K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Từ Con : tức là động vật vô tri giác, vô ý thức, vô cảm. 
Từ Người : Tức là một động vật tiến hóa, có nhận thức, có suy nghĩ, biết sử dụng tri thức.

2 tháng 3 2017

dien a chi duoc mot h thoi ma, kiem dau ra 3 h vay

minh nghi cau nen di chich thuoc di la dua do !

2 tháng 3 2017

Ta có dãy số sau: 100 ; 101 ; .....; 980 ; 990

Có tất cả:

(990 - 101) : 2 = 445 (số)

Đáp số: 445 số

  Ủng hộ nha

21 tháng 3 2019

Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như mùa xuân năm nay. Hình như chúng đua nhau thi tài khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày đúng tháng theo dự kiến của cô chủ nhà. Vừa mới hai mươi sáu, hai mươi bảy Tết, chúng đã rục rịch hé nở những cánh hoa đầu tiên dưới nắng xuân hồng. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, lay ơn, thược dược… loài nào cũng đẹp, cũng xinh, nhưng em thích nhất vẫn là loài cúc trắng.

Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế. Song chỉ có vậy, hóa ra loài cúc đơn điệu về màu sắc thế ư? Không! Vườn nhà em có loài cúc trắng. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi mà suốt quanh năm, cúc trắng vườn em cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ.

Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm thoang thoảng dịu dàng, vậy mà em thích nó hơn nhiều hoa cúc vàng đấy! Cúc mọc thành từng khóm, thân cây chi chít, chen chúc lẫn nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thẳng từng chùm xòe ra như những bàn tay. Hình lá nhỏ, cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày. Vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòe lan ra mặt đất như loài thân có dây. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Còn bông thì nở theo từng tháng, mỗi đợt đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau đã bắt đầu điểm nụ. Có lẽ quanh năm dường như lúc nào cũng thấy bông có ở đầu cành. Dù nắng hạ mưa đông, tiết trời thay đổi, cúc vẫn không quên nở hoa và cũng không vì thế mà kém cả hương sắc. Lúc nào hoa cũng tròn xoe, trắng muốt, kiêu hãnh xếp đặt cánh bao quanh nhụy. Và lúc nào cũng được ong bướm bầu bạn đông vui.

Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như vạn thọ, mai, đào. Nó là một loài hoa tứ quý, luôn trang điểm cho đời thêm đẹp thêm vui. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

Tham khảo

6 tháng 1 2017

bằng 2 nha bạn, cách giải thì mk ko bk (vì mk giải bằng máy tính casio)!

6 tháng 1 2017

 =>17.x-12.x=(50-7^2)^3+9^17:9^16

=>5.x=10

=>x=2

21 tháng 3 2019

Nhắc đến mùa hè, không thể không nhắc đến phượng vĩ, tiếng ve và một loại quả rất ngon đó chính là quả dưa hấu.

Mùa hè là mùa nở rộ của những trái dưa hấu, chúng đua nhau phát triển để trở thành những quả dưa căng mọng nước. Cây dưa hấu thuộc họ nhà bầu bí nhưng chúng không cần leo giàn mà chỉ bò san sát mặt đất. Chính vì vậy mà việc hái dưa hấu đối với một bạn nhỏ như em là tương đối dễ dàng. Vỏ của quả dưa hấu thường có màu xanh nhạt hoặc xanh đen. Có những quả dưa hấu hình tròn, có thêm những đường sọc chạy dọc thân khiến chúng trông như quả địa cầu. Ngoài hình tròn, quả dưa hấu còn có hình oval, hình bầu dục thuôn dài. Nếu bên ngoài quả dưa hấu được đặc trưng bởi màu xanh thì bên trong lại là một màu đỏ tươi rực rỡ. Những trái dưa bình thường sẽ có thêm những hạt dưa màu đen với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Trái dưa non sẽ có thêm những hạt dưa non màu trắng. Ngày nay nhờ kĩ thuật lai tạo mà người ta đã cho ra được những giống dưa không hạt. So với loại dưa hấu có hạt thì độ ngon ngọt của chúng cũng không kém cạnh đâu nhé. Mùa hè mà được ăn dưa hấu thì thích nhất. Những miếng dưa sau khi bổ ra có hình tam giác. Cắn một miếng thôi đã thấy ngọt lịm ở đầu lưỡi rồi. Vỏ dưa cứng bao nhiêu thì bên trong thịt dưa lại mềm và xốp bấy nhiêu.

Ngoài việc ăn dưa trực tiếp, em cũng thích được mẹ làm sinh tố dưa cho uống. Bỏ thêm một chút đường, một chút đá vậy là có một ly sinh tố mát rượi để uống vào ngày hè rồi.

