K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thân mật: gần gũi, thân thiết với nhau.

Thân cận: gần gũi và có cảm tình, giống như câu " Bà con thân cận ".

Thân nhân: người có quan hệ chặt chẽ về họ hàng, gia đình và tình cảm.

Thân thích: thuộc họ nội và họ ngoại. ( không biết đúng ko )

Thân phận: địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của bản thân mỗi người như đã bị định trước. | : '''''Thân phận''' nghèo hèn.'' | : '''''Thân phận''' tôi đòi.''

{ Good luck }

13 tháng 11 2018

      Giải thích:

rung chuyển: rung động mạnh, đến mức có thể làm lay chuyển cái vốn có nền tảng vững chắc mặt đất rung chuyển     

rung rinh: rung động nhẹ và liên tiếp  

thân mật: có những biểu hiện tình cảm chân thành và thân thiết với nhau

thân thiện: có biểu hiện tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau

thân thiết: có quan hệ tình cảm gần gũi và gắn bó mật thiết với nhau

thân thích: người có quan hệ họ hàng gần gũi

       Đặt câu:

Âm thanh rung rinh thật vui tai .

Mọi thứ bị rung chuyển khi có động đất .

Bạn Lan rất thân mật với mọi người .

Chị hàng xóm nhà tôi rất thân thiện .

Hoa và tôi vô cùng thân thiết với nhau .

Bạn Hà không có họ hàng thân thích .

                        Học tốt!

4 tháng 11 2018

rung chuyển            rung động mạnh, đến mức có thể làm lay chuyển cái vốn có nền tảng vững chắc mặt đất rung chuyển     

rung rinh         rung động nhẹ và liên tiếp  

thân mật        có những biểu hiện tình cảm chân thành và thân thiết với nhau

thân thiện        có biểu hiện tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau

thân thiết      có quan hệ tình cảm gần gũi và gắn bó mật thiết với nhau

thân thích           gười có quan hệ họ hàng gần gũi

Bài 1 :

a,Rung chuyển : Lay động mạnh  

b,Rung rinh : Lung lay nhè nhẹ 

c,Thân mật : Chân thành , nồng hậu , gần gũi và thân thiết với nhau.

d,Thân thiện : Có tình cảm tốt , đối xử tử tế và thân thiết với nhau.

g,Thân thích : Thuộc họ nội hoặc họ ngoại có quan hệ gần gũi với nhau

13 tháng 12 2016

Âm thanh rung rinh thật vui tai .

Mọi thứ bị rung chuyển khi có động đất .

Bạn Lan rất thân mật với mọi người .

Chị hàng xóm nhà tôi rất thân thiện .

Hoa và tôi vô cùng thân thiết với nhau .

Bạn Hà không có họ hàng thân thích .

14 tháng 12 2016

Bông hoa rung rinh trong gió.

Cô ấy và anh ta rất thân mật

Bạn ấy là người thân thiện.

Tôi và hắn là những người thân thích.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình. Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

 

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

6 tháng 10 2016

Diễm với bạn Phúc chơi với nhau rất thân mật.

Bạn Sơn lớp em rất thân thiện.

Bạn Hinh và bạn Hoàng rất thân thiết với nhau

Bé Kim và bé Minh rất thân thích với nhau.

6 tháng 10 2016

- Thân mật :

Đặt câu :+ Hình như chúng không thân mật với nhau.

                  + Trông họ thật thân mật!

                 + Chúng ta nói chuyện rất thân mật.

- Thân Thiện :

                     +  Anh ấy rất thân thiện 

                     + Cô ấy rất thân thiện

                     + Bạn A rất thân thiện

- Thân thích : + Tôi và anh họ là họ hàng thân thích

                       + Hai người họ là họ hàng thân thích

                       + Dung và Dũng là họ hàng thân thích 

- Thân thiết : +  Lam và em chơi với nhau rất thân thiết.

                      + Tình bạn thân thiết không bao giờ nhạt phai.

                      +An và Lan thân thiết với nhau ghê.

 

29 tháng 8 2016

Hiểu nghĩa trước nhé:

Thân mật: có những biểu hiện tình cảm chân thành và thân thiết với nhau.

Đặt câu: Chiều chủ nhật hằng tuần nhà em lại có bữa cơm thân mật.

Thân thiện: Có biểu hiện tử tế và có thiện cảm với nhau.

Đặt câu: Châu rất thân thiện với mọi người xung quanh.

Thân thích: nôm na là người có quan hệ với họ hàng.

Đặt câu: Họ là bà con thân thích của tớ.

Thân thiết: ( giống thân mật )

Đặt câu: Châu là người bạn thân thiết của em.

Chúc bạn học tốt hihi

Mình ghi như vậy để cậu hiểu nghĩa câu thôi!!

 
29 tháng 8 2016

Thanks bạn nhìu

29 tháng 9 2016

rung chuyển : lay động mạnh.

rung rinh : lung lay nhè nhẹ.

thân mật : chân thành , nồng hậu , gần gũi và thân thiết vs nhau.

thân thiện : có tình cảm tốt , đối xử tử tế và thân thiết vs nhau.

thân thiết :gần gũi và có tình cảm đằm thắm.

thân thích : thuộc họ nội và họ ngoại.

29 tháng 9 2016

rung chuyển            rung động mạnh, đến mức có thể làm lay chuyển cái vốn có nền tảng vững chắc mặt đất rung chuyển     

rung rinh         rung động nhẹ và liên tiếp  

thân mật        có những biểu hiện tình cảm chân thành và thân thiết với nhau

thân thiện        có biểu hiện tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau

thân thiết      có quan hệ tình cảm gần gũi và gắn bó mật thiết với nhau

thân thích           gười có quan hệ họ hàng gần gũi

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 8 2018

- Đáp Án : A 

23 tháng 8 2018

Đáp án:

A.Thân thiết,thân yêu,thân quen,thân tình.

Đúng thì k cho mk nha.

17 tháng 5 2018

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở  trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực  lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương  thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.


 

17 tháng 5 2018

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở  trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực  lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương  thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.