K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc xong câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đọc xong câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Em rất ngưỡng mộ cậu bé. Đoạn văn trên nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học, đúng hay sai?
a)Đúng
b)Sai

0
Đọc đoạn văn sau:Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

(Theo Câu chuyện danh nhân)

Mơ mộng là từ ghép hay từ láy? Đặt câu với từ mơ mộng.

1
26 tháng 10 2017

Hướng dẫn giải:

Mơ mộng là từ ghép.

- Đặt câu: Cô ấy lúc nào cũng mơ mộng về chàng hoàng tử tương lại của mình.

Đọc đoạn văn sau:Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

(Theo Câu chuyện danh nhân)

Tìm và gạch dưới các tính từ trong đoạn văn trên.

1
2 tháng 12 2018

Hướng dẫn giải:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

Đọc đoạn văn sau:Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

(Theo Câu chuyện danh nhân)

Em hiểu nghĩa của từ mơ mộng là:

1
3 tháng 8 2017

Hướng dẫn giải:

- say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế.

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

                                                                                                                     PHƯƠNG THẢO

1
NG
4 tháng 10 2023

- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

Câu 1(7đ): Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ai cũng có thể dạy cậu bé đá bóng và vẽ tranh. Ai cũng có thể đọc cho cậu bé nghe một cuốn sách hay kể chuyện trước khi ngủ. Ai cũng có thể trả lời những câu hỏi ngây thơ, tò mò và không ngừng nghỉ của cậu. Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện. Khi đó cậu có thể nằm cuộn trong lòng, gác...
Đọc tiếp

Câu 1(7đ): Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ai cũng có thể dạy cậu bé đá bóng và vẽ tranh. Ai cũng có thể đọc cho cậu bé nghe một cuốn sách hay kể chuyện trước khi ngủ. Ai cũng có thể trả lời những câu hỏi ngây thơ, tò mò và không ngừng nghỉ của cậu. Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện. Khi đó cậu có thể nằm cuộn trong lòng, gác chân lên bụng cha và cười khúc khích”.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

a) Nêu nội dung của đoạn trích trên. (1đ)

b) Tìm 1 từ đồng nghĩa với từ “tò mò” và đặt câu với từ vừa tìm. (1,5đ)

c) Câu văn “Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện.” cho em biết điều gì? (1đ)

d) Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? (1,5đ)

e) Em suy nghĩ gì về vai trò người cha trong cuộc đời mỗi con người? (Trình bày khoảng 5 câu) (2 đ)

0
Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”....
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.” … (Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006) a. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì? (1điểm) b. Tìm 1 câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1điểm) c. . Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1điểm)

0
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Những con sói trong tâm hồn            Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.            Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những con sói trong tâm hồn

            Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

            Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

            Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

            Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

            Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

            Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì?

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

 

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

 

3. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn?

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

 

4. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì?

 

5. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?

 

6. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng?

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

 

7. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

 

8. Đặt 1 câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến để nói về ý nghĩa câu chuyện trên:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


2
17 tháng 2 2022

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì?

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

 

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

 

3. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn?

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

 

4. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì?

 Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.

5. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?

 Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác.  Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.

6. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng?

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

 

7. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

 

8. Đặt 1 câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến để nói về ý nghĩa câu chuyện trên: Nếu càng bực tức vì bị bạn cùng lớp chơi xấu thì càng làm thêm mệt mỏi thôi.

25 tháng 10 2023

cho bn 1 tick cho bn vui vẻ nhé

Câu 1 (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ một cậu bé đánh giày xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Cậu bước vào một quán cà phê, lần lượt tới từng bàn và hỏi những...
Đọc tiếp

Câu 1 (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ một cậu bé đánh giày xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Cậu bước vào một quán cà phê, lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé lễ phép: - Chú ơi, chú để cháu đánh giày cho ạ. Vị khách quát lớn: -Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:”Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ”.Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu. “Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ”. Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách. Vị khách mỉm cười và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu bé ngơ ngác. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon”. Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình. Dù là ở trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn cũng phải nhớ thiếu thốn vật chất chẳng là gì so với khiếm khuyết tâm hồn. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã đến đâu hãy luôn giữ lấy đạo đức của mình thì bạn luôn xứng đáng được tôn trọng. Chỉ cần bạn trung thực với chính mình, trung thực với mọi người thì chắc chắn đó là điều đáng tự hào. (Theo “ Quà tặng cuộc sống”) a. Qua câu chuyện trên, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì? (1.0 điểm) b. Xác định kiểu câu và hành động nói của câu sau: (1.0 điểm) - Chú ơi, chú để cháu đánh giày cho ạ. c.Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để thể hiện đức tính trung thực trong cuộc sống bằng một đoạn văn ngắn. (1.0 điểm)

0
Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy. Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời. a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? B. Em hiểu thế nào về câu vết sẹo này không thể chữa được nữa ra nhưng tới giờ tôi vẫn chưa hối hận về việc mình đã làm.có ý nghĩa gì C. Qua văn bản trên em thấy tình cảm của cậu bé dành cho mẹ có sự thay đổi như thế nào D. Từ văn bản trên em suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ trong cuộc sống

2
28 tháng 11 2021

A)

1. PTBĐ: tự sự, biểu cảm, miêu tả.

2. Điều làm cậu bé sợ là vết sẹo lớn che gần như toàn bộ mặt bên phải của mẹ cậu mặc dù cô có sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên.

3. Vì cậu bé đã nghe được toàn bộ "sự tích" của vết sẹo cũng như cảm nhận được tình mẫu tử của mẹ dành cho mình.

4. - Nếu là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo, em sẽ không ngồi trong góc nữa mà chạy ra thật nhanh, ôm lấy mẹ và nói: "Con tự hào và yêu mẹ nhiều lắm!"

 

28 tháng 11 2021

tách ra đi ạ