K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Suy luận đơn giản là suy luận không dùng công cụ logic mệnh đề. Ví dụ 1. Một viên quan nước Lỗ đi sứ sang nước Tề, bị vua nước Tề xử tội chết và bị hành quyết: hoặc chém đầu hoặc treo cổ. Trước khi chết nhà vua cho sứ giả nói một câu và giao hẹn: Nếu nói đúng thì chém đầu, nếu nói sai thì treo cổ. Sứ giả mỉm cười và nói một câu và nhờ đó đã thoát chết. Bạn hãy cho biết sứ giả đã nói câu...
Đọc tiếp

Suy luận đơn giản là suy luận không dùng công cụ logic mệnh đề.

Ví dụ 1. Một viên quan nước Lỗ đi sứ sang nước Tề, bị vua nước Tề xử tội chết và bị hành quyết: hoặc chém đầu hoặc treo cổ. Trước khi chết nhà vua cho sứ giả nói một câu và giao hẹn: Nếu nói đúng thì chém đầu, nếu nói sai thì treo cổ. Sứ giả mỉm cười và nói một câu và nhờ đó đã thoát chết.

Bạn hãy cho biết sứ giả đã nói câu gì?

Ở một ngôi đền có 3 vị thần: thần Thật Thà luôn nói thật, thần Dối Trá luôn nói dối và thần Khôn Ngoan khi nói thật, khi nói dối. Hình dáng của ba vị thần giống hệt nhau nên người ta không thể phân biệt được.

Một hôm, một học giả từ phương xa đến ngôi đền để thỉnh cầu. Bước vào miếu, học giả hỏi thần ngồi bên phải:

-  Ai ngồi cạnh ngài?

-  Đó là thần Dối Trá.

Tiếp đó học giả hỏi thần ngồi giữa:

- Ngài là thần gì?
 - Tôi là thần Khôn Ngoan.

Cuối cùng học giả quay sang hỏi thần ngồi bên trái:

- Ai ngồi cạnh ngài?
 - Đó là thần thật Thà.

Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi xem xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:

1.  Hoa và Kiên đi.

2.  Bố và mẹ đi.

3.  Ông và bố đi.

4.  Mẹ và Kiên đi.

5.  Kiên và bố đi.

Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần.

Trong kì thi HS giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau:
Phương: Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung
Dương: Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long
Hiếu: Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.
 Em hãy xác định quê của mỗi bạn.

 

Bài 1. Ba bạn tên Đỏ, Xanh, Vàng mặc áo màu đỏ, xanh, vàng đến một buổi dạ hội. Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng: "Cả ba chúng ta đều không mặc màu áo đúng với tên của mình". Hỏi màu áo của mỗi bạn đang mặc?

Bài 2. Ở 3 góc vườn trồng cây cảnh của ông nội trồng 4 khóm hoa cúc, huệ, hồng và dơn. Biết rằng hai góc vườn phía tây và phía bắc không trồng huệ. Khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam, còn khóm dơn thì trồng giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc. 

Bạn hãy cho biết mỗi góc vườn ông nội đã trồng hoa gì? 

Bài 3. Ba thầy giáo dạy 3 môn Văn, Toán, Lí trò chuyện với nhau. Thầy dạy Lí nhận xét : “Ba chúng mình có tên trùng với 3 môn chúng ta dạy, nhưng không ai có tên trùng với môn mình dạy”. Thầy dạy Toán hưởng ứng : “Anh nói đúng”. Em hãy cho biết mỗi thầy dạy môn gì? 

Bài 4. Trong đêm dạ hội ngoại ngữ, 3 cô giáo dạy tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Nhật được giao phụ trách. Cô Nga nói với các em : “Ba cô dạy 3 thứ tiếng trùng với tên của các cô, nhưng chỉ có 1 cô có tên trùng với thứ tiếng mình dạy”. Cô dạy tiếng Nhật nói thêm : “Cô Nga đã nói đúng” rồi chỉ vào cô Nga nói tiếp : “Rất tiếc cô tên là Nga mà lại không dạy tiếng Nga”. Em hãy cho biết mỗi cô giáo đã dạy tiếng gì? 

