích, quy luật cũng quá trình hình thành truyện cổ tích, bước đường tiến hóa của nó trong lịch sử văn học truyền miệng và lịch sử văn hóa dân tộc (tác giả đề cập đến sự xuất hiện và sự suy tàn của truyện cổ tích Việt-nam những trong đó có dụng ý khái quát tiến trình vận động của loại hình truyện cổ tích và tuyên truyền miệng nói chung). Còn phần "tổng kết", đánh giá toàn bộ truyện cổ tích Việt-nam, chắc cũng sẽ có tầm quan trọng tương xứng với phần "tuyên ngôn", như đã nói ở trên, sẽ được in ở lớp cuối của bộ sách, là phần thứ ba, khép lại của toàn tập.

Trong khi chờ đợi sách ra trọn bộ, và cũng để đọc liền mạch cả hai phần nghiên cứu, để trình giải cho xác đáng những ý kiến có tính hệ thống của tác giả (trong đó nhiều ý kiến đã được các học giả phương Tây luận bàn[1]), chúng tôi xin phép được hẹn một dịp khác sẽ trực liếp phân tích, đánh giá một cách tổng thể phần nghiên cứu quan trọng này. Riêng phần văn bản truyện cổ tích, chỉ qua ba tập đã in ra, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta 120 truyện, xoay quanh những chủ điểm sau:

  1. Nguồn gốc sự vật (25 truyện)

  2. Sự tích đất nước Việt (10 truyện)

  3. Sự tích các câu ví ( 25 truyện)

  4. Thông minh, tài tử và sức khỏe (32 truyện)

  5. Sự tích anh hùng nông dân (12 truyện)

  6. Truyện phân xử (10 truyện)

  7. Truyền thần tiên, ma quỷ và phù phép (6 truyện).

Ngoài ra, ở dưới mỗi truyện, trong phần Khảo dị, tác giả còn giới thiệu thêm rất nhiều dị bản, nhiều truyện cổ tích khác có khía cạnh tương tự về mặt này hay mặt khác với truyện đã kể. Đây là hàng loạt cổ tích của các dân tộc thiểu số trong nước ta hoặc cổ tích của nhiều dân tộc trên thế giới...

Qua ba tập sách, người ta đã thấy đây đúng là "kho tàng", dù chỉ mới xếp xong có "ba kho". Ở chủ điểm nào cũng thấy sự phong phú đa dạng của loại hình cổ tích. Đọc xong một sự tích của ta, bạn đọc lại bị lôi cuốn vào hàng loạt sự tích cùng loại của thế giới (chẳng hạn ở truyện Sự tích con khỉ (tập I), phần Khảo dị tác giả kể thêm 25 dị bản; ở truyện Nói dối như Cuội có thêm 24 dị bản; truyện Ba chàng thiện nghệ (tập III) có thêm 30 dị bản...). Rất ít truyện không có Khảo dị. Nếu đổ đồnghơn bù kém cứ sau một truyện chính lại gợi thêm chừng 10 dị bản, thì số lượng truyện cổ đến trong cả ba tập - với những hình thức và chi tiết khác nhau - phải tính đến con số ngàn.

Kho tàng này còn đáng quý ở chỗ bao gồm được những truyện đã được thời gian sàng lọc - tất nhiên được tác giả kỳ công tìm tòi, tuyển chọn và kể lại - để có giá trị tiêu biểu bậc nhất cho truyện cổ tích Việt-nam. Vì thế, có thể nói, Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu truyện cổ tích Việt-nam; nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn không ít các tập truyện cổ tích đã xuất bản từ trước đến nay, về cả hai mặt số lượng và chất lượng.

Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng để không rơi vào hai xu hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa truyện cổ tích. Nhiều truyện kể hấp dẫn, làm nổi bật chủ đề, sự việc diễn biến dồn dập, lôi cuốn, như Sự tích chim tu hú, Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ dỉ, Đa đa và Chuột, Sự tích đầm Mực... (tập I). Của Thiên trả Địa, Chàng Lía...(tập II), Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, Ba Vành... (tập III), vân vân... Tác giả đã dụng công kết cấu từng truyện đúng như cái cốt ban đầu của chúng, để cho mỗi truyện lôi cuốn người đọc theo sự kết hợp mô-típ và chủ đề riêng của nó, tránh dàn đều xóa nhòa sự dị biệt, đặc thù nếu có, lại càng tránh xu hướng hiện đại hóa lộ liễu. Người đọc không hề phải khó chịu vì đọc những đoạn văn tả cảnh, tả tình dài dòng như ở một số tập truyện cổ tích khác. Lời văn kể chuyện trong cả ba tập nói chung giản dị, dễ hiểu, đôi chỗ dí dỏm, vui tươi. Có thể nói, ở đây, tác giả đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của người bình dân và cách diễn đạt dân gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển. Cái khó của truyện kể là xác định cho đúng chủ đề tư tưởng ban đầu của câu chuyện cổ, rồi kể làm sao cho nổi, cho sáng chủ đề tư tưởng đó một cách nghệ thuật, hợp với luận lý. Ở truyện Sự tích đầm Mực, qua lời trao đổi của Chu An với hai anh học trò là con vua Thủy: - "Các con cố thứ nghĩ xem có thể lấy nước ở đâu được không? Không cứu được nhiều thì ta hẵng tạm cứu ít vậy!" - "Dạ, oai trời rất nghiêm nhưng là thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy", tác giả đã cho ta thấy đạo đức của ông thầy và tình nghĩa thầy trò sâu nặng. Người ta thường gọi lối kể này là "khéo léo phục chủ đề qua sự việc".

Tuy vậy, ở một số truyện, rải rác vẫn còn đôi chỗ dùng từ cầu kỳ hoặc chen vào một đôi lời bàn không cần thiết, như. "Ngày xưa, có một vị hòa thượng trẻ tuổi nổi tiếng chân tu. Mọi "thị dục" của bản thân, hòa thượng đều kiên quyết cắt đứt, chỉ một lòng chuyên chú vào lẽ hư vô của đạo Thiền", hoặc "Thế là chuyến đó Phật bà Quan âm không được hài lòng. Giận vị hòa thượng đã thiếu kiên trì trước sức cám dỗ của thị dục"... (Sự tích con nhái, tập I, sách đã dẫn, tr.119-121). Chữ "thị dục" tuy có giữ lại được màu sắc cổ kính của từ ngữ, nhưng nên chăng đổi sang một chữ khác cho bình dị hơn?

Ở một vài truyện, ngôn ngữ đối thoại có lẽ còn phảng phất ảnh hưởng của những văn bản thuộc loại hình khác, không phù hợp lắm với lối kể dân gian. Ví dụ trong truyện Vợ ba Cai Vàng, khi Cai Vàng mời ba vợ đến họp bàn, tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa họ với nhau:

"Ông nói. - "Tôi nay không khác gì cưỡi trên lưng hổ, sớm muộn bọn chúng cũng chẳng để yên cho nào. Vậy tôi muốn một phen chọc trời khuấy nước, diệt cho hết lũ tham tàn để vẫy vùng riêng một cõi. Ba nàng nghĩ sao?". Người vợ cả thưa rằng. - "Châu chấu chống xe làm sao được! Chàng đừng nghĩ dại dột! Cái vạ diệt tộc hãy còn rình sau lưng đấy! Mong chàng nghĩ lại thôi. Nếu chàng dấy quân, thiếp đành xin trở về nuôi mẹ. Một mai nhỡ có việc gì, thiếp xin phụng dưỡng mẹ già thay chàng".

Người vợ hai cũng tiếp luôn:

"Chàng ơi, nghe thiếp đừng đi,

Cửa nhà, cơ nghiệp thiếu gì ăn chơi" v.v...