Mẹ nói ăn dưa rất bổ và đây là loại quả giúp thanh nhiệt cho những ngày hè nóng bức. Vì vậy mà em rất yêu quý loại quả này.

~hok tốt~

11 tháng 8 2021

của mik nè undefined

2 tháng 3 2017

a là số có 1 chữ số mà khi 21x22x23x24xa phải có chữ số tận cùng là 0 thì a=5

21x22x23x24x5=1275120

vậy *=7

1 tháng 1 2017

\(\left(2^{10}.13+2^{10}.65\right):2^8.104\)

\(=\left[2^{10}.\left(13+65\right)\right]:2^8.104\)

\(=\left(2^{10}.78\right):2^8.104\)

\(=2^2.78.104\)

\(=32448\)

2 tháng 7 2018

\(=32448nha\)

30 tháng 8 2015

chết , tắt thở , toi mạng ,đền tội, hi sinh , ta thế , qui tiên , qua đời , từ trần , băng hà , tử vong,đã khuất, ra đi, không còn sống 

14 từ rồi đấy nha 

30 tháng 8 2015

mình gửi qua tin nhắn riêng của bạn nữa d8ấy

24 tháng 8 2018

10 từ lái là 10 từ gì

sai rồi nha tứ láy nha 

Cấu tạo từ:            Từ phức                  Từ láy

         Từ đơn             Từ ghép        T.G.P.L              Láy âm đầu

                                 T.G.T.H                                   Láy vần

                                                                                  

                                                                                  Láy âm và vần

                                                                                  Láy tiếng

          a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

          VD : Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa )

                   Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )

          b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại :

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

c) Cách phân định ranh giới từ:

          Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất).Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

           Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.

Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

          VDtung cánh             Tung đôi cánh

               lướt nhanh            Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn).

 Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

          VDchuồn chuồn nước           chuồn chuồn sống ở nước

                  mặt hồ              mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

          VDbánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dàydài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.

       VD : có xoè ra chứ không có xoè vào

                có rủ xuống chứ không có rủ lên     xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

              

                ngược với chạy đi là chạy lại

                ngược với bò vào là bò ra            chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn.

* Chú ý :

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

          VD:  cánh én       ( chỉ con chim én )

                   tay người   ( chỉ con người )

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.

 

2. Cách phận biệt từ ghép và từ láyc:

* Có 2 cách chính để tạo từ phức:

- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .

- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.

a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

          T.G được chia thành 2 kiểu :

         - T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại (T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

Lưu ý :

+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh từ, cùng động từ,...)

+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này lên bậc THCS gọi là từ đơn đa âm ).

 

b) Từ láy(T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

( * Xem thêm :

Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu : Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy : láy đôi, láy ba,láy tư,...)

*Từ tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...

         VD : rì rào, thì thầm, ào ào,...

* Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật  ; gợi tả màu sắc, mùi vị.

VD:   Gợi dáng dấp : lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...

                     Gợi tả màu sắc : chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...

                     Gợi tả mùi vị : thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...

Lưu ý :

   + Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào.

V.D : làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thối ào ào (ào ào là từ tượng thanh).

        + Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này ).

VD : bốp ( tiếng tát ), bộp ( tiếng mưa rơi ), hoắm (chỉ độ sâu ), vút ( chỉ độ cao )....

*Nghĩa của  từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại.

VD : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên, ở tiểu học thường đề cập đến  mấy dạng cơ bản sau :

         - Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).

VD :    đo đỏ            <         đỏ

                        Nhè nhẹ       <       nhẹ

-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:

VD :      cỏn con                >     con

                          sạch sành sanh    >    sạch

-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể

VD : gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...

         - Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.

          VD : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...

         - diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.

          VD : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...

c) Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

 VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc,...

Lưu ý : Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại ( tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại ( tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải ). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

VD : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).

VD : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q  ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

V.D : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

Lưu ý : trong thực tế , có nhiều từ ghép ( gốc Hán ) có hình tức ngữ âm giống từ láy, song  thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng H.S rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho H.S ghi nhớ ( VD : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....)

- Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như : tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như : mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học ( H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).

20 tháng 3 2016

1;4;5;9;14;23

Quy luật ở đây là kể từ số thứ 3 thì số đằng sau bằng tổng 2 số đứng trước nó. Đây chính là dáy số Fibonacci

20 tháng 3 2016

1,4,5,9,... suy ra:

Quy luật ở đây là kể từ số thứ 3 thì số đằng sau bằng tổng 2 số đứng trước nó. Đây chính là day số Fibonacci