Bài 5. Ba thầy giáo Văn, Sử, Hoá dạy 3 môn văn, sử, hoá trong đó chỉ có 1 thầy có tên trùng với môn mình dạy. Hỏi mỗi thầy dạy môn gì, biết thầy dạy môn hoá ít tuổi hơn thầy vă thầy sử.

Bài 6. Tổ toán của 1 trường phổ thông trung học có 5 người : Thầy Hùng, thầy Quân, cô Vân, cô Hạnh và cô Cúc. Kỳ nghỉ hè cả tổ được 2 phiếu đi nghỉ mát. Mọi người đều nhường nhau, thầy hiệu trưởng đề nghị mỗi người đề xuất 1 ý kiến. Kết quả như sau:

1. Thầy Hùng và thầy Quân đi. 

2. Thầy Hùng và cô Vân đi.

3. Thầy Quân và cô Hạnh đi. 

4. Cô Cúc và cô Hạnh đi. 

5. Thầy Hùng và cô Hạnh đi. 

Cuối cùng thầy hiệu trưởng quyết định chọn đề nghị của cô Cúc, vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị đều thoả mãn 1 phần và bác bỏ 1 phần. 

Bạn hãy cho biết ai đã đi nghỉ mát trong kỳ nghỉ hè đó?
Bài 7. Ba học sinh A, B, C gặp nhau sau giờ học. Cả ba bạn đều bị dính phấn màu lên mặt. Khi gặp nhau, ba bạn nhìn nhau và cùng cười. Mỗi bạn đều nghĩ rằng hai bạn cười nhau, còn mặt mình không bị dính phấn màu. Bỗng nhiên bạn A không cười nữa vì biết mặt mình cũng bị dính phấn. Hỏi bạn đã suy luận như thế nào?
Bài 8. Ở một vương quốc nọ, nhà vua có ba cô công chúa. Chị cả luôn nói thật, cô thứ hai thì lúc thật lúc dối, cô út thì luôn nói dối. Một nhà thông thái được nhà vua hứa gả cho một cô, ông không muốn chọn cô thứ hai (vì còn phải biết đường đối phó chứ). Khi cả ba cô cùng xuất hiện, nhà vua cho ông được hỏi một câu với một trong ba công chúa. Theo bạn thì nhà thông thái phải hỏi câu nào để chọn được vợ như ý muốn?
Bài 9. Trong một ngôi đền cổ có ba vị thần giống hệt nhau. Thần Thật thà luôn nói thật, thần Dối trá luôn nói dối và thần Khôn ngoan lúc nói thật lúc nói dối. Có một nhà hiền triết đến thăm đền. Ông đã hỏi các vị thần và nhận được câu trả lời khi hỏi thần bên trái: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là thần Thật thà. Ông hỏi thần ngồi giữa: - Ngài là ai? - Ta là thần Khôn ngoan. Sau cùng ông hỏi thần bên phải: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là thần Dối trá. Nghe xong, nhà hiền triết đã xác định được các vị thần. Hỏi nhà hiền triết đã suy luận như thế nào?
Bài 10. Có 3 cái hộp kín được dán các nhãn: Trắng - Trắng, Đen - Đen và Trắng - Đen. Trong 3 hộp thì một hộp chứa 2 bóng trắng, một hộp chứa 2 bóng đen, hộp còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đen. Biết các nhãn đều dán sai. Hỏi phải lấy ra một quả bóng từ hộp có nhãn nào để chỉ một lần lấy bóng mà không được nhìn vào trong hộp, ta có thể xác định được đúng bóng chứa trong cả 3 hộp?

Bài 11.  Trong một buổi học nữ công, ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba bông hoa cúc, đào, hồng. bạn làm hoa hồng nới với Cúc: “ Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm loại hoa trùng tên với mình cả!”. Hỏi ai đã làm hoa nào? 