Về mặt khảo dị, tác giả đã dày công nghiên cứu và tìm tòi tư tiệu ở khắp mọi nơi và khắp mọi nguồn, để có thể gợi ra hoặc kể tóm tắt nhiều dị bản ở trong nước, ngoài nước, giúp ích rất nhiều cho người đọc trong việc so sánh, để tìm những nét đại đồng tiểu dị trong nội dung những truyện kể thuộc cùng một chủ đề, hoặc một chủ điểm trong cách kết cấu của những truyện cùng loại hình, trong sự lặp lại hoặc phát sinh của những "mô-típ, hình tượng; mặt khác thấy được những nét độc đáo của truyện cổ tích Việt-nam và sự giao lưu văn hóa giữa các nước.

Điều đáng nói là tác giả đã cố gắng tìm được nhiều dị bản ở nhiều địa phương trong nước. Điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc so sánh dị bản ở nước ngoài. Vì càng có được trong tay nhiều dị bản về một cốt truyện đã chuyển hóa qua nhiều nơi, nhiều vùng, thì càng có cơ sở tô đậm tính dân gian của truyện cổ tích, càng giúp người đọc dễ nắm bắt được chủ đề đích thực của từng câu chuyện. Đọc xong truyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán (tập II), rồi đọc thêm dị bản Bạc hơn cầm thú ở Hà-tĩnh, và những truyện khác ở Nghệ an, ở phường An-phụ (Hà-nội)... chúng ta càng thấy sức sáng tạo của quần chúng mỗi nơi mỗi vẻ, cũng như nét nhân bản rất rõ trong truyện cổ tích Việt-nam (con người không thể không cứu đồng loại, mặc dầu biết rõ đồng loại là loài khôn ngoan nhất, nên có thể trở thành "nguy hiểm" cho mình). Đọc sự tích Tô thị vọng phu ở Lạng-sơn, sự tích đá Vọng phu ở Bình định và một loạt dị bản khác được dẫn dắt khéo léo trong tập sách của Nguyễn Đổng Chi, ta mới biết sự khác nhau về chủ đề vẫn thường gặp trong một số truyện cổ tích có bề ngoài hình như giống nhau.

Có thể nói, giá trị của Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam tăng lên nhiều, một phần quan trọng là nhờ sự phong phú, dồi dào của phần Khảo dị. Tuy vậy, bạn đọc vẫn muốn yêu cầu tác giả trong những lần tái bản sau, nâng cao hơn nữa số lượng dị bản ở trong nước, để không những phù hợp với tên bộ sách là Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam mà chủ yếu đáp ứng một yêu cầu khoa học thực tiễn cấp thiết của giới nghiên cứu, và của đông đảo công chúng. Đó là vấn đề: tính dị bản của cổ tích Việt-nam, cho đến nay vẫn chưa được đặt thành vấn đề nghiên cứu một cách thật hệ thống. Có nhiều nhà cổ tích học đã sưu tập được hàng trăm dị bản và một cốt truyện ở nhiều nước khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau, như Ê-ma-nuy-en Cô-xcanh (Emmanuel Cosquin) với cốt truyện "cô gái bị bắt được cứu thoát và những nhân vật có tài lạ", hoặc như Đinh Gia Khánh với loạt truyện Tấm Cám... Song đó là vấn đề đặt ra cho loại sách khảo cứu chuyên đề. Còn đối với sách "kho tàng" cổ tích của một dân tộc, như Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam thì thiết tưởng yêu cầu đầu tiên là làm nổi bật các dị bản của các địa phương trên địa bàn Việt-nam (đó là sự vận động nội tại của loại hình này, qua các mối giao lưu văn hóa trong lịch sử), rồi sau mới tính đến các dị bản của thế giới.

