K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh được

18 tháng 10 2017

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"

10 tháng 12 2018

Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.

16 tháng 9 2018

Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.

#Japhkiel#

29 tháng 12 2022

Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt

Em đã từng ăn cốm. Em rất thích vị ngọt bùi của cốm khiến em muốn ăn mãi mà không thể dứt được. 

7 tháng 2 2019

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:

25 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thòi còn hơn để anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.

2 tháng 1 2019

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình



 

17 tháng 12 2017

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.

Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

17 tháng 12 2017

Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn anh hùng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, và trước sức mạnh ấy thì các thế lực bạo tàn cũng đã lật lượt bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi của Việt Nam, làm nên những chiến thắng lừng lẫy, oai hùng đó không chỉ bởi sức mạnh lớn lao, tinh thần đoàn kết của quân dân ta mà còn bởi những vị tướng tài giỏi, có tài mưu lược và cầm quân, như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Bí, Trần Quốc Tuấn….Trong nền văn học viết, các nhà văn, nhà thơ cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng cũng như sự đề cao đối với các nhân vật này, còn trong sự phát triển của văn học dân gian, khi văn học viết còn chưa ra đời thì hình tượng của những người anh hùng được phản ánh thông qua các tác phẩm của truyền thuyết, thông qua các nhân vật hư cấu, thể hiện được khát vọng của nhân nhân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Và nói đến truyền thuyết về người anh hùng thì không thể không nhắc đến truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, truyện kể về nhân vật chính, đó chính là người anh hùng chống giặc ngoại xâm Thánh Gióng, đó là một nhân vật mang sức mạnh phi thường, kì diệu và chính sức mạnh siêu nhiên đó đã quét sạch quân xâm lược Ân ra khỏi bờ cõi nước ta. Và sau khi đã giúp cho dân chúng dẹp loạn giặc cỏ thì Thánh Gióng đã cùng ngựa bay về trời xanh. Ngay từ phần mở đầu thì các tác giả dân gian đã nói về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, bố mẹ của Thánh Gióng vốn là những người hiền lành, phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có một mụn con.

Và sự kì diệu đã xảy đến, trong một lần ra đồng, thấy vết chân to, bà đặt lên ướm thử thì về nhà có thai và sinh ra Thánh Gióng. Ta có thể thấy ngay sự xuất hiện của Thánh Gióng cũng không giống người thường mà mang chút gì đó huyền kí, kì ảo. Có lẽ chính từ những chi tiết đầu tiên các tác giả dân gian đã làm cho Thánh Gióng khác thường để báo hiệu về một con người đầy phi thường. Nhưng sự kì lạ chưa kết thúc ở chi tiết đó, bởi khi Thánh Gióng được sinh ra thì dù đã ba tuổi nhưng không hề biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy. Đây quả thực là một trường hợp rất lạ lùng, bởi trước nay hầu như không có những trường hợp ba tuổi nhưng không nói, không cười như vậy.

Nhưng những chuyện kì lạ đã xảy ra, khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì Thánh Gióng bỗng cất tiếng dõng dạc nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Đây thực sự là một chuyện rất kì lạ, gây ra sự bất ngờ không chỉ với chính bố mẹ Thánh Gióng mà còn đối với chính những độc giả theo dõi câu chuyện. Vì một đứa bé bình thường cũng khó có thể nói được những lời dõng dạc, nghiêm túc đến vậy, nói chi đến Thánh Gióng một đứa trẻ mà ba năm không nói, không cười. Mẹ của Thánh Gióng tuy cũng rất bất ngờ nhưng cũng theo lời Thánh Gióng mà mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thì chàng cũng không hề vòng vo mà nói thẳng vào việc chính: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Ở trong truyền thuyết này, các tác giả dân gian có lẽ không quá miêu tả vào sự kì lạ của Thánh Gióng, cũng như đề cập đến những sự bất ngờ, hoài nghi của sứ giả khi nghe những lời Thánh Gióng yêu cầu về việc đánh giặc. Bởi mục đích chính của các tác giả dân gian đó chính là xây dựng hình ảnh của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và những người anh hùng này thường mang những nét phi thường, những đặc điểm kì lạ của những con người có tầm vóc. Quay trở lại với câu chuyện, ngay sau khi đưa ra những yêu cầu với sứ giả về những vật dụng cần thiết mà mình cần để chống giặc, thì chú bé Thánh Gióng bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn,linh hoạt khác hẳn với dáng vẻ của một chú bé ba tuổi.

Chàng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới mặc nhưng cũng bị bục chỉ. Bố mẹ của Thánh Gióng dù có làm ra bao nhiêu cũng không đủ cơm gạo để nuôi. Thấy sự tình kì lạ bà con láng giềng cũng chung tay góp sức gom góp gạo để nuôi Thánh Gióng, vì ai cũng muốn chàng giết giặc, cứu nước. Khi giặc Ân đã kéo đến chân núi Trâu, tức đã xâm phạm vào lãnh thổ của nước ta, người người đều vô cùng hoảng hốt, lúc bấy giờ thì Thánh Gióng đã “vươn vai một cái, bỗng chốc trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt đơn phương độc mã mà lao vào trận chiến.

Tuy chỉ có một mình nhưng trước sức mạnh phi thường của Thánh Gióng thì lũ giặc ngoại xâm cũng bị đánh cho tơi bời : “Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ”. Khi đang chiến đấu thì roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường mà quật vào lũ giặc làm cho lũ giặc sợ hãi hoảng hốt giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Ngay khi đã diệt xong giặc Ân, Thánh Gióng không về triều đình lĩnh thưởng, cũng không trở về thăm lại bố mẹ, làng xóm mà lên đỉnh núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

Như vậy, Thánh Gióng là một nhân vật mà tác giả dân gian đã sáng tạo ra để thể hiện khát vọng về hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm anh dũng, phi thường. Tuy có mang những sức mạnh kì lạ, bởi đó là sự hư cấu, tưởng tượng của nhân dân, nhưng qua truyền thuyết này ta có thể thấy các tác giả đã tái hiện được phần nào sức mạnh của con người Việt Nam xưa, kiên cường, anh dũng, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.