Bài 12. Ngày xưa, ở một nước nọ, có một ông vua gian ác áp bức nhân dân rất dã man. Nhiều người chịu không nổi phải bỏ ra nước ngoài. Để nhăn chặn tình trạng này, ở trạm gác biên giới, đặt ra một cái lệ: “Ai muốn ra khỏi nước thì phải nói một câu. Nếu câu ấy đúng thì người ấy sẽ bị chặt đầu. Còn nếu câu ấy sai thì người ấy sẽ bị treo cổ. Còn nếu nói câu gì để không bị chặt đầu và cũng không bị treo cổ thì được ra khỏi nước”. tên vua hí hửng tưởng rằng theo lệ này thì sẽ giết chết tất cả những ai bỏ ra nước ngoài. Nhưng không ngờ, có một nhà toán học đã đến trạm gác nói một cau và được đi mà không bị chặt đầu cũng không bị treo cổ. hãy xét xem câu nói ấy là gì?

Bài 13. Trong một buổi sinh hoạt của nhóm yêu toán, ba bạn Thái, thúy, Bình được phân công đóng ba vai: vai đội mũ đỏ luôn luôn nói thật, vai đội mũ xanh luôn luôn nói dối, vai đội mũ vàng thì hay nói đùa tức là khi nói thật, khi nói dối. bạn Hoài không biết ai đóng vai gì liền đến hỏi từng bạn rằng: “Bạn thúy đội mũ gì?” và nhận được ba câu trả lời sau.

Thái trả lời: “Thúy đội mũ đỏ”

Bình trả lời: “Thúy đội mũ xanh đấy”

Thúy trả lời: “Tôi đội mũ vàng cơ”hỏi bạn hòa đã suy luận như thế nào để biết được ai đội mũ gì?

Bài 14. Ngày xưa, có lần 3 người thông minh bị một bọn cướp bắt. tên tướng cướp, muốn thử trí thông minh của 3 người, bèn đưa họ vào một hang tối, nói cho họ biết rằng trong hang có 2 mũ xanh và 3 mũ đỏ và cho mỗi người chọn trong bóng tối lấy cho mình một cái mũ đội lên đầu. Sau đó, tên tướng cướp cho đưa ba người ra ngoài ánh sáng và bảo họ: “Bây giờ, cho phép các anh tha hồ nhìn nhau, nhưng không được hỏi nhau. Nếu một người trong các anh nói rđúng là mình đội mũ gì, xanh hay đỏ, thì tất cả 3 người đều được tha!”. Người thứ nhất nhìn hai bạn rồi lắc đầu. người thứ hai nhìn người thứ ba rồi cũng lắc đầu. người thứ ba liền nói rằng mình đội mũ đỏ và cả ba người đều được tha. Hãy giải thích xem những người thông minh đó đã suy nghĩ thế nào?

Bài 15. Trong đại hội cháu ngoan Bác Hồ của tỉnh, bốn bạn Phương, Dương, Hiếu, Nhung có quê mỗi người ở một nơi khác nhau. Trả lời câu hỏi: “Bạn quê ở đâu?” ta nhận được các câu trả lời sau:

Phương: “Dương quê ở Thường Tín, còn tôi ở Ứng Hòa”.

Dương: “Quê tối cũng ở Ứng Hòa, còn quê Hiếu ở Thường Tín:.

Hiếu: “Không, tôi ở Hà Đông, còn Nhung ở Mĩ Đức”.

Cuối cùng Nhung nói: “Tuy các bạn đều nghịch, nhưng trong mỗi câu trả lời của ba bạn trên đây đều có một phần đúng một phần sai”.

Hãy xác định quê của mỗi bạn.

1
1 tháng 6

trong ki thi h/s gioi... co dap an la:

1.Phuong: Quang Trung, Duong: Phuc Thanh, Hieu: Thang Long, Hang: Hiep Hoa.