Cách sắp xếp ở phần Khảo dị cũng có những phần chưa được nhất quán. Phải chăng nên có những khảo dị rành rọt về từng loại: khảo dị truyện cùng chủ đề, khảo dị truyện cùng loại kết cấu, khảo dị truyện có mô-típ, hình tượng giống nhau... Làm như thế chắc sẽ mất công nhiều hơn (mà bộ sách này tác giả đã bỏ ra bao nhiêu là tâm huyết), và cũng chiếm nhiều trang hơn (trong khi sách cũng đã rất dày), nhưng nêu lên như trên chứ không nhất thiết truyện nào cũng phải có đủ cả các phần khảo dị như đã nói. Ví dụ: ở truyện Sự tích con khỉ có lẽ nên khảo dị trước hết những truyện cùng mô-típ người hóa khỉ, rồi Khảo dị đến những truyện cùng kết cấu hai người tốt và xấu và mỗi người chịu kết quả báo ứng tương xứng với tính nết của họ" như truyện chính; sau đó mới mở rộng đến truyện cùng kết cấu "một cặp chị em tốt và xấu và mỗi người chịu kết quả báo ứng tương xứng với tính tiết của họ". Như vậy, trình tự của khảo dị sẽ mạch lạc, và người đọc để nghiên cứu cũng dễ nắm được các dẫn liệu của công trình. Mặt khác, qua phần Khảo dị mà tác giả trình bày, cũng có thể nghĩ rằng, có một số truyện nên tách ra để xếp vào kho truyện chính. Chẳng hạn, ở phần Khảo dị Sự tích đá Vọng phu, truyện Sự tích sao Hôm, sao Mai và sao Rua hay Sự tích cây Phật thủ đều có đủ tư cách để đứng riêng thành một truyện chính tiêu biểu trong Kho tàng. Không hiểu do sự giới hạn số lượng dự định trước hay một lý do nào đấy đã khiến tác giá không đẩy cao hơn nữa những tư liệu quý giá của mình?

Việc sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung - đúng như tác giả viết trong Lời nói đầu - "nếu chưa thành một công việc của tập thể, được khởi động thành một phong trào rộng lớn trong cả nước thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện và do đó cũng chưa đạt kết quả dứt điểm như ý muốn". Trong khi chờ đợi công trình tập thể mơ ước đó, cho tới nay, một mình tác giả đã cho ra mắt bạn đọc ba tập Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, với phong cách riêng và những ưu điểm như đã nói ở trên, thật là một cống hiến kịp thời và rất đáng coi trọng.

TẠ PHONG CHÂU

(Tạp chí Văn học, số 2- 1975)[2]

[1] Xin xem bài của M.Durand và bài của Lê Văn Hảo trên BEFEO, số 1 - 1964.

[2] Trong bản in trên Tạp chí Văn học, tác giả ký bút danh Anh Phong, nhưng trong bản bổ sung và sửa chữa hoàn chỉnh gửi cho thân phụ chúng tôi, ông đã ký tên thật. Bản in này dựa trên văn bản đó (NHC).

  Xin lỗi bạn tại mình vội copy trên mạng nên chưa lọc được thấy câu nào hay thì bạn tự viết vào bài nhé. Nguồn:

http://www.5book.vn/chapter/truyen-co-tich-viet-nam/Q8L5

 

9 tháng 5 2016

ý nghĩa, giá trị và đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam thế nào? Phương pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng của nó có khác gì với truyện cổ tích Đông Tây?" (Bản in đã dẫn, tập I, tr. 71), và xem toàn bộ hệ thống truyện được chọn lọc ở cả những tập cuối, rồi mới góp ý kiến thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ ba tập sách ra đời, trải qua thời gian hơn mười lăm năm, cũng tạm đủ thử thách để có thể cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét, kết luận cần thiết. Hai nữa, chờ cho sách ra được trọn bộ e có thể còn lâu, vì "kho tàng" truyện cổ tích Việt nam trên khắp cả đất nước ta vô cùng phong phú, công phu sưu tầm và nghiên cứu của tác giả dù đã rất lớn, chắc cũng còn phải bỏ vào đấy khá nhiều

câu hỏi này hơi khó nên mình tra trên mạng

10 tháng 10 2016

Ví dụ quyển sách nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.