2. ngoi den co  vi than co dap an la:

Ben phai: Than That Tha

Ben trai: Than Khon Ngoan

Giua: Than Gioi Tra

 

 

24 tháng 3 2016

ông hãy treo cổ tôi chết đi

3 tháng 5 2016

hãy treo cổ tôi

21 tháng 5 2016

Ông ấy nói câu : Tôi sẽ bị treo cổ

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

8 tháng 5 2016

ông nói tôi bị treo cổ

 mà nói đúng thì ông bị chém đầu, ông lại nói bị treo cổ là đúng 

=> ông k bị làm sao.

Nghịch lý Ngày hành quyết bất ngờ là một trong những nghịch lý logic đã làm vô số các nhà bác học từ cổ chí kim đau đầu vì sự khó hiểu của nghịch lý này. Nội dung nghịch lý như sau: Tại một phiên tòa, thẩm phán ra phán quyết đối với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa một ngày thường (từ thứ Hai đến thứ Sáu) trong tuần sau. Ngày hành quyết sẽ là một bất ngờ...
Đọc tiếp

Nghịch lý Ngày hành quyết bất ngờ là một trong những nghịch lý logic đã làm vô số các nhà bác học từ cổ chí kim đau đầu vì sự khó hiểu của nghịch lý này. Nội dung nghịch lý như sau: Tại một phiên tòa, thẩm phán ra phán quyết đối với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa một ngày thường (từ thứ Hai đến thứ Sáu) trong tuần sau. Ngày hành quyết sẽ là một bất ngờ đối với người tử tù và anh ta chỉ có thể biết được khi cai ngục đến gõ cửa buồng ngay trước giờ ra pháp trường.

Sau khi ngẫm nghĩ về bản án, người tù tự kết luận rằng anh ta sẽ thoát chết. Lý luận của anh ta đưa ra như sau: Theo như bản án, ngày hành quyết sẽ hoàn toàn “bất ngờ” đối với anh ta. Như vậy anh ta sẽ không thể bị treo cổ vào ngày thứ 6 (ngày cuối cùng có thể hành quyết trong thời hạn 5 ngày) vì như vậy không bất ngờ chút nào. Tương tự, anh không thể bị treo cổ vào ngày thứ 5 (ngày cuối cùng trong thời hạn hành quyết 4 ngày – vì ngày thứ 6 không treo cổ được rồi nên 5-1 =4).  Cứ như vậy anh tiếp tục cách suy luận này và áp dụng cho các ngày còn lại trong tuần, và kết luận rằng mình chắc chắn sẽ không thể bị hành quyết. Anh ta liền vui vẻ quay trở về buồng ngục của mình hoàn toàn yên tâm đánh một giấc ngon lành. Vài ngày sau, cai ngục đến gõ cửa buồng anh ta vào trưa ngày thứ Tư,  và anh ta bị lôi ra pháp trường. Như vậy, suy luận của người tử tù này sai ở đâu ?

1
3 tháng 12 2017

thì nó sai ở chổ ngày thứ tư trở về trước. Do ngày thứ 6 hoàn toàn không bất ngờ do quá 5 ngày là có thể suy luận ra. Ngày thứ 5 cũng vậy qua 4 ngày ko tử hình mà có thêm ngày thứ 6 ko bất ngờ nên thứ năm cũng sẽ ko bất ngờ nữa. Nhưng thứ 4 nó không theo quy luật đó, nếu qua 3 ngày không tử hình thì có thể là thứ 4 vì chỉ khi 4 ngày không tử hình thì mới ko bất ngờ. nên từngày thứ tư trở lại sẽ bất ngở

(đây là câu hỏi của bạn tớ ) Tại một phiên tòa, thẩm phán ra phán quyết đối với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa một ngày thường (từ thứ Hai đến thứ Sáu) trong tuần sau. Ngày hành quyết sẽ là một bất ngờ đối với người tử tù và anh ta chỉ có thể biết được khi cai ngục đến gõ cửa buồng ngay trước giờ ra pháp trường.Sau khi ngẫm nghĩ về bản án, người...
Đọc tiếp

(đây là câu hỏi của bạn tớ ) 

Tại một phiên tòa, thẩm phán ra phán quyết đối với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa một ngày thường (từ thứ Hai đến thứ Sáu) trong tuần sau. Ngày hành quyết sẽ là một bất ngờ đối với người tử tù và anh ta chỉ có thể biết được khi cai ngục đến gõ cửa buồng ngay trước giờ ra pháp trường.

Sau khi ngẫm nghĩ về bản án, người tù tự kết luận rằng anh ta sẽ thoát chết. Lý luận của anh ta đưa ra như sau: Theo như bản án, ngày hành quyết sẽ hoàn toàn “bất ngờ” đối với anh ta. Như vậy anh ta sẽ không thể bị treo cổ vào ngày thứ 6 (ngày cuối cùng có thể hành quyết trong thời hạn 5 ngày) vì như vậy không bất ngờ chút nào. Tương tự, anh không thể bị treo cổ vào ngày thứ 5 (ngày cuối cùng trong thời hạn hành quyết 4 ngày – vì ngày thứ 6 không treo cổ được rồi nên 5-1 =4).  Cứ như vậy anh tiếp tục cách suy luận này và áp dụng cho các ngày còn lại trong tuần, và kết luận rằng mình chắc chắn sẽ không thể bị hành quyết. Anh ta liền vui vẻ quay trở về buồng ngục của mình hoàn toàn yên tâm đánh một giấc ngon lành. Vài ngày sau, cai ngục đến gõ cửa buồng anh ta vào trưa ngày thứ Tư,  và anh ta bị lôi ra pháp trường. Như vậy, suy luận của người tử tù này sai ở đâu ? 

1
6 tháng 3 2016

Đây là ngịch lí người tử tủ phải ko ? 

13 tháng 5 2016

Ông nói là:"Tôi sẽ bị treo cổ" Nhà vua nghe thế thì nghĩ:"Nếu như nó nói sai thì nó bị treo cổ.Nhưng như thế thì nó lại đoán đúng,nó lại bị chặt đầu.Mà như thế thì chặt đầu có nghĩa là nó đoán sai,nó lại bị treo cổ.Nhưng như thế thì nó lại đoán đúng,nó lại bị chặt đầu.Mà như thế thì chặt đầu có nghĩa là nó đoán sai,nó lại bị treo cổ...."Nhà vua cứ nghĩ quài như thế,mà ko ra được.Cuối cùng,ngài phải thả ông ra vì nó hại não quá ^^

k nha

13 tháng 5 2016

Tôi sẽ bị chặt đầu

15 tháng 10 2016

tôi muốn bị treo cổ

15 tháng 10 2016

Ông ấy nói :'' Tôi sẽ bị treo cổ ! '' . Nhà vua nghe thế thì nghĩ :'' Nếu như hắn sai thì hắn sẽ bị treo cổ , nhưng như thế thì hắn đúng , hắn sẽ bị chặt đầu ! Mà chặt đầu thì có nghĩa nó đoán sai , nó lại bị treo cổ ! Cứ nghĩ hoài nghĩ hoài như thế đến khi ông ấy cũng phải cho hắn ra nước vì nó nhức óc quá !

NG
29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo:

- Chọn sự việc: thăm lăng Bác

- Các hoạt động: 

+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.

+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:

- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

- Thân bài:

+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. 

+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. 

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.

+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

9 tháng 2 2018

Đáp án B

- Khi lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.

- Trong 4 phương án nêu trên thì ở cây B, lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. Do đó, cây B không bị héo. Còn các cây A, C, D đều bị héo.

15 tháng 12 2017

Đáp án B

- Khi lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.

- Trong 4 phương án nêu trên thì ở cây B, lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. Do đó, cây B không bị héo. Còn các cây A, C, D đều bị héo.