12 tháng 10 2016

1. Hiện tượng cái máy tính nằm yên trên mặt bàn:

Mô tả:

Cái máy tính đã bị lực hút của Trái Đất và lực nâng của cái bàn làm cân bằng và giữ yên, máy tính sẽ không nhúc nhít nữa.

_________________________________________

2. Hiện tượng kéo co hai đội đang hòa nhau

Mô tả:

Khi hai đội kéo co đang hòa nhau tức là bên đội đầu dùng lực F1 bằng với đội hai đang dùng lực F2. Hai lực đó lúc này đang cân bằng.

______________________________________________

3. Cây viết rơi xuống sàn nhưng vẫn nằm im (không bay lên hay lọt lỗ)

Mô tả:

Lúc này cây viết đang nằm dưới sàn chịu tác động của lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất cho nên cây viết có rơi xuống sàn vẫn nằm im dưới sàn mà sẽ không bay lên.

Mô tả hai: 

Nếu cây viết đang nằm trên bàn tự nhiên lăn ra ngoài bàn và rơi xuống đất thì lúc đó viết sẽ không còn chịu lực nâng của bàn nữa nhưng vẫn chịu lực hút của trái đất nên nó rơi xuống đất và tiếp tục cân bằng lực với 1 vật thể khác.

  • Đây chỉ là vd mẫu của mình nhé! Bạn có thể sưu tầm thêm. Chúc bạn học tốt vs bài tham khảo.
7 tháng 2 2018

Thời gian trôi nhanh thật. Tiếng trống khai trường đầu năm như còn vang vọng đâu đây. Thế mà bây giờ mùa thu đã kết thúc. Không khí đã lành lạnh cùng những cơn mưa rả rích dấm dẳng đã trở về báo hiệu đất trời lại bắt đầu một mùa đông nữa !
Không còn bầu trời thu "xanh ngắt mấy tâng cao", không còn bầu trời sáng trong như pha lê nữa mà thay vào đó là một không gian âm u, mây đen kịt giăng kín muôn nơi. Từng tảng mây nặng trịch đen ngòm, mang đầy hơi nước, sà thấp xuống sát tận mái nhà, quấn cả vào các ngọn cây, sẵn sàng đổ nước xuống bất cứ lúc nào. Gió vun vút thổi bứt đi những chiếc lá nhỏ cố sức bám lại trên cành. Vậy mà chị gió cứ rủ về từng đám mây đen ngòm, để rồi lát sau chúng biến thành những dòng mưa ào ạt xôi xả như có một người khổng lồ nào đó đứng giữa không trung dội nước xuống mặt đất. Nước ngập đầy sân nhà, nước chảy đầy đường không thoát kịp khiến người đi đường phải bì bõm trong mưa trông thật vất vả tội nghiệp. Không khí càng trở nên buồn bã lạnh lẽo và ẩm ướt. Không có việc cần chẳng ai muốn ra đường, cứ co ro cúm rúm trong những chiếc áo bông dày sụ.
Cũng có lúc mưa ngớt, bầu trời hửng sáng lên một chút nhưng không đủ xua hết những tảng mây dày nặng trịch. Gió heo may vẫn vi vút thổi mang theo những chiếc lá lìa cành. Lũ chim mới hôm nào còn ríu ra ríu rít đầy cành cây ven đường thế mà hôm nay chúng đã đi tránh rét tận đâu không thấy tăm hơi. Hai bên đường, những cây bàng, lá đỏ ối đang cố sức thắp lửa lên để xua bớt không khí giá lạnh sưởi ấm ngày đông. Cây sầu đông cũng thế, tuy chỉ còn trơ lại cành khô nhưng những chùm quả vàng lịm lúc lỉu đầy cành buông lơ lửng khiến bức tranh đông tươi tắn lên đôi chút. Trên tường rào nhà ai, mấy cây hoa trạng nguyên vẫn bình thản phô những chiếc lá màu đỏ rực không hề sợ mưa rét.
Ngày đông, người qua lại cũng thưa thớt hẳn. Thỉnh thoảng có bóng mấy cô gái trẻ mặc những chiếc áo ấm màu sắc rực rỡ, khăn quàng cổ phất phơ cùng những chiếc ô che màu tím làm khung cảnh ngày đông tươi hẳn lên.
Mùa đông là thế ! Tuy lạnh giá, xác xơ và có vẻ tiêu điều nhưng chẳng ai ghét bỏ mùa đông vì đó là lúc để muôn loài chuẩn bị chuyển mình bước sang cảnh rực rỡ huy hoàng của ngày xuân. Đừng trách mùa đông mà hãy yêu mùa đông thật nhiều.

7 tháng 2 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

15 tháng 8 2019

Ta có :  10 phút = 1/6 giờ

             30 phút = 1/2 giờ

             45 phút = 3/4 giờ

             20 phút = 1/3 giờ

             40 phút = 2/3 giờ

15 tháng 8 2019

10 phút = \(\frac{10}{60}=\frac{1}{6}\)giờ

30 phút = \(\frac{30}{60}=\frac{1}{2}\)giờ

12 phút = \(\frac{12}{60}=\frac{1}{5}\)giờ

45 phút = \(\frac{45}{60}=\frac{3}{4}\)giờ

20 phút = \(\frac{20}{60}=\frac{1}{3}\)giờ

40 phút = \(\frac{40}{60}=\frac{2}{3}\)giờ

19 tháng 2 2017

ai trả lời mình h cho

5 tháng 8 2016

Vì 0 < a < b < c => 2 số nhỏ nhất là \(\overline{abc}+\overline{acb}=488\)

Đặt cột ta thấy: c + b = 18 hoặc 8

  • Nếu c + b = 18  thì nhớ 1 thì b + c + 1 = 19 ( loại )

=> b + c = 8

Vì c + b = 8 ; b + c = 8 suy ra không nhớ

=> a + a = 4 => a = 2

Mà a < b < c

=> b + c = 3 + 5

=> b = 3 ; c = 5

Vậy a = 2 ; b = 3 ; c = 5

5 tháng 8 2016

Vì 0<a<b<c nên tổng 2 số nhỏ nhất trong tập hợp A là 

(abc)+(acb)=(100a+10b+c)+(100a+10c+b) 

=200a+11b+11c=200a+11(b+c). 

Vậy 200a+11(b+c)=488 (*) 

Từ (*) =>a<3 =>a chỉ có thể là 1 hoặc 2 

+Nếu a=1 =>11(b+c)=288 => vô nghiệm vì b+c=288/11 không nguyên 

+Nếu a=2 =>11(b+c)=88 =>b=3; c=5 (vì a<b<c) 

=>a+b+c=2+3+5 = 10

 

5 tháng 1 2017

theo mình nghĩ là như th61 này

\(2\cdot2^{99}-2^{99}=2^{99}\)

\(2^{99}=2\cdot2^{98}\)

\(2\cdot2^{98}-2^{98}=2^{98}\)

vậy tức là \(2^n-2^{n-1}=2^{n-1}\)

đến cuối bạn sẽ có \(2^3-2^2=4\)

4-2-1=1

25 tháng 11 2017

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.

Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy. 

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:

– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".

25 tháng 11 2017

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.

Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy. 

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

ban-ghe-1

Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:

– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".



 

14 tháng 9 2018

A. = 64.(4.9)+(32.2).137-(8.8).73

= 64.36+64.137-64.73

= 64.( 36+137-73)

= 64.100

= 6400

B. = 16.(3.13)+(2.8).150-(4.4).(62.3)

= 16.39+16.150-16.186

= 16.(39+150-186)

=16.3

= 48

C. =49.62+38.73+(31.2).51+(19.2).27

=49.62+38.73+62.51+38.27

= 62.(49+51)+38.(73+27)

= 62.100+38.100

=100.(62+38)

=100.100

=10000